Bộ đề thi Công nghệ lớp 6 học kì 1 Sách mới năm 2023 - 2024 bao gồm 8 đề thi 3 bộ sách mới Kết nối tri thức, Chân trời sáng tạo, Cánh Diều. Toàn bộ đề thi có đáp án chi tiết cho từng đề. Sau đây mời các em học sinh cùng theo dõi chi tiết.

Lưu ý: toàn bộ 8 đề thi và đáp án đều có trong file tải. Mời các bạn tải về xem trọn bộ

Link tải trọn bộ đề thi, đáp án ma trận Đề thi học kì 1 lớp 6 sách mới

1. Đề thi cuối kì 1 lớp 6 môn công nghệ Kết nối tri thức

Đề thi Công nghệ 6 KNTT số 1

MA TRẬN ĐỀ ĐÁNH GIÁ CUỐI HỌC KÌ I

MÔN: CÔNG NGHỆ, LỚP 6 - THỜI GIAN LÀM BÀI: 45 PHÚT

TT

Nội dung kiến thức

Đơn vị kiến thức

Mức độ nhận thức

Tổng

Điểm

số

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

Vận dụng cao

Số CH

Thời gian

(phút)

Số CH

Thời gian

(phút)

Số CH

Thời gian

(phút)

Số CH

Thời gian

(phút)

Số CH

Thời gian

(phút)

TN

TL

1

Nhà ở

(7 tiết)

1.1 Khái quát về nhà ở (2 tiết)

3

2.25

2

3.0

5

5.25

1.25

1.2 Xây dựng nhà ở

(3 tiết)

1

0.75

1

1.5

2

2.25

0.5

1.3 Ngôi nhà thông minh (2 tiết)

2

1.5

1

1.5

3

3.0

0.75

2

Bảo quản và chế biến thực phẩm

(7 tiết)

2.1 Thực phẩm và dinh dưỡng (2 tiết)

4

3,0

2

3.0

1

5

6

1

11.0

3.5

2.2 Phương pháp bảo quản và chế biến thực phẩm (3 tiết)

4

3.0

4

6.0

1

10

8

1

19.0

3.0

2.3 Dự án bữa ăn kết nối yêu thương

(2 tiết)

2

1.5

2

3.0

4

4.5

1.0

Tổng

16C

12p

12C

18p

1C

10p

1C

5p

28C

2C

45p

10đ

Tỉ lệ (%)

40%

30%

20%

10%

100%

Tỉ lệ chung (%)

70%

30%

KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ CUỐI HỌC KÌ I CÔNG NGHỆ 6

A. TRẮC NGHIỆM (7,0 điểm) Chọn đáp án đúng.

Câu 1. Nhà ở gồm các phần chính nào?

A. Móng nhà, thân nhà, mái nhà.

B. Sàn nhà, khung nhà, móng nhà.

C. Thân nhà, mái nhà, cửa ra vào, cửa sổ .

D. Móng nhà, sàn nhà, khung nhà, mái nhà.

Câu 2. Để kết dính các viên gạch với nhau, người ta sử dụng hỗn hợp:

A. Vữa xi măng - cát.

B. Vữa xi măng - thép.

C. Vữa xi măng - sắt.

D. Vữa xi măng - đồng.

Câu 3. Nhà ở có đặc điểm chung nào?

A. Kiến trúc và màu sắc.

B. Cấu tạo và phân chia các khu vực chức năng.

C. Vật liệu xây dựng và cấu tạo.

D. Kiến trúc và phân chia các khu vực chức năng.

Câu 4. Quy trình xây dựng nhà ở gồm:

A. Thi công → Chuẩn bị → Hoàn thiện

B. Thiết kế → Thi công thô → Hoàn thiện.

C. Hoàn thiện → Thi công → Chuẩn bị

D. Thi công → Hoàn thiện → Chuẩn bị.

Câu 5. Hình ảnh nhà sau đây thuộc kiến trúc gì?

A. Nhà sàn.

B. Nhà chung cư.

C. Nhà nổi.

D. Nhà biệt thự.

Câu 6. Nhóm thực phẩm nào cung cấp năng lượng cho cơ thể, tích trữ dưới da ở dạng lớp mỡ để bảo vệ cơ thể và giúp chuyển hóa một số loại vitamin?

