Bộ đề thi học kì 2 môn Lịch sử lớp 8
Bộ đề thi học kì 2 môn Lịch sử lớp 8 được TimDapAnsưu tầm và đăng tải. Tài liệu tổng hợp nhiều đề thi học kì 2 của tất cả các trường THCS trên cả nước, nội dung đề thi bám sát chương trình học theo yêu cầu và quy định của Bộ GD&ĐT. Mời các bạn tham khảo đề kiểm tra lịch sử 8 học kì 2 này để làm quen với cấu trúc đề thi, các dạng bài tập, mỗi đề thi kèm theo đáp án và hướng dẫn giải chi tiết giúp các bạn dễ dàng hơn trong việc ôn tập cũng như rèn luyện kỹ năng giải đề. Chúc các bạn thi tốt!
- Đề thi Lịch sử lớp 8 học kì 2 Phòng GD&ĐT huyện Ninh Giang, Hải Dương
- 50 Đề thi học sinh giỏi lớp 8 môn Ngữ văn
- 50 Đề thi học sinh giỏi lớp 8 môn Toán
Đề thi học kì 2 lớp 8 môn Lịch sử số 1
Ma trận đề thi học kì 2 Lịch sử 8
Mức độ Nội dung |
Nhận biết |
Thông hiểu |
Vận dụng |
TC |
||||
TN |
TL |
TN |
TL |
Vận dụng |
VD Cao |
|||
Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1858 – cuối TK XIX) |
- Hiệp ước Pa-tơ-nốt. - “Chiếu Cần vương”. Người lãnh đạo cao nhất của cuộc khởi nghĩa Hương Khê. - Nội dung những đề nghị cải cách ở Việt Nam vào nửa cuối thế kỉ thứ XIX. |
- Phong trào Cần Vương. - Quá trình xâm lược của thực dân Pháp. |
Vì sao thực dân Pháp xâm lược Việt Nam |
|||||
Số câu: Số điểm: Tỉ lệ :% |
1 1.0 10% |
2 2.0 20% |
1 1.5 15% |
4 4.5 45% |
||||
Xã hội Việt Nam (1897 – 1918) |
Xã hội Việt Nam phân hóa như thế nào sau chương trình khai thác thuộc địa lần thứ nhất của thực dân Pháp? |
Con đường tìm chân lý cứu nước của Nguyễn Ái Quốc có gì độc đáo khác với lớp người đi trước? |
||||||
Số câu: Số điểm: Tỉ lệ :% |
1 2.5 25% |
1 3.0 30% |
2 5.5 55% |
|||||
Số câu: Số điểm: Tỉ lệ :% |
1 1.0 10% |
1 2.5 25% |
2 2.0 20% |
1 1.5 15% |
1 3.0 30% |
6 10đ 100% |
Đề thi Lịch sử 8 học kì 2
Câu 1: Khoanh tròn chữ cái đầu câu đáp án đúng.
1. “Bao giờ người Tây nhổ hết cỏ nước Nam thì mới hết người Nam đánh Tây” là câu nói của ai?
A. Nguyễn Đình Chiểu
B. Nguyễn Tri Phương
C. Nguyễn Hữu Huân
D. Nguyễn Trung Trực
2. Hiệp ước nào đã chấm dứt sự tồn tại của triều đại phong kiến nhà Nguyễn với tư cách là một quốc gia độc lập?
A. Hiệp uớc Nhâm Tuất
B. Hiệp uớc Giáp Tuất
C. Hiệp ước Pa-tơ-nốt
D. Hiệp ước Hác-măng
3. “Chiếu Cần vương” ra đời trong thời gian nào? Tại đâu?
