Đề thi Địa lý lớp 8 học kì 2 năm 2024 tổng hợp 03 đề thi học kì 2 lớp 8 Hay nhất, đề thi bám sát chương trình học có hướng dẫn giải chi tiết giúp các bạn dễ dàng hơn trong việc ôn tập cũng như rèn luyện kỹ năng giải đề thi mang lại hiệu quả cao.

Đề thi học kì 2 lớp 8 môn Địa lý số 1

Ma trận đề thi học kì 2 môn Địa lí 8

Nội dung chính

Các mức độ đánh giá

Tổng điểm

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

TNKQ

TL

TNKQ

TL

TNKQ

TL

1. Đặc điểm địa hình Việt Nam

I.2

(0,25đ)

0,25

2. Các mùa khí hậu và thời tiết ở nước ta

Câu 3-ý1

(1đ)

Câu 3-ý2

(1đ)

2

3. Đặc điểm sông ngòi Việt Nam

I.3

(0,25đ)

Câu 1-ý1

(2đ)

Câu 1-ý2

(1đ)

3,25

4. Đặc điểm đất Việt Nam

I.5

(0,25đ)

0,25

5. Bảo vệ tài nguyên sinh vật Việt Nam

Câu 2

(3 đ)

I.1

(0,25đ)

3,25

6. Đặc điểm chung của tự nhiên Việt Nam

I.4

(0,25đ)

0,25

7. Miền Bắc và ĐBBB

Miền T/ Bắc và BTB

Miền NTB và N/ Bộ

II

(0,75đ)

0,75

Tổng điểm

3,75

4,25

2

10

Đề thi học kì 2 Địa 8

Phần I: TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN : (2 điểm)

I. Khoanh tròn vào chỉ một chữ cái trước câu trả lời đúng: (1,25 điểm)

Câu 1: Thành phần loài sinh vật của nước ta phong phú vì nước ta:

a. Có khí hậu nhiệt đới gió mùa ẩm

b. Là nơi gặp gỡ của nhiều luồng sinh vật

c. Có nhiều loại đất khác nhau

d. Tất cả các ý trên

Câu 2: Phần lớn đồi núi nước ta có độ cao:

a. Dưới 1000m

b. Trên 1000m

c. Trên 2000m

d. Từ 1000 đến 2000m

Câu 3: Sông ngòi nước ta chảy theo hai hướng chính là :

a. Hướng Đông Bắc – Tây Nam và hướng vòng cung

b. Hướng Đông Nam – Tây Bắc và hướng vòng cung

c. Hướng Tây – Đông và hướng vòng cung

d. Hướng Tây Bắc – Đông Nam và hướng vòng cung

Câu 4: Tính chất chủ yếu trong các tính chất của thiên nhiên Việt Nam:

a. Tính chất đa dạng, phức tạp

b. Tính chất nhiệt đới gió mùa ẩm

c. Tính chất đồi núi

d. Tính chất ven biển hay tính chất bán đảo

Câu 5: Loại đất chiếm diện tích lớn nhất nước ta là:

a. Đất mặn, đất phèn b. Đất mùn núi cao

c. Đất feralit đồi núi thấp d. Đất phù sa

II. Gạch nối các vùng miền của nước ta (cột A) và đặc điểm khí hậu nổi bật của từng miền đó (cột C), điền vào cột B( 0,75 điểm)

CỘT A CỘT B CỘT C

1. Miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ

2. Miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ

3. Miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ

1-……..

2-…….

3-……

a. Là một miền có mùa mưa lệch sang thu- đông, chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của gió phơn Tây Nam vào mùa hạ.

b. Là một miền có tính chất nhiệt đới bị giảm sút mạnh mẽ, mùa đông lạnh nhất cả nước.

c. Là một miền có khí hậu cận xích đạo, với hai mùa: mưa và khô tương phản nhau sâu sắc.

Phần II. TỰ LUẬN (8 điểm)

Câu 1: Trình bày đặc điểm chung của sông ngòi Việt Nam?