A. Nhóm thực phẩm giàu chất khoáng.

B. Nhóm thực phẩm giàu chất đạm.

C. Nhóm thực phẩm giàu chất béo.

D. Nhóm thực phẩm giàu vitamin.

Câu 7. Nhóm thực phẩm nào giúp cho sự phát triển của xương, hoạt động của cơ bắp, cấu tạo hồng cầu?

A. Nhóm thực phẩm giàu chất béo.

B. Nhóm thực phẩm giàu chất vitamin.

C. Nhóm thực phẩm giàu chất đạm.

D. Nhóm thực phẩm giàu chất khoáng.

Câu 8: Phương pháp sử dụng nhiệt độ thấp để ngăn ngừa, làm chậm sự phát triển của vi khuẩn là phương pháp bảo quản nào?

A. Ướp đá

B. Làm khô

C. Ngâm đường

D. Hút chân không

Câu 9. Các món ăn trong bữa ăn hằng ngày bao gồm các món nào?

A. Canh, dưa chua.

B. Món canh, món mặn, món rau.

C. Món xào.

D. Món mặn.

Câu 10. Các thiết bị trong ngôi nhà thông minh được điều khiển từ xa bởi các thiết bị như:

A. Điện thoại đời cũ, máy tính bảng có kết nối internet.

B. Điện thoại, máy tính bảng không có kết nối internet.

C. Điều khiển, máy tính không có kết nối internet.

D. Điện thoại thông minh, máy tính bảng có kết nối internet.

Câu 11. Các hình thức cảnh báo các tình huống gây mất an ninh, an toàn như:

A. Chuông báo, tin nhắn, đèn báo, hình ảnh, camera.

B. Chuông báo, tin nhắn, đèn báo, cuộc gọi tự động tới chủ nhà

C. Tin nhắn, đèn báo, cuộc gọi tự động tới chủ nhà

D. Chuông báo, đèn báo, cuộc gọi tự động tới chủ nhà

Câu 12. Nguyên tắc hoạt động của hệ thống trong ngôi nhà thông minh?

A. Xử lý - Chấp hành - Nhận lệnh - Hoạt động.

B. Hoạt động - Xử lý - Chấp hành - Nhận lệnh

C. Nhận lệnh - Xử lý - Chấp hành

D. Nhận lệnh - Chấp hành - Xử lý - Hoạt động.

Câu 13: Tìm phát biểu sai về các biện pháp bảo quản thực phẩm:

A. Rau, củ ăn sống nên rửa cả quả, gọt vỏ trước khi ăn

B. Rửa thịt sau khi đã cắt thành từng lát.

D. Không để ruồi bọ đậu vào thịt cá.

D. Giữ thịt cá ở nhiệt độ thích hợp để sử dụng lâu dài.

Câu 14. Loại thực phẩm nào cần ăn hạn chế nhất trong tháp dinh dưỡng cân đối?

A. Muối.

B. Đường.

C. Dầu mỡ.

D. Thịt.

Câu 15. Bảo quản thực phẩm có vai trò gì?

A. Làm chậm quá trình thực phẩm bị hư hỏng.

B. Đảm bảo chất lượng và chất dinh dưỡng của thực phẩm trong thời gian dài.

C. Làm chậm quá trình thực phẩm bị hư hỏng, kéo dài thời gian sử dụng mà vẫn được đảm bảo chất lượng và chất dinh dưỡng của thực phẩm.

D. Ngăn chặn việc thực phẩm bị hư hỏng.

Câu 16. Chế biến thực phẩm có vai trò gì?

A. Xử lí thực phẩm để tạo ra các món ăn.

B. Xử lí thực phẩm để bảo quản thực phẩm.

C. Tạo ra các món ăn đầy đủ chất dinh dưỡng và hấp dẫn.

D. Xử lí thực phẩm để tạo ra món ăn đầy đủ chất dinh dưỡng, đa dạng và hấp dẫn.

Câu 17. Phương pháp nào sau đây là phương pháp bảo quản thực phẩm?

A. Làm khô.

B. Luộc và trộn hỗn hợp.

C. Làm chín thực phẩm.

D. Nướng và muối chua.

Câu 18. Em hãy cho biết yêu cầu dinh dưỡng sau đây phù hợp với nhóm người nào? “Đang trong giai đoạn phát triển nên cần được cung cấp nhiều chất đạm hơn so với người lớn.”