A. 13/6/1883 tại Tân Sở (Quảng Trị)
B. 13/6/1883 tại Phú Gia (Hà Tĩnh)
C. 13/7/1885 tại Tân Sở (Quảng Trị)
D. 13/7/1885 tại Phú Gia (Hà Tĩnh)
4. Người lãnh đạo cao nhất của cuộc khởi nghĩa Hương Khê là
A. Phan Đình Phùng
B. Phạm Bành
C. Nguyễn Thiện Thuật
D. Hoàng Hoa Thám
Câu 2: Bằng kiến thức Lịch sử đã được học, hãy chọn từ (dân tộc; nhân dân; triều Nguyễn; Cần vương) thích hợp điền vào chỗ trống …. để được câu có nội dung đúng.
Sau Hiệp ước 1884 và cuộc phản công của phái chủ chiến tại kinh thành Huế, triều đình hoàn toàn đầu hàng. Nhân dân tiếp tục chiến đấu dưới ngọn cờ (1)……………………. Chiếu Cần vương đã gắn quyền lợi của (2)………………………….. với quyền lợi của (3)………………… nên đã được (4)……………………… tích cực ủng hộ.
Câu 3 : Hãy kết nối một thông tin ở cột A với một thông tin ở cột B để được nội dung đúng (ghi kết quả kết nối ở cột C).
A (Sự kiện lịch sử) |
B (Mốc thời gian) |
C (Kết quả kết nối) |
1- Pháp nổ sung tấn công Gia Định |
a- 1/9/1858 |
1 + ……. |
2- Pháp nổ súng mở đầu cuộc xâm lược Việt Nam |
b- 17/2/1859 |
2 + ……. |
3- Pháp đánh chiếm Bắc Kì lần thứ nhất |
c- 20/11/1873 |
3 + ……. |
4- Pháp đánh chiếm Bắc Kì lần thứ hai |
d- 25/4/1882 |
4 + ……. |
PHẦN II. TỰ LUẬN (7 điểm)
Câu 1: (1.5 điểm) Vì sao thực dân Pháp xâm lược Việt Nam?
Câu 2: (2.5 điểm) Xã hội Việt Nam phân hóa như thế nào sau chương trình khai thác thuộc địa lần thứ nhất của thực dân Pháp?
Câu 3: (3.0 điểm) Con đường tìm chân lý cứu nước của Nguyễn Ái Quốc có gì độc đáo khác với lớp người đi trước?
Đáp án đề thi Lịch sử 8 học kì 2
PHẦN I. TRẮC NGHIỆM (3 điểm)
Trả lời đúng mỗi ý được 0.25đ
- Câu 1: 1A; 2C; 3C; 4D.
- Câu 2: (1) Cần vương; (2) triều Nguyễn; (3) dân tộc; (4) nhân dân
- Câu 3: 1 + b; 2 + a; 3 + c; 4 + d .
PHẦN II. TỰ LUẬN (7 điểm)
Câu |
Nội dung |
Điểm |
1 |
Nguyên nhân thực dân Pháp xâm lược |
1.5 điểm |
Từ giữa thế kỉ XIX, các nước tư bản phương Tây đẩy mạnh xâm lược các nước phương Đông để mở rộng thị trường, vơ vét nguyên liệu. |
0,5 |
|
Việt Nam lại là nước có vị trí địa lí thuận lợi, giàu tài nguyên thiên nhiên. |
0,5 |
|
Chế độ phong kiến ở Việt Nam lại đang ở vào giai đoạn khủng hoảng, suy yếu |
0,5 |
|
2 |
Xã hội Việt Nam phân hóa như thế nào sau chương trình khai thác thuộc địa lần thứ nhất của thực dân Pháp |
2.5 điểm |
Giai cấp địa chủ phong kiến đã đầu hàng và trở thành chỗ dựa, tay sai cho thực dân Pháp. Tuy nhiên, có một bộ phận địa chủ vừa và nhỏ có tinh thần yêu nước. |
||
Giai cấp nông dân, số lượng đông đảo, bị áp bức bóc lột nặng nề nhất, họ sẵn sàng hưởng ứng, tham gia cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc. Một bộ phận nhỏ mất ruộng đất phải vào làm việc trong các hầm mỏ, đồn điền. |
||
