Đề kiểm tra học kì 2 môn Lịch sử lớp 8 năm học 2014-2015 trường THCS Đông Kinh, Lạng Sơn là đề thi học kì 2 môn Sử lớp 8 dành cho các bạn tham khảo, chuẩn bị cho bài kiểm tra học kì 2, bài kiểm tra cuối năm môn Lịch sử lớp 8 được tốt nhất. Chúc các bạn học tốt.

Đề thi học kì 2 lớp 8 môn Lịch sử

TRƯỜNG THCS ĐÔNG KINH

-----------------------

ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ II NĂM HỌC 2014-2015

MÔN: LỊCH SỬ 8

Thời gian: 45 phút (không kể thời gian phát đề)

PHẦN I. TRẮC NGHIỆM (4 điểm):

Câu 1. Hãy nối một ô ở cột thời gian với một ô ở cột sự kiện bằng các mũi tên sao cho phù hợp

Thời gian

Sự kiện

a. 01.9.1858

1. Pháp nổ súng xâm lược nước ta

b. 02.1859

2. Pháp chiếm Gia Định, Định Tường, Biên Hoà, Vĩnh Long

c. Đến 02.1861

3. Pháp kéo quân vào Gia Định

d. 6.1867

4. Pháp đánh thành Hà Nội

e. 20.11.1873

5. Pháp chiếm ba tỉnh miền Tây Nam Kỳ

f. 18.8.1883

6. Pháp đánh thẳng vào kinh đô Huế

g. 6.6.1884

7. Hiệp ước Nhâm Tuất được kí kết

h. 5.6.1862

8. Hiệp ước Patơnôt được kí kết

PHẦN II. TỰ LUẬN (6 điểm)

Câu 2 (2,5 điểm): Thái độ của từng giai cấp, tầng lớp đối với cách mạng giải phóng dân tộc như thế nào? điền vào dấu (…)

  • Địa chủ…………………………..………..…………………………………..
  • Nông dân……………………..…………..……………………………………
  • Tư sản……………………………………..…………………………………..
  • Tiểu tư sản………………..……………..…………………………………….
  • Công nhân...……………………………..…………………………………….

Câu 3 (3,5 điểm): Từ năm 1858, triều đình Huế đã kí với thực dân Pháp những bản hiệp ước nào? Nội dung cơ bản của các hiệp ước đó. Nhận xét của em về triều đình Huế.

Đáp án đề thi học kì 2 lớp 8 môn Lịch sử

PHẦN I. TRẮC NGHIỆM (4 điểm):

Câu

a

b

c

d

e

F

g

h

Nối

1

3

2

5

4

6

8

7

Điểm

0,5

0,5

0,5

0,5

0,5

0,5

0,5

0,5

PHẦN II. TỰ LUẬN (6 điểm):

Câu 2 (2,5 điểm):

Thái độ:

  • Địa chủ: Đa số trở thành tay sai của Pháp, một số vừa và nhỏ có tinh thần yêu nước. (0,5đ)
  • Nông dân: là lực lượng đông đảo nhất, sẵn sàng hưởng ứng tham gia các cuộc đấu tranh giành tự chủ. (0,5đ)
  • Tư sản: chưa dám tỏ thái độ hưởng ứng hay tham gia các cuộc vận động cách mạng giải phóng dân tộc. (0,5đ)
  • Tiểu tư sản: có ý thức dân tộc, tích cực tham gia vào các vận động cứu nước đầu thế kỷ XX. (0,5đ)
  • Công nhân: sớm có tinh thần đấu tranh. (0,5đ)

Câu 3 (3,5 điểm):

  • Từ năm 1858 đền năm 1885, triều đình Huế ký với Pháp:
    • Hiệp ước Nhâm Tuất (05.6.1862) (0,25đ)
    • Hiệp ước Giáp Tuất (15.3.1874) (0,25đ)
    • Hiệp ước Quý Mùi (25.8.1883) (0,25đ)
    • Hiệp ước Patơnốt (06.6.1884) (0,25đ)
  • Nội dung cơ bản:
    • Hiệp ước Nhâm Tuất (05.6.1862): thừa nhận quyền cai quản của Pháp ở ba tỉnh miền Đông Nam Kỳ và đảo Côn Lôn. Mở ba cửa biển cho Pháp vào buôn bán; bãi bỏ lệnh cấm đạo, bồi thường chiến phí cho Pháp, Pháp “trả lại” thành Vĩnh Long khi dân chúng ngừng kháng chiến. (0,5đ)
    • Hiệp ước Giáp Tuất (15.3.1874): Pháp rút quân khỏi Bắc Kỳ, trièu đình Huế chính thức thừa nhận 6 tỉnh Nam Kỳ hoàn toàn thuộc Pháp. (0,5đ)
    • Hiệp ước Quý Mùi (25.8.1883): triều đình chính thức thừa nhận nền bảo hộ ở Bắc Kỳ và Trung kỳ, Nam Kỳ thuộc Pháp, triều đình chỉ cai quản Trung Kỳ nhưng thông qua khâm sứ Pháp, công sứ Pháp ở Bắc Kỳ thường xuyên kiểm soát công việc của quan lại, nắm quyền trị an và nội vụ. Pháp nắm ngoại giao, triều đình rút quân đội ở Bắc Kỳ về Trung Kỳ. (0,5đ)
    • Hiệp ước Patơnốt (06.6.1884): Về cơ bản giống hiệp ước Quý Mùi.
  • Nhận xét: nhu nhược, hèn nhát, bảo thủ… (0,5đ)
Nếu bạn không thấy đề thi được hiển thị. Vui lòng tải về để xem. Nếu thấy hay thì các bạn đừng quên chia sẻ cho bạn bè nhé!