A. Người cao tuổi.

B. Trẻ em đang lớn.

C. Trẻ sơ sinh.

D. Người lao động nặng nhọc.

Câu 19. Trong các bữa ăn dưới đây, em hãy cho biết bữa ăn nào có thành phần các nhóm thực phẩm hợp lí ?

A. Bữa ăn số 1.

B. Bữa ăn số 2.

C. Bữa ăn số 3.

D. Không có bữa ăn nào hợp lí.

Câu 20. Nêu quy trình chế biến món salad hoa quả?

A. Chế biến thực phẩm → Sơ chế món ăn → Trình bày món ăn

B. Sơ chế thực phẩm → Trình bày món ăn

C. Sơ chế thực phẩm → Trộn → Trình bày món ăn

D. Sơ chế thực phẩm → Lựa chọn thực phẩm → Chế biến món ăn

Câu 21. Nêu những biện pháp đảm bảo an toàn thực phẩm?

A. Rau, quả, thịt, cá.. phải mua tươi hoặc ướp lạnh

B. Thực phẩm đóng hộp phải chú ý hạn sử dụng

C. Tránh để lẫn lộn thực phẩm sống với thực phẩm cần nấu chín

D. Tất cả các đáp án trên

Câu 22. Biện pháp bảo quản thực phẩm nào sau đây là không đúng?

A. Khoai tây để nơi khô, thoáng, tránh ánh nắng

B. Cá ướp muối hoặc cất trong tủ lạnh Cá ướp muối hoặc cất trong tủ lạnh

C. Đậu, đỗ, lạc phơi khô cất trong lọ thủy tinh đậy kín

D. Rau mua về rửa sạch ngay

Câu 23. Món ăn nào dưới đây được chế biến bằng phương pháp không sử dụng nhiệt?

A. Canh cua mồng tơi. C. Rau muống luộc.

B. Trứng tráng. D. Dưa chua.

Câu 24. Hỗn hợp nước trộn trong món trộn dầu giấm gồm những nguyên liệu nào dưới đây?

A. Giấm, đường, nước mắm, ớt, tỏi, chanh. B. Nước mắm, đường, tỏi, ớt, chanh.

C. Giấm, đường, dầu ăn, chanh, tỏi phi. D. Chanh, dầu ăn, đường, nước mắm.

Câu 25. Vitamin nào sau đây giúp làm sáng mắt, làm chậm quá trình lão hóa của cơ thể?

A. Vitamin B B. Vitamin D

C. Vitamin A D. Vitamin C

Câu 26. Trong các quy trình dưới đây, đâu là thứ tự các bước chính xác trong quy trình chung chế biến thực phẩm?

A. Chế biến thực phẩm → Sơ chế món ăn → Trình bày món ăn.

B. Lựa chọn thực phẩm → Sơ chế món ăn → Chế biến món ăn.

C. Sơ chế thực phẩm → Chế biến món ăn → Trình bày món ăn.

D. Sơ chế thực phẩm → Lựa chọn thực phẩm → Chế biến món ăn.

Câu 27. Chất dinh dưỡng nào trong thực phẩm dễ bị hư tổn nhiều trong quá trình chế biến?

A. Chất béo. C. Vitamin.

B. Tinh bột. D. Chất đạm.

Câu 28: Biện pháp nào sau đây có tác dụng phòng tránh nhiễm độc thực phẩm?

A. Không ăn những thức ăn nhiễm độc tố

B. Dùng thức ăn không có nguồn gốc rõ ràng

C. Sử dụng đồ hộp hết hạn sử dụng

D. Ăn khoai tây mọc mầm

B. TỰ LUẬN (3,0 điểm).

Câu 29.(2,0 điểm): Kể tên các món ăn thường ngày mà gia đình em thường dùng và sắp xếp chúng vào từng nhóm phương pháp chế biến phù hợp.

Câu 30.(1,0 điểm): Em hãy phân loại những thực phẩm dưới đây theo các nhóm thực phẩm chính: Thịt lợn, cà rốt, cua, dầu ăn, bánh mì, bơ, tôm, đậu cô ve, gạo, khoai lang, mở heo, rau muống.