Tầng lớp tư sản đã xuất hiện, có nguồn gốc từ các nhà thầu khoán, chủ xí nghiệp, xưởng thủ công, chủ hãng buôn... bị chính quyền thực dân kìm hãm, tư bản Pháp chèn ép. |
||
Tiểu tư sản thành thị cũng là tầng lớp mới xuất hiện, bao gồm chủ các xưởng thủ công nhỏ, cơ sở buôn bán nhỏ, viên chức cấp thấp và những người làm nghề tự do. Họ có trình độ học vấn, nhạy bén với thời cuộc,... nên sớm giác ngộ và tích cực tham gia các phong trào cứu nước. |
||
Giai cấp công nhân phần lớn xuất thân từ nông dân, làm việc trong các đồn điền, hầm mỏ, nhà máy, xí nghiệp,... lương thấp nên đời sống khổ cực. Đây là giai cấp có tinh thần đấu tranh mạnh mẽ chống đế quốc, phong kiến. |
||
3 |
Con đường tìm chân lý cứu nước của Nguyễn Ái Quốc có gì độc đáo khác với lớp người đi trước? |
3.0 điểm |
- Các bậc tiền bối mà tiêu biểu là Phan Bội Châu đã lựa chọn con đường cứu nước đó là đi sang phương Đông, chủ yếu là Nhật Bản vì ở đó từng diễn ra cuộc cải cách Minh Trị làm cho Nhật thoát khỏi thân phận thuộc địa; vì Nhật đã đánh bại đế quốc Nga trong cuộc chiến tranh Nga-Nhật (1905-1907) và Nhật Bản còn là nước "đồng văn, đồng chủng" với Việt Nam. |
0,5 |
|
- Đối tượng mà cụ Phan Bội Châu gặp gỡ là những chính khách Nhật để xin họ giúp Việt Nam đánh Pháp. Phương pháp của cụ là vận động tổ chức giai cấp, cùng các tầng lớp trên để huy động lực lượng đấu tranh bạo động. |
0,5 |
|
- Còn Nguyễn Ái Quốc lựa chọn con đường sang phương Tây, nơi được mệnh danh có tư tưởng tự do, bình đẳng, bác ái, có khoa học kỹ thuật, có nền văn minh phát triển. |
0,5 |
|
- Nguyễn Ái Quốc đi vào tất cả các giai cấp, tầng lớp, đi vào phong trào quần chúng, giác ngộ, đoàn kết họ đứng lên đấu tranh giành độc lập thực sự bằng sức mạnh của mình là chính |
0,75 |
|
- Người luôn đề cao học tập, nghiên cứu lý luận và kinh nghiệm cách mạng mới nhất của thời đại và Người đã bắt gặp chân lý cách mạng Tháng Mười Nga, đây là con đường cứu nước đúng đắn nhất với dân tộc ta. |
0,75 |
Đề thi Lịch sử 8 học kì 2 Số 2
Phần I.Trắc nghiệm (5 điểm)
Khoanh tròn vào đáp án đúng
Câu 1: Vì sao cuộc khởi nghĩa Yên Thế được xem là cuộc khởi nghĩa nông dân?
A. Cuộc khởi nghĩa có nông dân tham gia dưới sự chỉ huy của văn thân sĩ phu.
B. Cuộc khởi nghĩa mà mục tiêu chủ yếu là đòi ruộng đất cho nông dân.
C. Cuộc khởi nghĩa mà lực lượng tham gia chủ yếu là nông dân.
D. Cuộc khởi nghĩa mà lãnh đạo và lực lượng tham gia khởi nghĩa đều là nông dân.
(Khởi nghĩa Yên Thế kéo dài từ năm 1884 đến năm 1913, cuộc khởi nghĩa do Đề Nắm và Đề Thám lãnh đạo. Hai người đều xuất thân từ nông dân, muốn đánh đuổi đế quốc bảo vệ quyền lợi và cuộc sống ở Yên Thế. Lực lượng tham gia cuộc khởi nghĩa chủ yếu là nông dân tại Yên Thế.)