Tại sao đại bộ phận sông ngòi nước ta chảy theo hướng Tây Bắc – Đông Nam, đều đổ ra biển Đông? (3 điểm)

Câu 2: Chứng minh rằng tài nguyên sinh vật của nước ta có giá trị to lớn về các mặt sau:

Phát triển kinh tế - xã hội, Du lịch , Bảo vệ môi trường sinh thái (3 điểm)

Câu 3: Cho biết những thuận lợi và khó khăn do khí hậu nước ta mang lại? (2 điểm)

Đáp án đề thi học kì 2 lớp 8 môn Địa

PHẦN I: TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN ( 2 điểm)

I. Khoanh tròn vào chỉ một chữ cái trước câu trả lời đúng: (1,25 điểm)

(mỗi ý đúng được 0,25 điểm)Câu 1-d

Câu 2-a

Câu 3-d

Câu 4-b

Câu 5-c

II. Nối các vùng miền của nước ta (cột A) và đặc điểm khí hậu nổi bật của từng miền đó (cột C), điền vào cột B( 0,75 điểm)

Câu 1-b

Câu 2-a

Câu 3-c

Phần II: TỰ LUẬN (8 điểm)

Câu 1: ( 3 điểm) Đặc điểm chung của sông ngòi Việt Nam :

+ Nước ta có mạng lưới sông ngòi dày đặc, phân bố rộng khắp cả nước (0,5đ)

+Sông ngòi nước ta chảy theo 2 hướng chính là Tây Bắc –Đông Nam và vòng cung (0,5đ)

+Sông ngòi nước ta có hai mùa nước : mùa lũ và mùa cạn khác nhau rõ rệt (0,5 đ)

+ Sông ngòi nước ta có lượng phù sa lớn (0,5 đ)

Đại bộ phận sông ngòi nước ta chảy theo hướng Tây Bắc – Đông Nam, đều đổ ra biển Đông vì theo hướng cấu trúc địa hình của nước ta .......(1 đ)

Câu 2: (3 điểm)

+ Phát triển kinh tế - xã hội: cung cấp gỗ xây dựng, làm đồ dùng, cung cấp lương thực, thực phẩm, làm thuốc chữa bệnh, ....... (1 đ)

+ Văn hoá – Du lịch: sinh vật cảnh, tham quan du lịch, an dưỡng chữa bệnh, nghiên cứu khoa học.........(1 đ)

+ Môi trường sinh thái: điều hòa khí hậu, tăng lượng oxy, làm sạch không khí, giảm nhẹ các thiên tai........(1 đ)

Câu 3:

+ Thuận lợi: Khí hậu đáp ứng được nhu cầu sinh thái của nhiều giống loài thực vật, động vật có các nguồn gốc khác nhau, Rất thích hợp trồng 2, 3 vụ lúa với giống thích hợp......(1 đ)

+ Khó khăn: Rét lạnh, rét hại, sương giá, sương muối về mùa đông, nắng nóng, khô hạn cuối Đông ở Nam Bộ và Tây Nguyên, Bão ,mưa lũ, xói mòn, sâu bệnh phát triển.....(1 đ)

Đề thi học kì 2 lớp 8 môn Địa lý số 2

Phần trắc nghiệm

Câu 1: Việt Nam gắn liền với châu lục và đại dương nào?

A. Châu Á - Ấn Độ Dương.

B. Châu Á - Thái Bình Dương.

C. Châu Á - Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương.

D. Á – Âu, Thái Bình Dương

Câu 2: Điểm cực Tây phần đất liền của nước ta thuộc tỉnh nào?

A. Lai Châu.

B. Điện Biên.

C. Sơn La.

D. Hòa Bình.

Câu 3: Vịnh biển nào ở tỉnh Quảng Ninh được UNESCO công nhận là Di sản thiên nhiên thế giới?

A. Vinh Nha Trang

B. Vịnh Văn Phong

C. Vịnh Hạ Long

D. Vịnh Cam Ranh

Câu 4: Ở miền Bắc nước ta có những đồng bằng lớn nào?

