Đề thi giữa học kì 1 môn Sinh học lớp 6

Đề thi giữa học kì 1 môn Sinh học lớp 6 trường THCS Nguyễn Công Trứ, Đồng Nai năm học 2017 - 2018 là tài liệu tham khảo hữu ích dành cho quý thầy cô cùng các em học sinh trong quá trình giảng dạy, ôn luyện kiến thức và làm quen các dạng đề kiểm tra 1 tiết Sinh học 6 khác nhau.

A/ TRẮC NGHIỆM: Chọn đáp án đúng nhất

Câu 1. Đơn vị cấu tạo của cơ thể thực vật là gì?

A. Bào quan B. Tế bào C. Mô D. Các cơ quan

Câu 2. Loại tế bào nào trong cơ thể thực vật có khả năng phân chia?

A. Mô mềm B. Mô cứng C. Mô phân sinh D. Bào quan

Câu 3. Rễ cọc gồm:

A. Rễ cái và các rễ con

B. Rễ con mọc ra từ gốc thân.

C. Các rễ từ cành đâm xuống đất

D. Rễ chồi lên mặt đất.

Câu 4. Rễ gồm mấy miền:

A.1 B.2 C.3 D.4

Câu 5. Tại sao ở một số lá, mặt trên của lá có mầu sẫm hơn mặt dưới:

A. Mặt trên ít lỗ khí hơn

B. Mặt trên có nhiều lỗ khí hơn.

C. Tế bào thịt lá mặt trên chứa nhiều diệp lục hơn

D. Tế bào thịt lá mặt dưới chứa nhiều diệp lục hơn

Câu 6. Thân dài ra do đâu?

A. Do sự phân chia tế bào ở mô phân sinh ngọn.

B. Do sự phân chia tế bào ở mô mềm.

C. Do sự phân chia tế bào ở mô cứng.

D. Do sự phân chia tế bào ở chồi ngọn.

Câu 7. Trong những nhóm cây sau đây, nhóm cây nào toàn cây mọng nước.

A. Cây xương rồng, cây cành giao, cây thuốc bỏng.

B. Cây xoài, cây cóc, cây xương rồng.

C. Cây mít, cây nhãn, cây ổi.

D. Cây cành giao, cây cóc, cây hành.

Câu 8. Cấu tạo trong của phiến lá gồm:

A.Thịt lá, ruột, vỏ

B. Bó mạch, gân chính, gân phụ

C. Biểu bì, thịt lá, lỗ khí.

D. Biểu bì, gân lá, thịt lá.

Câu 9. Tại sao khi nuôi cá cảnh trong bể lại phải thả thêm các loại rong?

A. Vì làm thức ăn cho các.

B. Vì làm bể cá đẹp.

C. Vì rong sẽ lấy nước và tạo khí cacbônic

D. Vì rong tạo ra khí ôxi cung cấp cho cá hô hấp.

Câu 10. Cây nào sâu đây là cây lá đơn:

A. Cây mồng tơi B. Cây me C. Cây phượng D. Cây hoa hồng

Câu 11. Phương pháp nhân giống cây trồng nhanh và tiết kiệm nhất là:

A. Chiết cành.

B. Ghép cành

C. Giâm cành.

D. Nhân giống vô tính trong ống nghiệm

Câu 12. Một số hình thức sinh sản sinh dưỡng tự nhiên thường gặp là:

A. Sinh sản bằng thân bò, thân rễ, lá.

B. Sinh sản bằng rễ củ, lá.

C. Sinh sản bằng thân bò, rễ củ, lá.

D. Sinh sản bằng thân bò, thân rễ, rễ củ, lá.

B/ TỰ LUẬN:

Câu 1. Thế nào là quá trình quang hợp? Viết sơ đồ tóm tắt quá trình quang hợp? (2đ)

Câu 2. Có những loại biến dạng nào của lá? Chức năng của mỗi loại biến dạng là gì? (2đ)

Câu 3. Tại sao phải thu hoạch cây có rễ củ trước khi cây ra hoa kết quả? (1,5đ)

Câu 4. Vì sao ban đêm không nên để nhiều hoa hoặc cây xanh trong phòng ngủ đóng kín cửa? (1,5đ)

>> Tham khảo đề thi mới nhất: Đề thi giữa học kì 1 môn Sinh học lớp 6 năm 2018 - 2019

Đáp án đề thi giữa học kì 1 môn Sinh học lớp 6

A/ TRẮC NGHIỆM.

Câu hỏi

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

Đáp án

B

C

A

D

C

A

A

D

D

A

D

D

B/ TỰ LUẬN:

Câu hỏi

Đáp án

Biểu điểm

1

- Khái niệm quang hợp: quang hợp là quá trình lá cây nhờ có chất diệp lục, sử dụng nước, khí cácbônic và năng lượng ánh sáng mặt trời chế tạo ra tinh bột và nhả khí cácbônic.

- Sơ đồ quang hợp

ánh sáng

Nước + Khí cacbônic → Tinh bột + Ô xi

Diệp lục

2

- Lá biến dạng gồm: Lá bắt mồi,lá vảy,lá biến thành gai,tua cuốn,lá dự trữ,tay móc

- Chức năng:

+ Lá biến thành gai (cây xương rồng) giúp cây giảm sự thoát hơi nước-sống được nơi khô hạn.

+ Lá biến thành cơ quan bắt mồi (cây nắp ấm)

+ Lá biến thành tua cuốn, tay móc giúp cây leo lên (cây mây,cây đậu Hà lan)

+ Lá dự trữ chất dinh dưỡng (củ hành)

0,25đ

0,25đ

0,25đ

0,25đ

3

Vì chất dự trữ của củ dung để cung cấp chất dinh dưỡng cho cây khi ra hoa kết quả. Sau khi ra hoa chất dinh dưỡng trong rễ củ bị giảm nhiều hoặc không còn nữa, làm cho rễ củ xốp, teo nhỏ lại, chất lượng và khối lượng của củ đều giảm.

1,5 đ

4

Vì ban đêm cây không quang hợp mà chỉ có hiện tượng hô hấp, cây sẽ lấy khí ô xi của không khí trong phòng và thải ra khí cac-bo-nic . Nếu đóng kín cửa không khí trong phòng sẽ bị thiếu khí ô xi và nhiều khí cac-bo-nic nên người ngủ có thể ngạt chết

1,5 đ