Câu 2: Năm 1877 và 1882, Nguyễn Lộ Trạch dâng vua Tự Đức 2 bản “ Thời vụ sách” đề nghị cải cách vấn đề gì?
A. Chấn hưng dân khí, khai thông dân trí, bảo vệ đất nước.
B. Đẩy mạnh khai khẩn ruộng hoan và khai thác mỏ.
C. Phát triển buôn bán, chấn chỉnh quốc phòng.
D. Chấn chỉnh bộ máy quan lại, cải tổ giáo dục.
Câu 3: Lý do cơ bản nào khiến các đề nghị cải cách không thể trở thành hiện thực?
A. Chưa hợp thời thế.
B. Rập khuân hoặc mô phỏng nước ngoài.
C. Điều kiện nước ta có những điểm khác biệt.
D. Triều đình bảo thủ, cự tuyệt, đối lập với mọi thay đổi.
Câu 4: “Bộ máy chính quyền từ Trung Ương đến địa phương mục ruỗng, nông nghiệp, thủ công nghiệp và thương nghiệp đình trệ, tài chính cạn kiệt, đời sống nhân dân vô cùng khó khăn. Mâu thuẫn giai cấp và mâu thuẫn giữa dân tộc ngày càng gay gắt.” Đó là tình hình Việt Nam vào thời gian nào?
A. Cuối thế kỉ XVIII
B. Đầu thế kỉ XIX
C. Giữa thế kỉ XIX
D. Cuối thế kỉ XIX
Câu 5: Chính sách nào dưới đây thuộc về chính trị mà Pháp đã áp dụng ở Việt Nam ngay từ khi tiến hành khai thác thuộc địa lần thứ nhất?
A. Chính sách “ chia để trị”
B. Chính sách “ dùng người Pháp để trị người Việt”
C. Chính sách “ Đồng hóa” dân tộc Việt Nam.
D. Chính sách “ Khủng bố trắng” đối với dân tộc Việt Nam.
Câu 6: Chính sách khai thác bóc lột của thực dân Pháp đã làm cho nền kinh tế Việt Nam như thế nào?
A. Tài nguyên thiên nhiên bị bóc lột cùng kiệt.
B. Nông nghiệp dậm chân tại chỗ.
C. Công nghiệp phát triển nhỏ giọt, thiếu công nghiệp nặng.
D. Kinh tế Việt Nam cơ bản vẫn là nền sản xuất nhỏ, lạc hậu, phụ thuộc
Câu 7: Phong trào Duy tân của Phan Châu Trinh đã làm bùng lên trong quần chúng ngọn lửa đấu tranh nào?
A. Chống thực dân Pháp và bọ vua quan phong kiến mạnh mẽ.
B. Chống đi phu, đời giảm sưu thuế.
C. Chống chính sách chia để trị của Pháp.
D. Chống chiến tranh, bảo vệ hòa bình ở Việt Nam.
Câu 8: Kết quả lớp nhất của phong trào chống sưu thuế năm 1908 là gì?
A. Địa chủ phong kiến phải giảm suy thuế cho nông dân.
B. Thức tỉnh phong trào đấu tranh chống sưu thuế ở các tỉnh Bắc Kì.
C. Làm tê liệt chính quyền của thực dân phong kiến ở nông thôn.
D. Lối làm ăn theo phương thức tư bản chủ nghĩa được truyền bá.
Câu 9: Hệ thống giáo dục phổ thông thời Pháp thuộc chia ra làm mấy bậc? Đó là những bậc nào?
A. Hai bậc: Tiểu học và Trung học.
B. Hai bậc: Ấu học và Tiểu học
C. Ba bậc: Ấu học, Tiểu học và Trung học.
D. Ba bậc: Tiểu học, Trung học, Phổ thông.
Câu 10: Mục đích của Pháp trong việc mở rộng trường học để làm gì?