A. Đồng bằng sông Hồng

B. Đồng bằng duyên hải Nam Trung Bộ.

C. Đồng bằng sông Cửu Long.

D. Đồng bằng Thanh - Nghệ - Tĩnh.

Câu 5: Ý nào sau đây là đặc điểm của miền khí hậu phía Bắc nước ta?

A. Nhiệt độ cao quanh năm với một mùa mưa và khô sâu sắc.

B. Mùa hạ nóng, mưa nhiều và mùa đông hanh khô.

C. Nhiệt độ cao nhưng có một mùa đông lạnh giá.

D. Có mùa đông lạnh, ít mưa và mùa hạ nóng, mưa nhiều.

Câu 6: Cuối mùa đông ở miền Bắc nước ta thường có hiện tượng nào dưới đây?

A. Mưa tuyết

B. Mưa phùn

C. Mưa dông

D. Mưa ngâu

Câu 7: Trong số các sông dưới đây sông nào không chảy theo hướng vòng cung?

A. Sông Cầu, sông Thương

B. Sông Lục Nam

C. Sông Mã, sông Cả

D. Sông Lô, sông Gâm

Câu 8: Các loại cây lương thực phù hợp với loại đất nào?

A. Phù sa

B. Feralit

C. Đất badan

D. Đất xám

Câu 9: Khu bảo tồn thiên nhiên đầu tiên ở nước ta là vườn quốc gia nào dưới đây?

A. Ba Vì

B. Bạch Mã

C. Ba Bể

D. Cúc Phương

Câu 10: Vị trí và phạm vi lãnh thổ Miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ của nước ta là:

A. Thuộc hữu ngạn sông Hồng và khu đồng bằng Bắc Bộ

B. Thuộc đồi núi tả ngạn sông Hồng và khu đồng bằng Bắc Bộ

C. Khu đồi núi hữu ngạn sông Hồng và khu đồng bằng duyên hải

D. Khu đồi núi tả ngạn sông Hồng và khu đồng bằng duyên hải

Phần tự luận

Câu 1 (2 điểm). Em hãy cho biết các nước ASEAN có nhũng thuận lợi gì để hợp tác phát triển kinh tế?

Câu 2 (3 điểm).

a) Nhân dân ta đã tiến hành những biện pháp nào để khai thác các nguồn lợi và hạn chế tác hại của lũ lụt?

b) Các thành phố Hà Nội, Tp. Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, cần Thơ nằm trên bờ những dòng sông nào?

Đáp án:

I. TRẮC NGHIỆM (Mỗi câu trắc nghiệm tương ứng với 0,5 điểm)

Câu 1. Việt Nam thuộc châu Á và tiếp giáp với biển Thái Bình Dương ở phía Đông.

Chọn: B.

Câu 2. Điểm cực Tây phần đất liền ở kinh độ 102°09'Đ tại xã Sín Thầu, huyện Mường Nhé, tỉnh Điện Biên.

Chọn: B.

Câu 3. Vịnh biển đầu tiên của Việt Nam được UNESCO công nhận là di sản thiên nhiên thế giới là Vịnh Hạ Long thuộc tỉnh Quảng Ninh.

Chọn: C.

Câu 4. Ở miền Bắc nước ta có Đồng bằng sông Hồng là đồng bằng lớn nhất. Ngoài ra còn có một dải đồng bằng nhỏ hẹp dọc ven biển từ Thanh Hóa đến Thừa Thiên Huế.

Chọn: A.

Câu 5. Miền khí hậu phía Bắc có giới hạn từ dãy Bạch Mã (vĩ tuyến 16°B) trở ra với có đặc điểm khí hậu là mùa đông lạnh, ít mưa, nửa cuối mùa đông rất ẩm ướt và mùa hạ nóng, mưa nhiều.

Chọn: D.

Câu 6. Do nước ta chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc nên tiết trời của miền Bắc vào đầu mùa đông se lạnh, khô và cuối đông thường ẩm, mưa phùn.

Chọn: B.

