Đề thi giữa học kì 2 môn Lịch sử lớp 11

Đề thi giữa học kì 2 môn Lịch sử lớp 11 trường THPT Đào Duy Từ, Thanh Hóa năm học 2014 - 2015 là tài liệu ôn tập môn Sử hữu ích, dành cho các bạn học sinh lớp 11, giúp các bạn luyện tập và củng cố kiến thức môn Lịch sử, từ đó, chuẩn bị tốt nhất cho kì thi cuối năm đạt kết quả cao nhất.

Đề thi giữa học kì 2 môn Toán lớp 11 trường THPT Hiệp Bình, Hồ Chí Minh năm 2014 - 2015

Đề thi giữa học kì 2 môn Ngữ văn lớp 11 trường THPT Hiệp Bình, Hồ Chí Minh năm 2014 - 2015

SỞ GD & ĐT THANH HOÁ

TRƯỜNG THPT ĐÀO DUY TỪ

ĐỀ KSCL GIỮA KỲ II, NĂM HỌC: 2014-2015

Môn: Lịch sử; Khối 11

Thời gian làm bài: 45 phút

(không kể thời gian phát đề)

CÂU I: (3 điểm)

Trình bày kết cục của Chiến tranh thế giới thứ hai.

CÂU II: (3 điểm)

Nêu tình hình Việt Nam giữa thế kỉ XIX, trước khi Pháp xâm lược.

CÂU III: (4 điểm)

Qua các sự kiện diễn ra ở mặt trận Đà Nẵng trong cuộc kháng chiến chống Pháp xâm lược từ (9/1858 đến 2/1859) em hãy giải thích:

a. Tại sao Pháp lại chọn Đà Nẵng làm mục tiêu mở đầu cho cuộc tấn công xâm lược Việt Nam?

b. Cuộc kháng chiến chống Pháp diễn ra như thế nào trên mặt trận Đà Nẵng?

Đáp án đề thi giữa học kì 2 môn Lịch sử lớp 11

Câu 1 (3 điểm) Trình bày kết cục của Chiến tranh thế giới thứ hai:

  • CNPX thất bại hoàn toàn, thắng lợi thuộc về các quốc gia đã kiên cường chống CNPX mà Liên Xô, Mĩ, Anh là lực lượng trụ cột, giữ vai trò quyết định trong việc tiêu diệt CNPX.
  • Chiến tranh thế giới lần thứ hai để lại hậu quả hết sức nặng
  • nề cho nhân loại: 70 quốc gia bị lôi cuốn vào vòng chiến, 60 triệu người chết, 90 triệu người bị thương, thiệt hại về vật chất lên tới hàng ngàn tỷ đô la....

-> Đây là cuộc chiến tranh tàn khốc nhất trong lịch sử nhân loại.

  • Chiến tranh kết thúc làm thay đổi căn bản tình hình thế giới, mở ra một giai đoạn mới trong lịch sử thế giới.

Câu 2 (3 điểm) Tình hình Việt Nam giữa thế kỉ XIX, trước khi Pháp xâm lược

  • Chính tri: Giữa TK XIX Việt Nam là quốc gia độc lập có chủ quyền, song chế độ phong kiến đã lâm vào khủng hoảng, suy yếu...
  • Kinh tế: Gặp nhiều khó khăn:
    • Nông nghiệp sa sút.
    • Công thương nghiệp: Bị đình đốn, chính sách bế quan tỏa cảng của triều đình làm cho nước ta bị cô lập với bên ngoài.
  • Quốc phòng yếu kém, lạc hậu... 
  • Chính sách đối ngoại: Cấm đạo, đuổi giáo sĩ đã gây bất hòa trong nhân dân, tạo kẽ hở cho kẻ thù lợi dụng...
  • Xã hội: Mất ổn định, nội bộ mâu thuẫn, phong trào đấu tranh chống lại triều đình nổ ra khắp nơi... 

Câu 3 (4 điểm)

a. Tại sao Pháp lại chon Đà Nẵng làm mục tiêu mở đầu cho cuộc tấn công xâm lược Việt Nam?

  • Đã Nẵng có vị trí chiến lược quan trọng, cách Huế khoảng 100 km. Nếu chiếm được Đà Nẵng, Pháp có thể uy hiếp kinh thành Huế, nhanh chóng kết thúc chiến tranh...
  • Đà Nẵng có cảng biển sâu và rộng, tàu chiến có thể ra vào dễ dàng ... 

b. Cuộc kháng chiến chống Pháp diễn ra như thế nào trên mặt trận Đà Nẵng?

  • Triều đình cử Nguyễn Tri Phương làm tổng chỉ huy tại mặt trận Đà Nẵng. Ông cho quân dân xây thành, đắp lũy ngăn Pháp.
  • Quần chúng thực hiện sách lược "vườn không nhà trống" gây cho Pháp gặp nhiều khó khăn.
  • Nhân dân Đà Nẵng tổ chức thành đội ngũ, chủ động tìm địch mà đánh.
  • Đốc học Phạm Văn Nghị tự chiêu mộ 300 người, vào Nam xin Vua ra chiến trường đánh Pháp.
  • Suốt 5 tháng quân Pháp bị giam chân tại chỗ, lực lượng hao mòn, thực phẩm, thuốc men thiếu, khí hậu không thuận lợi, khó khăn liên tiếp... đến tháng 2-1859 Pháp rút khỏi Đà Nẵng, kế hoạch "đánh nhanh thắng nhanh" tại mặt trận Đà Nẵng thất bại.
Nếu bạn không thấy đề thi được hiển thị. Vui lòng tải về để xem. Nếu thấy hay thì các bạn đừng quên chia sẻ cho bạn bè nhé!