------------HẾT-----------

Xem đáp án đề 1 trong file tải về

Đề thi Công nghệ 6 KNTT số 2

Câu 1. Phần nào sau đây của ngôi nhà ở vị trí thấp nhất?

A. Mái nhà.

B. Khung nhà

C. Móng nhà

D. Sàn nhà

Câu 2. Em hãy cho biết, kiến trúc nhà ở đặc trưng của Việt Nam có mấy loại?

A. 1

B. 2

C. 3

D. 4

Câu 3. Bảo quản thực phẩm là quá trình xử lí thực phẩm:

A. Kéo dài thời gian sử dụng thực phẩm.

B. Vẫn đảm bảo chất lượng sản phẩm.

C. Vẫn đảm bảo chất dinh dưỡng của thực phẩm.

D. Cả 3 đáp án trên

Câu 4. An toàn vệ sinh thực phẩm có ý nghĩa như thế nào?

A. Giữ cho thực phẩm không biến chất.

B. Thực phẩm không bị chất độc xâm hại.

C. Thực phẩm không bị vi khuẩn xâm nhập.

D. Cả 3 đáp án trên

Câu 5. Để đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm trong bảo quản, chế biến thực phẩm cần thực hiện công việc nào sau đây?

A. Để riêng thực phẩm sống và chín.

B. Sử dụng riêng dụng cụ dùng cho thực phẩm sống và chín.

C. Rửa tay sạch trước khi chế biến thực phẩm

D. Cả 3 đáp án trên

Câu 6. Đối với phương pháp làm lạnh, thực phẩm được bảo quản ở nhiệt độ nào?

A. – 1oC

B. Trên 7oC

C. Từ 1oC đến 7oC

D. Dưới 0oC

Câu 7. Em hãy cho biết, để xây dựng một ngôi nhà cần thực hiện theo mấy bước chính?

A. 1 B. 2

C. 3 D. 4

Câu 8. Hãy chỉ ra thứ tự các bước chính xây dựng nhà ở?

A. Thi công thô, Thiết kế, Hoàn thiện.

B. Thiết kế, Thi công thô, Hoàn thiện.

C. Thiết kế, Hoàn thiện, Thi công thô.

D. Thi công thô, Hoàn thiện, Thiết kế

Câu 9. Thực phẩm nào sau đây không nên bảo quản trong ngăn lạnh quá 24 giờ?

A. Trái cây B. Các loại rau

C. Các loại củ D. Thịt, cá

Câu 10. Người ta tiến hành làm khô thực phẩm bằng cách nào?

A. Phơi dưới ánh nắng mặt trời

B. Sử dụng máy sấy

C. Có thể phơi hoặc sử dụng máy sấy

D. Đáp án khác

Câu 11. Người ta phân phương pháp chế biến thực phẩm thành mấy loại?

A. 1 B. 2

C. 3 D. 4

Câu 12. Phương pháp làm chín thực phẩm trong chất béo ở nhiệt độ cao đó là:

A. Luộc B. Rán

C. Nướng D. Kho

Câu 13. Vật liệu nào sau đây không dùng để dựng tường?

A. Cát B. Gạch

C. Ngói D. Xi măng

Câu 14. Để tạo ra bê tông, người ta dùng vật liệu nào?

A. Đá nhỏ B. Xi măng

C. Nước D. Cả 3 đáp án trên

Câu 15. Với phương pháp làm lạnh, thực phẩm được bảo quản trong thời gian bao lâu?

A. Trên 7 ngày B. Vài tháng

C. Từ 3 đến 7 ngày D. Vài tuần

Câu 16. Em hãy cho biết quy trình thực hiện món salad hoa quả gồm mấy bước?

A. 1 B. 2

C. 3 D. 4

Câu 17. Em hãy cho biết món nộm rau muống tôm thịt có quy trình thực hiện theo mấy bước?

A. 4 B. 3

C. 2 D. 1

Câu 18. Hoạt động nào sau đây không thuộc nhóm hệ thống an ninh, an toàn trong ngôi nhà thông minh?

A. Điều khiển camera giám sát.

B. Điều khiển khóa cửa.

C. Điều khiển thiết bị báo cháy.

D. Điều khiển hệ thống âm thanh

Câu 19. Trong ngôi nhà thông minh thường có hệ thống điều khiển tự động, bán tự động nào sau đây?