Câu 7. Các con sông ở Việt Nam chạy theo hướng vòng cung là sông Cầu, sông Thương, sông Lục Nam, sông Lô, sông Gâm,…

Chọn: C.

Câu 8. Đất phù sa là đất có độ mùn cao, giàu dinh dưỡng rất thích hợp trồng các loại cây lương thực, đặc biệt là lúa nước.

Chọn: A.

Câu 9. Khu bảo tồn thiên nhiên đầu tiên ở nước ta là vườn quốc gia Cúc Phương ở tỉnh Ninh Bình.

Chọn: D.

Câu 10. Vị trí và phạm vi lãnh thổ Miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ bao gồm đồi núi tả ngạn sông Hồng và khu đồng bằng Bắc Bộ.

Chọn: B.

II. TỰ LUẬN

Câu 1.

- Các nước ASEAN có vị trí địa lí thuận lợi cho phát triển kinh tế, cũng như thuận lợi cho việc mở rộng hợp tác giao lưu kinh tế - xã hội giữa các quốc gia. Ba nước Inđônêxia, Malaixia, Xingapo đã lập tam giác tăng trưởng kinh tế Xigiôri từ năm 1989. (0,5 điểm)

- Tăng cường trao đổi hàng hóa giữa các nước, xây dựng tuyến đường sắt, đường bộ từ Việt Nam sang Campuchia, Thái Lan, Malaixia và Xingapo; từ Mianma qua Lào tới Việt Nam. Xây dựng hành lang kinh tế Đông Tây với các quốc gia: Mianma, Thái Lan, Lào, Việt Nam. (0,5 điểm)

- Nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú, việc khai thác các nguồn tài nguyên, thiên nhiên và nguồn nhân lực cũng đòi hỏi các nước ASEAN phải có sự hợp tác. (0,5 điểm)

- Phối hợp cùng nhau bảo vệ và khai thác nguồn lợi sông Mê Công. Hợp tác trong khai thác nguồn lợi thềm lục địa và Biển Đông. (0,5 điểm)

Câu 2.

a) Một số biện pháp khai thác nguồn lợi và hạn chế tác hại của lũ

- Xây các hồ chứa nước: Thủy lợi, thủy điện, thủy sản, du lịch (ví dụ: Hồ Hòa Bình trên sông Đà). (1 điểm)

- Chung sống với lũ tại đồng bằng sông Cửu Long: (1 điểm)

+ Tận dụng nguồn nước để thau chua rửa mặn, nuôi trồng thủy sản, phát triển giao thông, du lịch.

+ Tận dụng nguồn phù sa để bón ruộng, mở rộng đồng bằng.

+ Tận dụng thủy sản tự nhiên, cải thiện đời sống, phát triển kinh tế.

b) Các con sông

- Hà Nội: Nằm trên bờ sông Hồng. (0,25 điểm)

- Đà Nẵng: Nằm trên bờ sông Hàn. (0,25 điểm)

- TP. Hồ Chí Minh: Nằm trên bờ sông Sài Gòn. (0,25 điểm)

- Cần Thơ: Nằm trên bờ sông Hậu Giang. (0,25 điểm)

Đề thi học kì 2 lớp 8 môn Địa lý số 3

Phần trắc nghiệm

Câu 1: Chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của nước ta bao gồm những vùng nào?

A. Vùng biển, các đảo, vùng trời

B. Vùng đất, vùng biển, vùng trời

C. Vùng đất, vùng biển, các đảo

D. Các đảo, vùng trời, vùng đất

Câu 2: Vị trí địa lí của nước ta như thế nào?

A. rìa đông bán đảo Đông Dương, gần trung tâm Đông Nam Á.

B. rìa phía đông châu Á, khu vực ôn đới.

C. bán đảo Trung Ấn, khu vực nhiệt đới.

D. phía đông Thái Bình Dương, khu vực kinh tế sôi động của thế giới.

Câu 3: Khí hậu nước ta có nhiều đặc tính khí hậu hải dương là nhờ biển Đông là:

A. biển rộng, nhiệt độ cao và chế độ triều phức tạp.

B. biển rộng, nhiệt độ cao và có hải lưu.

C. biển rộng, nhiệt độ cao và tương đối kín.

D. biển rộng, nhiệt độ cao và biến động theo mùa.

Câu 4: Đỉnh núi nào dưới đây là đỉnh cao nhất của nước ta hiện nay?