A. Phát triển nền giáo dục Việt Nam
B. Khai minh nền văn hóa giáo dục Việt Nam.
C. Do nhu cầu học tập, của con em quan chức để đào tạo người bản xứ phục vụ cho Pháp.
D. Do nhu cầu học tập của nhân dân ngày một cao.
Phần II.Tự luận (5 điểm)
Câu 1: Chính sách khai thác, bóc lột của thực dân Pháp đã tác động đến xã hội Việt Nam, trong đó giai cấp địa chủ phong kiến và nông dân đã có thay đổi như thế nào?
Câu 2: Thái độ của các tầng lớp, từng giai cấp trong xã hội Việt Nam đối với phong trào giải phóng dân tộc như thế nào?
Đáp án:
Phần I. Trắc nghiệm
1-D 2-A 3-D 4-D 5-A 6-D 7-B 8-C 9-C 10-C
Phần II. Tự luận
Câu 1: Chính sách khai thác, bóc lột của thực dân Pháp đã làm ảnh hưởng đến xã hội Việt Nam trong đó giai cấp địa chủ phong kiến và nông dân đã có những thay đổi: (2 điểm)
* Địa chủ phong kiến (1 điểm)
- Đã đầu hàng, làm tay sai cho thực dân Pháp, số lượng ngày càng tăng thêm.
- Địa vị kinh tế được tăng cường, nắm trong tay nhiều ruộng đất, nắm chính quyền ở các địa phương.
- Một bộ phận cấu kết với đế quốc áp bức, bóc lột nhân dân. Một bộ phận địa chủ vừa và nhỏ có tinh thần yêu nước.
* Nông dân: (1 điểm)
- Chiếm số lượng đông đảo, bị tước đoạt ruộng đất, bị bần cùng hóa, bị phá sản, có người phải bỏ làng quê đi làm thuê. Cuộc sống của họ cực khổ trăm bề.
- Có tinh thần yêu nước và hăng hái tham gia cuộc đấu tranh chống đế quốc, phong kiến.
Câu 2: Thái độ của các tầng lớp, từng giai cấp trong xã hội Việt Nam đối với phong trào giải phóng dân tộc: (3 điểm)
- Tầng lớp tư sản: đa số là các chủ hãng buôn bán, ngoài ra có một số là thầu khoán, chủ xí nghiệp, chủ xưởng thủ công. Họ bị chính quyền thực dân kìm hãm, tư bản Pháp chèn ép. Tiềm lực kinh tế của họ yếu ớt, nên chỉ muốn có điều kiện làm ăn, buôn bán dễ dàng, chưa có ý thức tham gia vào phong trào cách mạng giải phóng dân tộc đầu thế kỷ XX.
- Tầng lớp tiểu tư sản: Xuất thân từ các chủ xưởng thủ công nhỏ, những viên chức câp thấp như thông ngôn, nhà giáo, thư ký, kế toán… Cuộc sống của họ rất bấp bênh và do có ý thức dân tộc nên họ tích cực tham gia vào cuộc vận động cứu nước đầu thế kỷ XX.
- Tầng lớp công nhân: Phần lớn xuất thân từ nông thôn, không có ruộng đất phải bỏ làng ra các nhà máy, hầm mỏ, đồn điền làm thuê. Họ bị thực dân phong kiến và tư sản bóc lột nên sớm có tinh thần đấu tranh mạnh mẽ chống lại bọn địa chủ, đòi cải thiện điều kiện làm việc, tăng lương, giảm giờ làm.
- Giai câp địa chủ phong kiến: Một bộ phận cấu kết với đế quốc để áp bức bóc lột nhân dân. Một sô địa chủ vừa và nhỏ có tinh thần yêu nước.