A. Hệ thống an ninh, an toàn.

B. Hệ thống kiểm soát nhiệt độ

C. Hệ thống giải trí

D. Cả 3 đáp án trên

Câu 20. Có mấy phương pháp chế biến thực phẩm không sử dụng nhiệt?

A. 1 B. 2

C. 3 D. 4

Câu 21. Món ăn sau phương pháp chế biến nào có ưu điểm là có độ giòn, độ ngậy?

A. Luộc B. Kho

C. Nướng D. Rán

Câu 22. Hãy cho biết hình ảnh sau đây thuộc nhóm thực phẩm nào?

A. Nhóm giàu chất tinh bột, đường và xơ

B. Nhóm giàu chất đạm

C. Nhóm giàu chất béo

D. Nhóm giàu chất khoáng

Câu 23. Nhóm thực phẩm sau đây giàu chất gì?

Mỡ động vật, dầu thực vật, bơ

A. Nhóm giàu chất tinh bột, đường và xơ

B. Nhóm giàu chất đạm

C. Nhóm giàu chất béo

D. Nhóm giàu chất khoáng

Câu 24. Loại chất khoáng nào sau đây tham gia vào quá trình cấu tạo và là thành phần của hồng cầu trong máu?

A. Sắt

B. Canxi

C. I ốt

D. Cả 3 đáp án trên

Câu 25. Em hiểu thế nào là sử dụng năng lượng điện tiết kiệm và hiệu quả?

A. Sử dụng đúng lúc.

B. Sử dụng đúng chỗ.

C. Sử dụng ít năng lượng mà vẫn đảm vảo nhu cầu.

D. Sử dụng đúng lúc, đúng chỗ, sử dụng ít năng lượng mà vẫn đảm bảo được nhu cầu.

Câu 26. Ý nghĩa của việc lắp đặt hệ thống năng lượng mặt trời trên mái nhà là:

A. Tạo ra nguồn năng lượng sạch.

B. Tạo ra nguồn năng lượng thân thiện với môi trường.

C. Tiết kiệm tiền điện.

D. Tạo ra nguồn năng lượng sạch, thân thiện với môi trường và tiết kiệm tiền điện.

Câu 27. Việc làm nào sau đây cho thấy ăn không đúng cách?

A. Nhai kĩ

B. Vừa ăn vừa xem tivi

C. Tập trung cho việc ăn uống.

D. Tạo bầu không khí thân mật, vui vẻ trong bữa ăn.

Câu 28. Hãy cho biết đâu là trang phục?

A. Giày

B. Thắt lưng

C. Quần áo

D. Cả 3 đáp án trên

Câu 29. Hãy cho biết, khu vực nào trong ngôi nhà có chức năng cho các thành viên trong nhà sáng tạo ra những món ăn ngon

A. Phòng khách B. Phòng bếp

C. Phòng tắm D. Phòng ngủ

Câu 30. Trang phục có vai trò nào sau đây?

A. Che chở cho con người.

B. Bảo vệ cơ thể con người khỏi tác hại của thời tiết.

C. Góp phần tôn lên vẻ đẹp của con người.

D. Cả 3 đáp án trên

Câu 31. Trang phục góp phần tôn lên vẻ đẹp của người mặc nhờ:

A. Chọn tranh phục phù hợp với vóc dáng cơ thể.

B. Chọn trang phục phù hợp với hoàn cảnh sử dụng.

C. Chọn trang phục phù hợp với vóc dáng cơ thể và hoàn cảnh sử dụng.

D. Đáp án khác

Câu 32. Theo giới tính, người ta chia trang phục làm mấy loại?

A. 4 B. 3

C. 2 D. 1

Câu 33. Khi lựa chọn và sử dụng trang phục, cần căn cứ vào mấy đặc điểm?

A. 1 B. 2

C. 3 D. 4

Câu 34. Theo em, khu vực bếp ăn không có đồ dùng nào sau đây?

A. Bếp điện

B. Chậu rửa bát

C. Bàn ăn

D. Giường ngủ

Câu 35. Nhà nổi thường có ở khu vực nào?