A. Phu Luông.

B. Phan-xi-păng.

C. PuTra.

D. Pu Si Cung.

Câu 5: Miền khí hậu phía Nam có đặc điểm nào dưới đây?

A. Có mùa động lạnh, ít mưa và mùa hạ nóng, mưa nhiều.

B. Mùa hạ nóng, mưa nhiều và mùa đông hanh khô.

C. Nhiệt độ cao nhưng có một mùa đông lạnh giá.

D. Nhiệt độ cao quanh năm với một mùa mưa và khô sâu sắc.

Câu 6: Đồng bằng sông Cửu Long khai thác thuận lợi nào từ lũ?

A. Bồi đắp phù sa

B. Ngập úng

C. Mở rộng diện tích

D. Dịch bệnh

Câu 7: Chế độ mưa thất thường ảnh hưởng lớn nhất đến sông ngòi như thế nào?

A. nhiều phù sa.

B. chế dộ dòng chảy thất thường.

C. tổng lượng nước lớn.

D. nhiều đợt lũ trong năm.

Câu 8: Hiện tượng nào sẽ xảy ra khi đá ong bị mất lớp che phủ và lộ ra ngoài trời?

A. Màu đỏ vàng

B. Tác động của con người

C. Khô cứng lại

D. Ẩm ướt

Câu 9: Nhóm cây hồi, dầu, trám có công dụng gì?

A. cho bông, gỗ

B. cho tinh dầu, nhựa

C. cho giá trị kinh tế

D. cho thực phẩm

Câu 10: Thiên nhiên miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ có những nét nổi bật nào?

A. mùa hạ có gió phơn tây nam khô nóng

B. có một mùa khô sâu sắc

C. mùa đông lạnh giá, mưa phùn, gió bấc

D. có mưa bão kéo dài

Phần tự luận

Câu 1 (3 điểm).

a) Nêu đặc điểm của đới khí hậu: Nhiệt đới, ôn đới, hàn đới.

b) Giải thích vì sao thủ đô Oenlintơn của Niu-di-lân lại đón năm mới vào những ngày mùa hạ của nước ta?

Câu 2 (2 điểm). So sánh sự khác nhau về địa hình vùng núi Đông Bắc Bắc Bộ và vùng núi Tây Bắc Bắc Bộ ở nước ta?

Đáp án:

I. TRẮC NGHIỆM (Mỗi câu trắc nghiệm tương ứng với 0,5 điểm).

Câu 1. Chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ nước ta bao gồm vùng đất, vùng biển và vùng trời.

Chọn: B.

Câu 2. Nước ta có vị trí nằm gần trung tâm Đông Nam Á và rìa phía đông của bán đảo Đông Dương.

Chọn: A.

Câu 3. Biển Đông làm cho khí hậu nước ta mang nhiều đặc tính của khí hậu hải dương là nhờ vào biển rộng, nhiệt độ cao và có sự biến động theo mùa.

Chọn: D.

Câu 4. Đỉnh núi Phan-xi-păng (thuộc địa phận tỉnh Lào Cai) cao 3143m là đỉnh núi cao nhất của dãy Hoàng Liên Sơn và cũng là đỉnh núi cao nhất của bán đảo Đông Dương.

Chọn: B.

Câu 5. Miền khí hậu phía Nam có giới hạn từ dãy Bạch Mã trở vào với đặc điểm khí hậu là khí hậu cận xích đạo, nhiệt độ cao quanh năm với một mùa mưa và khô tương phản sâu sắc.

Chọn: D.

Câu 6. Mùa lũ ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long gây ngập úng diện rộng nhưng lũ cũng mang lại nguồn tài đất phù sa màu mỡ lớn.

