Đề thi giáo viên giỏi môn Hóa học cấp THPT
Đề thi giáo viên giỏi môn Hóa học cấp THPT trường THPT Thuận Thành 1, Bắc Ninh năm học 2014 - 2015 là đề thi kiểm tra kiến thức giáo viên giỏi cấp trường bậc THPT được Tìm Đáp Án sưu tầm và đăng tải, giúp thầy cô có tài liệu ôn tập và rèn luyện kỹ năng làm bài thi đạt điểm cao. Mời quý thầy cô cùng tham khảo.
Đề thi Giáo viên dạy giỏi cấp THPT Thuận Thành số 1 tỉnh Bắc Ninh năm 2013
Đề thi giáo viên giỏi môn Địa lý trường THPT Thuận Thành số 1, Bắc Ninh năm 2014 - 2015
SỞ GD- ĐT BẮC NINH TRƯỜNG THPT THUẬN THÀNH SỐ 1 |
ĐỀ THI KIỂM TRA KIẾN THỨC GIÁO VIÊN GIỎI CẤP TRƯỜNG - NĂM HỌC 2014-2015 Môn: Hóa học Thời gian làm bài: 90 phút ( Không kể thời gian giao đề) Mã đề 145 |
Chọn phương án đúng rồi khoanh tròn:
Câu 1: Hiđrocacbon X có công thức phân tử C6H10. X tác dụng với dung dịch AgNO3/NH3 tạo kết tủa vàng. Khi hiđro hóa hoàn toàn X thu được neo-hexan. X là
A. 2,2-đimetylbut-3-in B. 2,2-đimetylbut-2-in
C. 3,3-đimetylbut-1-in* D. 3,3-đimetylpent-1-in
Câu 2: X là hợp chất thơm có CTPT C7H8O khi cho X tác dụng với nước Br2 tạo ra sản phẩm Y có chứa 69,565% Br về khối lượng. X là:
A. o-crezol B. m-crezol* C. Ancol benzylic D. p-crezol
Câu 3: Thủy phân 95,76g mantozơ trong môi trường axit với hiệu suất phản ứng đạt 75% thu được hỗn hợp X. Trung hòa hỗn hợp X bằng NaOH thu được hỗn hợp Y. Cho Y tác dụng với dung dịch AgNO3/NH3 dư đun nóng thu được m gam Ag kết tủa. Giá trị của m là:
A. 120,96 gam B. 60,48 gam C. 105,84 gam* D. 90,72 gam
Câu 4: Cho m gam hồn hợp X gồm axit glutamic và alanin tác dụng với dung dịch HCl dư. Sau phản ứng làm bay hơi cẩn thận dung dịch thu được (m + 11,68) gam muối khan. Nếu cho m gam hỗn hợp X tác dụng với dung dịch KOH vừa đủ, sau phản ứng làm bay hơi cẩn thận dung dịch thu được (m + 19) gam muối khan. Giá trị của m là:
A. 36,6 gam B. 38,92 gam* C. 38,61 gam D. 35,4 gam
Câu 5: Tổng số hạt cơ bản trong nguyên tử của nguyên tố M, X lần lượt là 58 và 52. Hợp chất MXn có tổng số hạt proton trong một phân tử là 36. Liên kết trong phân tử MXn thuộc loại liên kết:
A. Cho nhận B. Cộng hóa trị phân cực
C. Ion* D. Cộng hóa trị không phân cực
Câu 6: Chất nào sau đây không có khả năng làm mất màu dung dịch thuốc tím:
A. HCl B. SO3* C. H2S D. SO2
Câu 7: Đốt cháy hoàn toàn 5,4g một amin X đơn chức trong lượng vừa đủ không khí. Dẫn sản phẩm khí qua bình đựng nước vôi trong dư thu được 24g kết tủa và có 41,664 lít (đktc) một chất khí duy nhất thoát ra. X tác dụng với HNO2 tạo ra khí N2. X là:
A. đimetylamin B. anilin C. etylamin* D. metylamin
Câu 8: Điện phân 200 ml dung dịch hỗn hợp gồm: HCl 0,2M và CuSO4 1M bằng điện cực trơ. Khi ở catot có 6,4g Cu thì thể tích khí thoát ra ở anot là:
A. 0,672 lít B. 1,344 lít* C. 1,12 lít D. 0,896 lít
Câu 9: Hỗn hợp X gồm Al, FexOy. Tiến hành phản ứng nhiệt nhôm hoàn toàn m gam hỗn hợp X trong điều kiện không có không khí thu được hỗn hợp Y. Chia Y thành 2 phần.
Phần 1 cho tác dụng với dung dịch NaOH dư thu được 1,008 lít H2 (đktc) và còn lại 5,04g chất rắn không tan.
Phần 2 có khối lượng 29,79g, cho tác dụng với dung dịch HNO3 loãng dư thu được 8,064 lít NO (đktc, là sản phẩm khử duy nhất). Giá trị của m và công thức của oxit sắt là:
A. 39,72 gam và FeO B. 39,72 gam và Fe3O4*
C. 38,91 gam và FeO D. 36,48 gam và Fe3O4
Câu 10: Cho 6,8 gam một hợp chất hữu cơ đơn chức tác dụng vừa đủ với dung dịch chứa 0,3 mol AgNO3/NH3 thu được 21,6g Ag. X là:
A. 2-metylbut-3-inal B. But-1-inal C. But-2-inal D. But-3-inal*
Câu 11: Trộn các dung dịch HCl 0,75M; HNO3 0,15M; H2SO4 0,3M với các thể tích bằng nhau thì được dung dịch X. Trộn 300ml dung dịch X với 200ml dung dịch Ba(OH)2 0,25M thu được m gam kết tủa và dung dịch Y có pH = x. Giá trị của x và m lần lượt là:
A. 1 và 2,23 gam B. 1 và 6,99gam* C. 2 và 2,23 gam D. 2 và 1,165 gam
Câu 12: Có 6 ống nghiệm đựng 6 dung dịch loãng: FeCl3, NH4Cl, Cu(NO3)2, FeSO4, AlCl3, (NH4)2CO3. Chỉ dùng một hóa chất nào sau đây để nhận biết được cả 6 dung dịch trên:
A. Quỳ tím B. Dung dịch AgNO3 C. Dung dịch BaCl2 D. Dungdịch NaOH*
Câu 13: Hòa tan hết m gam Al trong dung dịch hỗn hợp NaOH, NaNO3 thu được 6,048 lít (đktc) hỗn hợp khí gồm NH3 và H2 có tỷ lệ mol tương ứng là 4:5. Giá trị của m là:
A. 11,34 gam* B. 12,96 gam C. 10,8 gam D. 13,5 gam
Câu 14: Dung dịch X có chứa H+, Fe3+, SO42-; dung dịch Y chứa Ba2+, OH-, S2-. Trộn X với Y có thể xảy ra bao nhiêu phản ứng hóa học?
A. 7* B. 5 C. 8 D. 6
Câu 15: Tiến hành các thí nghiệm sau đây, trường hợp nào sau đây sẽ tạo ra kết tủa khi kết thúc thí nghiệm?
A. Cho dung dịch Ba(OH)2 dư vào dung dịch Na[Al(OH)4]
B. Cho Al vào dung dịch NaOH dư
C. Cho vào dung dịch AlCl3 dư vào dung dịch Na[Al(OH)4] *
D. Cho CaC2 tác dụng với nước dư được dung dịch A và khí B. Đốt cháy hoàn toàn B rồi hấp thụ toàn bộ sản phẩm cháy vào dung dịch A
Mời các bạn tải về để xem file đầy đủ.