A. Tây Bắc

B. Tây Nguyên

C. Đồng bằng sông Cửu Long

D. Trung du Bắc Bộ

Câu 36. Đặc điểm nào sau đây thể hiện bề ngoài của trang phục, thể hiện tính thẩm mĩ, tính đa dạng của trang phục?

A. Chất liệu

B. Kiểu dáng

C. Màu sắc

D. Cả 3 đáp án trên

Câu 37. Dựa theo nguồn gốc sợi dệt, vải được chia thành mấy loại chính?

A. 1 B. 2

C. 3 D. 4

Câu 38. Loại vải nào được dệt bằng các sợi có nguồn gốc từ thiên nhiên?

A. Vải sợi thiên nhiên

B. Vải sợi hóa học

C. Vải sợi pha

D. Cả 3 đáp án trên

Câu 39. Loại vải nào có ưu điểm độ hút ẩm cao, mặc thoáng mát và ít nhàu?

A. Vải sợi nhân tạo

B. Vải sợi tổng hợp

C. Vải sợi pha

D. Vải sợi thiên nhiên

Câu 40. Hãy cho biết, nhóm thực phẩm nào cung cấp năng lượng cho cơ thể, tích trữ dưới da ở dạng lớp mỡ để bảo vệ co thể và giúp chuyển hóa một số loại vitamin.

A. Nhóm thực phẩm giàu chất khoáng.

B. Nhóm thực phẩm giàu chất đạm.

C. Nhóm thực phẩm giàu chất béo.

D. Nhóm thực phẩm giàu vitamin.

Đáp án đề thi Công nghệ 6 HK1 số 2

1 - C

2 -C

3 -D

4 -D

5 -D

6 -C

7 -C

8 -B

9-D

10- C

11 -B

12 -B

13 -C

14 –D

15 -C

16 -C

17 -B

18 -D

19 -D

20 -B

21 -D

22 -B

23 -C

24 -A

25 -D

26 -D

27 -B

28 -D

29 -B

30 -D

31 -C

32 -C

33 -D

34 -D

35 -C

36 -B

37 -C

38 -A

39 -A

40 -C

Đề thi học kì 1 Công nghệ 6 KNTT Số 3

1. Trắc nghiệm (3 điểm):

Câu 1. Nhà ở bao gồm các phần chính sau

A. Móng nhà, sàn nhà, khung nhà, tường, mái nhà, cửa ra vào, cửa sổ.

B. Sàn nhà, khung nhà, cửa ra vào, cửa sổ

C. Khung nhà, tường, mái nhà, cửa ra vào, cửa sổ

D. Móng nhà, sàn nhà, tường, mái nhà

Câu 2. Nhà ở được phân chia thành các khu vực chức năng sinh hoạt như:

A. Khu vực sinh hoạt chung, khu vực nghỉ ngơi

B. Khu vực sinh hoạt chung, khu vực nghỉ ngơi, khu vực thờ cúng, khu vực nấu ăn, khu vực vệ sinh

C. Khu vực thờ cúng, khu vực nấu ăn, khu vực vệ sinh

D. Khu vực nghỉ ngơi, khu vực nấu ăn, khu vực vệ sinh

Câu 3. Các thiết bị trong ngôi nhà thông minh được điều khiển từ xa bởi các thiết bị như

A. Điện thoại đời cũ, máy tính bảng có kết nối in-tơ-net.

B. Điện thoại, máy tính bảng không có kết nối in-tơ-net.

C. Điều khiển, máy tính không có kết nối in-tơ-net.

D. Điện thoại thông minh, máy tính bảng có kết nối in-tơ-net.

Câu 4. Các thiết bị lắp đặt giúp cảnh báo các tình huống gây mất an ninh, an toàn như:

A. Có người lạ đột nhập, quên đóng cửa.

B. Quên đóng cửa, có nguy cơ cháy nổ xảy ra.

C. Quên đóng cửa, có nguy cơ cháy nổ xảy ra, có người lạ đột nhập xảy ra.

D. Có nguy cơ cháy nổ xảy ra, có người lạ đột nhập xảy ra.

Câu 5: Các hình thức cảnh báo các tình huống gây mất an ninh, an toàn như

A. Chuông báo, tin nhắn, đèn báo.

B. Chuông báo, tin nhắn, đèn báo, cuộc gọi tự động tới chủ nhà

C. Tin nhắn, đèn báo, cuộc gọi tự động tới chủ nhà

D. Chuông báo, đèn báo, cuộc gọi tự động tới chủ nhà

Câu 6. Nguyên tắc hoạt động của hệ thống trong ngôi nhà thông minh

A. Xử lý- Chấp hành- Nhận lệnh- Hoạt động.

B. Hoạt động- Xử lý- Chấp hành- Nhận lệnh

C. Nhận lệnh- Xử lý- Chấp hành

D. Nhận lệnh- Xử lý- Chấp hành- Hoạt động.

II- Tự luận: (7 điểm)