- Giai cấp nông dân: ngày càng bị bần cùng hóa, một bộ phận ra đồn điền, hầm mỏ, xí nghiệp kiếm việc làm còn đại bộ phận phải sống đời cơ cực ở nông thôn. Nông dân căm thù đế quốc phong kiến sẵn sàng hưởng ứng tham gia cuộc đấu tranh cho cá nhân, tổ chức, tầng lớp, giai cấp nào đề xướng nhằm mục tiêu tự do, ấm no, hạnh phúc.
Đề thi Lịch sử 8 học kì 2 Số 3
PHÒNG GD&ĐT VĨNH TƯỜNG |
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ II NĂM HỌC ............ Môn: Lịch sử - Lớp 8 Thời gian làm bài: 45 phút (Không kể thời gian giao đề) |
A. Phần trắc nghiệm (2.0 điểm): Hãy chọn đáp án đúng trong các câu sau:
Câu 1. Hiệp ước đầu tiên mà triều đình Huế kí với thực dân Pháp là Hiệp ước gì?
A. Hiệp ước Nhâm Tuất.
B. Hiệp ước Giáp Tuất.
C. Hiệp ước Hác-măng.
D. Hiệp ước Pa-tơ-nốt.
Câu 2. Khởi nghĩa Yên Thế (1884 - 1913) là phong trào yêu nước chống Pháp của giai cấp, tầng lớp nào?
A. Công nhân.
B. Tư sản.
C. Nông dân.
D. Địa chủ phong kiến.
Câu 3. Liên bang Đông Dương gồm những nước nào?
A. Việt Nam, Lào.
B. V
B. Việt Nam, Lào, Cam-pu-chia.
C. Lào, Cam-pu-chia.
D. VD. Việt Nam, Cam-pu-chia, Thái Lan.
Câu 4. Hệ thống giáo dục phổ thông thời Pháp thuộc gồm bao nhiêu bậc?
A. 5 bậc. B. 2 bậc. C. 4 bậc. D. 3 bậc.
B. Phần tự luận (8.0 điểm)
Câu 5 (4.5 điểm)
Nêu những nguyên nhân thực dân Pháp xâm lược nước ta. Âm mưu của thực dân Pháp khi đánh Đà Nẵng là gì? Chiến sự ở Đà Nẵng những năm 1858 - 1859 diễn ra như thế nào?
Câu 6 (3.5 điểm)
Chỉ rõ chính sách kinh tế về các ngành nông nghiệp, công, thương nghiệp và giao thông vận tải trong chương trình khai thác thuộc địa lần thứ nhất của thực dân Pháp ở Việt Nam. Các chính sách đó của Pháp nhằm mục đích gì?
Đáp án:
A. Phần trắc nghiệm: (2,0 điểm)
Câu | 1 | 2 | 3 | 4 |
Đáp án | A | C | B | D |
Thang điểm | 0,5 | 0,5 | 0,5 | 0,5 |
B. Phần tự luận: (8,0 điểm)
Câu | Nội dung | Thang điểm |
5 | Nêu những nguyên nhân thực dân Pháp xâm lược nước ta. Âm mưu của thực dân Pháp khi đánh Đà Nẵng là gì? Chiến sự ở Đà Nẵng những năm 1858 - 1859 diễn ra như thế nào? | 4.5 |
1- Nguyên nhân Pháp xâm lược Việt Nam: | ||
|
0.5 | |
|
0.5 | |
|
0.5 | |
|
0.25 | |
2 - Âm mưu của thực dân Pháp: Chiếm xong Đà Nẵng sẽ kéo thẳng ra Huế, nhanh chóng buộc nhà Nguyễn đầu hàng. | 0.5 | |
3 - Chiến sự ở Đà Nẵng: | ||
|
0.25 | |
|
0.5 | |
|
0.5 | |
|
0.5 | |
|
0.5 | |
6 | Chỉ rõ chính sách kinh tế về các ngành nông nghiệp, công, thương nghiệp và giao thông vận tải trong chương trình khai thác thuộc địa lần thứ nhất của thực dân Pháp ở Việt Nam. Các chính sách đó của Pháp nhằm mục đích gì? | 3.5 |
1- Chính sách kinh tế về các ngành: | ||
- Nông nghiệp: Thực dân Pháp đẩy mạnh việc cướp đoạt ruộng đất, lập các đồn điền. Bọn chủ đất mới vẫn áp dụng phương pháp bóc lột nông dân theo kiểu phát canh thu tô... | 0.75 | |