Chọn: A.

Câu 7. Chế độ mưa thất thường đã làm cho sông ngòi nước ta có chế dộ dòng chảy thất thường.

Chọn: B.

Câu 8. Khi đá ong bị mất lớp che phủ và lộ ra ngoài trời sẽ khô cứng lại. Đất bị xấu đi nhanh chống và không thể trồng trọt được.

Chọn: C.

Câu 9. Nhóm cây có giá trị sử dụng làm tinh dầu, nhựa, ta-nanh và chất nhuộm là Hồi, màng tang, hoàng đàn, sơn, thông, dầu, trám,…

Chọn: B.

Câu 10. Mùa đông lạnh giá, mưa phùn, gió bấc, lượng mưa nhỏ là nét nổi bật của thiên nhiên miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ.

Chọn: C.

II. TỰ LUẬN

Câu 1.

- Đặc điểm của ba đới khí hậu:

+ Nhiệt đới: Có đặc điểm là nóng và lượng mưa tập trung vào một mùa, càng gần hai chí tuyến thời kì khô hạn càng kéo dài và biên độ nhiệt trong năm càng lớn. (0,75 điểm)

+ Ôn đới: Khí hậu đới ôn hòa mang tính chất trung gian giữa khí hậu đới nóng và khí hậu đới lạnh, thời tiết thay đổi thất thường. Các đợt khí nóng ở chí tuyến hoặc khí lạnh ở vùng cực có thể tràn tới gây ra các hiện tượng bất thường của khí hậu. (0,75 điểm)

+ Hàn đới: Khí hậu vô cùng lạnh lẽo, giới hạn nằm khoảng từ hai vòng cực về phía hai cực. (0,5 điểm)

- Thủ đô Oenlintơn của Niu-di-lân đón năm mới vào những ngày mùa hạ của nước ta vì vị trí của thủ đô Oenlintơn của Niu-di-lân nằm ở 41°N (ở bán cầu Nam), giữa Bắc và Nam bán cầu có mùa ngược nhau, do đó thời kì vào mùa xuân năm mới của Niudilân và cũng là mùa hạ của nước ta. (1 điểm)

Câu 2. (Mỗi ý 0.5 điểm)

Đặc điểm Vùng núi Đông Bắc Bắc Bộ Vùng núi Tây Bắc Bắc Bộ
Giới hạn - Nằm ở tả ngạn sông Hồng - Nằm giữa sông Hồng và sông Cả.
Độ cao - Đồi núi thấp - Là vùng núi cao.
Hướng núi - Có các cánh cung: Sông Gâm, Ngân Sơn, Bắc Sơn, Đông Triều. - Gồm các dải núi chạy song song hướng tây bắc-đông nam.
Cảnh quan - Địa hình cácxtơ với những hang động và cảnh quan đẹp. - Địa hình cácxtơ với nhiều cảnh quan đẹp.

>> Bộ đề thi học kì 2 môn Địa lý lớp 8

Đề thi học kì 2 lớp 8 Môn khác

Trên đây, TimDapAnđã gửi tới các bạn Bộ đề thi học kì 2 môn Địa lý lớp 8 năm 2023. Để chuẩn bị cho kì thi học kì 2 lớp 8 sắp tới, các em học sinh cần ôn tập theo đề cương, bên cạnh đó cần thực hành luyện đề để làm quen với nhiều dạng đề khác nhau cũng như nắm được cấu trúc đề thi. Chuyên mục Đề thi học kì 2 lớp 8 trên TimDapAntổng hợp đề thi của tất cả các môn, là tài liệu phong phú và hữu ích cho các em ôn tập và luyện đề. Đây cũng là tài liệu hay cho thầy cô tham khảo ra đề. Mời thầy cô và các em tham khảo.

Ngoài ra, Tìm Đáp Án đã thành lập group chia sẻ tài liệu học tập THCS miễn phí trên Facebook: Tài liệu học tập lớp 8. Mời các bạn học sinh tham gia nhóm, để có thể nhận được những tài liệu mới nhất.