Câu 1: (2 điểm) Em hãy nêu vai trò của nhà ở? Ngôi nhà thông minh có những đặc điểm nào?

Câu 2: (1 điểm) Em hãy cho biết ngôi nhà e ở thuộc kiến trúc nhà nào? Được xây dựng bằng những loại vật liệu nào?

Câu 3: (4 điểm) Gia đình em thường bảo quản thực phẩm bằng phương pháp nào? Hãy trình bày cách làm của một phương pháp bảo quản cụ thể?

Đáp án Đề thi học kì 1 lớp 6 môn Công nghệ

Câu

1

2

3

4

5

6

Đáp án

A

B

D

C

B

C

Câu

Đáp án

Điểm

Câu 1

* Vai trò của nhà ở

- Là công trình được xây dựng với mục đích để ở

- Bảo vệ con người trước những tác động xấu của thiên nhiên và xã hội, phục vụ các nhu cầu sinh hoạt của cá nhân hoặc hộ gia đình.

Ngôi nhà thông minh có những đặc điểm:

- Tiện ích, an ninh, an toàn

- Tiết kiệm năng lượng

0.5

0.5

0.5

0,5

Câu 2

- HS nêu được nhà mình ở thuộc kiến trúc nào

- Xây dụng bằng vật liệu gì đày đủ

0,5

0,5

Câu 3

- Làm lạnh: bảo quản trong ngăn mát trái cây, rau củ để ăn trong tuần.

- Đông lạnh: gồm thịt, cá trong ngăn đông để sử dụng trong vài tuần.

- Làm khô: phơi khô hành tỏi dưới ánh nắng mặt trời, phơi khô thóc lúa

- Trình bày cách bảo quản của một loại thực phẩm cụ thể

1

1

1

1

2. Đề thi cuối kì 1 lớp 6 môn công nghệ Cánh Diều

I. PHẦN TRẮC NGHIỆM (4,0 điểm)

Câu 1: Loại thực phẩm nào sau đây có nhiều tinh bột?

A. Thịt

B. Khoai

C. Rau

D. Cá

Câu 2: Các phần chính của nhà là:

A. Móng, sàn, khung, tường, mái, cửa.

B. Mái, tường, cửa chính, cửa sổ.

C. Nồi cơm điện, tủ lạnh, máy giặt, tivi.

D. Phòng khách, phòng ngủ, bếp.

Câu 3: Thực phẩm nào sau đây giàu vitamin, chất khoáng?

A. Thịt

B. Khoai

C. Rau

D. Nước cam

Câu 4: Để đảm bảo an toàn lao động trong xây dựng nhà ở:

A. Cần đảm bảo an toàn cho cả người lao động, người và môi trường xung quanh.

B. Cần làm giàn giáo chắc chắn là được.

C. Chỉ cần đảm bảo an toàn cho người lao động bằng các trang thiết bị bảo hộ lao động.

D. Chỉ cần đảm bảo an toàn khu vực thi công bằng các biển báo.

Câu 5: Phương pháp bảo quản đông lạnh thường áp dụng cho loại thực phẩm nào dưới đây?

A. Bảo quản Lạc

B. Bảo quản Thịt

C. Bảo quản Cà chua

D. Bảo quản Táo

Câu 6: Đặc điểm nào sau đây không phải là đặc điểm của ngôi nhà thông minh:

A. Tính an toàn cao.

B. Tính tiện nghi.

C. Tiết kiệm năng lượng.

D. Tính vùng miền.

Câu 7: Sữa chua được chế biến theo phương pháp nào?