- Công nghiệp: Thực dân Pháp tập trung khai thác than và kim loại. Ngoài ra, Pháp còn đầu tư vào một số ngành khác như sản xuất xi măng, gạch ngói, điện nước, chế biến gỗ, giấy, diêm... | 0.75 | |
- Thương nghiệp: Pháp độc chiếm thị trường Việt Nam, hàng hóa của Pháp nhập vào Việt Nam chỉ bị đánh thuế rất nhẹ hoặc được miễn thuế, nhưng đánh thuế cao hàng hóa của các nước khác... | 0.5 | |
- Giao thông vận tải: Thực dân Pháp xây dựng hệ thống giao thông vận tải đường bộ, đường sắt để tăng cường bóc lột kinh tế và phục vụ mục đích quân sự... | 0.5 | |
2- Mục đích: Nhằm vơ vét, sức người, sức của của nhân dân Đông Dương ... | 1.0 |
Đề thi Lịch sử 8 học kì 2 Số 4
TRƯỜNG THCS BÌNH GIANG |
ĐỀ THI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC ...... MÔN: LỊCH SỬ LỚP 8 Thời gian làm bài: 45 phút |
Câu 1: (2,0 điểm) Tại sao thực dân Pháp xâm lược Việt Nam?
Câu 2: (3,0 điểm) Trình bày diễn biến khởi nghĩa Yên Thế (1884 - 1913).
Câu 3: (2,0 điểm) Trình bày tình hình chính trị, kinh tế, xã hội Việt Nam nửa cuối thế kỉ XIX.
Câu 4: (3,0 điểm) Phân tích thái độ chính trị của các giai cấp, tầng lớp trong xã hội Việt Nam sau cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất của thực dân Pháp.
Đáp án:
Câu | Đáp án | Điểm |
1 | * Nguyên nhân Pháp xâm lược Việt Nam:
|
0,5 điểm 0,5 điểm |
2 |
* Diễn biến khởi nghĩa Yên Thế 1884 - 1913 - Giai đoạn 1884 - 1892, nhiều toán nghĩa quân hoạt động riêng rẽ dưới sự chỉ huy của thủ lĩnh Đề Nắm. - Giai đoạn 1893 - 1908, nghĩa quân vừa xây dựng lực lượng vừa chiến đấu dưới sự chỉ huy của Đề Thám. - Giai đoạn 1909 - 1913, Pháp tập trung lực lượng tấn công Yên Thế, lực lượng nghĩa quân hao mòn................. Ngày 10 - 2 - 1913, Đề Thám bị sát hại, phong trào tan rã. |
1,0 điểm 1,0 điểm 1,0 điểm |
3 |
* Tình hình chính trị: - Nhà Nguyễn thực hiện chính sách nội trị, ngoại giao lỗi thời lạc hậu. Chính quyền từ trung ương đến địa phương mục rỗng. * Kinh tế - tài chính: - Công nông nghiệp đình đốn, tài chính cạn kiệt. * Xã hội: - Đời sống nhân dân cực khổ, mâu thuẫn giai cấp gây gắt. - Nhiều cuộc khởi nghĩa nông dân nổ ra. |
0,5 điểm 0,5 điểm 1,0 điểm |
4 | * Thái độ chính trị của các giai cấp, tầng lớp trong xã hội Việt Nam sau cuộc khai thác thuộc địa lần 1 của Pháp:
|
0,5 điểm 1,0 điểm 0,25 điểm 0,25 điểm 1,0 điểm |
Đề thi Lịch sử 8 học kì 2 Số 5
PHÒNG GD ĐT HUYỆN........ TRƯỜNG THCS ....... |
KIỂM TRA HỌC KỲ II Môn: SỬ– Lớp: 8 Năm học: ...... |
I/ Trắc nghiệm: (3 điểm) Chọn câu trả lời đúng, rồi ghi vào bài làm trắc nghiệm
Câu 1: Cuộc khởi nghĩa tiêu biểu nhất trong phong trào Cần Vương cuối thế kỉ XIX là:
a. Khởi nghĩa Hương Khê
b. Khởi nghĩa Bãi Sậy.
c. Khởi nghĩa Ba Đình.
d. Khởi nghĩa Hùng Lĩnh
Câu 2: Tầng lớp giai cấp có tinh thần Cách mạng triệt để nhất là:
a. Công nhân
b. Nông dân
c. Tiểu tư sản thành thị
d. Tư sản dân tộc
Câu 3: Thực dân Pháp tiến đánh Hà Nội và các tỉnh Bắc Kì lần thứ hai vào thời gian nào:
a. Năm 1880
b. Năm 1882
c. Năm 1883
d. Năm 1884
Câu 4: Phong trào Cần Vương nổ ra và phát triển trên khắp cả nước. Nơi diễn ra sôi nổi và mạnh mẽ nhất là:
a. Nam Kì
b. Trung Kì và Bắc Kì
c. Trung Kì
d. Bắc Kì
Câu 5: Đông Kinh Nghĩa Thục là trường học được sáng lập bởi:
a. Trịnh Văn Cấn
b. Phan Bội Châu
c. Lương Văn Can
d. Cường Đề
Câu 6: Nguyễn Ái Quốc ra đi tìm đường cứu nước vào thời gian nào? Ở đâu?.
a. 13/7/1911 - Sài Gòn.
b. 17/3/1911 - Sài Gòn.
c. 5/6/1911 Nhà Rồng (Sài Gòn).
d. 6/5/1911 Nhà Rồng (Sài Gòn).
II. Tự luận: (7 điểm)
Câu 1 (3,0 điểm): Trình bày chính sách khai thác thuộc địa lần thứ nhất của thực dân Pháp ở Việt Nam.
Câu 2 (2,5 điểm): Nguyễn Ái Quốc ra đi tìm đường cứu nước trong hoàn cảnh nào? Con đường tìm chân lý cứu nước của Nguyễn Ái Quốc có gì độc đáo khác với lớp người đi trước?
Câu 3 (1,5 điểm): Nêu điểm giống và khác giữa các phong trào yêu nước đầu TK XX với phong trào yêu nước cuối TK XIX
Tài liệu vẫn còn mời các bạn tải về
............................................
Ngoài Bộ đề thi học kì 2 môn Lịch sử lớp 8. Mời các bạn học sinh còn có thể tham khảo các đề thi học kì 2 lớp 8 các môn Toán, Văn, Anh, Lý, Địa, Sinh mà chúng tôi đã sưu tầm và chọn lọc. Với đề thi học kì 2 lớp 8 này giúp các bạn rèn luyện thêm kỹ năng giải đề và làm bài tốt hơn. Chúc các bạn ôn thi tốt
Đề thi học kì 2 lớp 8 Môn khác
- Đề kiểm tra học kì II lớp 8 môn Ngữ văn
- 15 Đề thi học kì 2 Toán 8 năm 2022 - Có đáp án
- 20 Bộ đề thi Hóa 8 học kì 2 năm 2021 - 2022 Có đáp án
- 7 Đề thi tiếng Anh lớp 8 học kì 2 có đáp án năm 2022
- Bộ đề thi học kì 2 môn Lịch sử lớp 8
- Bộ đề thi học kì 2 môn Địa lý lớp 8
- Bộ đề thi học kì 2 môn Sinh học lớp 8
- Đề kiểm tra học kì II lớp 8 môn Giáo dục công dân
- Đề kiểm tra học kì 2 môn Vật lý lớp 8