A. Phơi sấy

B. Đóng hộp

C. Lên men

D. Luộc, hấp

Câu 8: Dấu hiệu thể hiện tính tiện nghi của ngôi nhà thông minh là:

A. Tự điều chỉnh mức tiêu hao năng lượng theo yêu cầu của người sử dụng.

B. Kiểm soát an ninh và cảnh báo rủi ro.

C. Thiết bị hoạt động tự động hoặc điều khiển từ xa.

D. Thiết bị trong gia đình tiết kiệm điện.

II. PHẦN TỰ LUẬN (6,0 điểm)

Câu 9. (3,0 điểm) Nêu tên các phương pháp bảo quản thực phẩm phổ biến, mỗi phương pháp lấy ví dụ về 1 loại thực phẩm thường được bảo quản theo phương pháp đó?

Câu 10. (1,0 điểm) Hãy mô tả ngôi nhà thông minh mơ ước của em?

Câu 11. (1,0 điểm) Nhà em đang ở có những khu vực chính nào?

Câu 12. (1,0 điểm) Nhu cầu nước khuyến nghị cho trẻ tứ 10 - 18 tuổi là 40 ml/kg cân nặng/ngày.

a. Em nặng bao nhiêu kg?

b. Hãy tính xem 1 ngày em cần phải uống ít nhất là bao nhiêu nước?

Đáp án Đề thi học kì 1 lớp 6 môn Công nghệ

I. PHẦN TRẮC NGHIỆM (4,0 điểm)

Câu

1

2

3

4

5

6

7

8

Đáp án

B

A

D

A

B

D

C

C

(Mỗi đáp án đúng được 0,5 điểm)

II. PHẦN TỰ LUẬN (6,0 điểm)

Câu

Đáp án

Biểu điểm

Câu 10

(3 đ)

1. Bảo quản ở nhiệt độ phòng:

- Bảo quản thoáng: Bảo quản khoai lang, khoai tây…

- Bảo quản kín: Bảo quản thóc, gạo…

2. Bảo quản ở nhiệt độ thấp:

- Bảo quản lạnh: Bảo quản rau, quả…

- Bảo quản đông lạnh: Bảo quản thịt, cá…

3. Bảo quản bằng đường hoặc muối:

- Bảo quản bằng đường: Bảo quản quả mận, quả dâu…

- Bảo quản bằng muối: Bảo quản rau, cá…

0,5

0,5

0,5

0,5

0,5

0,5

Câu 11

(1,0 đ)

Mô tả ngôi nhà thông minh mơ ước của em

Gợi ý:

- Ngôi nhà được lắp đặt các thiết bị thông minh thành hệ thống và được điều khiển tự động hoặc từ xa.

- Phải thể hiện rõ được các đặc điểm của ngôi nhà thông minh: tính tiện nghi, an toàn cao và tiết kiệm năng lượng.

(Tùy theo cách mô tả của HS mà GV linh động cho điểm phù hợp)

0,5

0,5

Câu 12

(1,0 đ)

Các khu vực chính trong nhà: nơi thờ cúng, phòng khách, phòng bếp, phòng ngủ, phòng vệ sinh,...

(0,25 điểm cho mỗi khu vực)

1,0

3. Đề thi cuối kì 1 lớp 6 môn công nghệ CTST

Đề kiểm tra học kì 1 lớp 6 môn Công nghệ số 1

Phần I-Trắc nghiệm: (5 điểm)

Câu 1: Nhà ở có đặc điểm chung về:

A. Kiến trúc và màu sắc.

B. Cấu tạo và phân chia các khu vực chức năng.

C. Vật liệu xây dựng và cấu tạo.

D. Kiến trúc và phân chia các khu vực chức năng.

Câu 2: Nhà ở là công trình được xây dựng với mục đích để:

A. ở.

B. giúp bảo vệ con người trước tác động xấu của thiên nhiên.

C. phục vụ sinh hoạt cá nhân hoặc hộ gia đình.

D. Cả 3 đáp án trên.

Câu 3: Vì sao nhà nổi có thể nổi được trên mặt nước?

A. do có tường nhẹ

C. Mái nhà rất nhẹ.

B. Có hệ thống phao dưới sàn.

D. Có sàn nhẹ.

Câu 4: Thiết bị trong ngôi nhà thông minh được điều khiển từ xa bởi các thiết bị như:

A. Điện thoại thông minh, máy tính bảng có kết nối internet.

B. Điện thoại, máy tính bảng không có kết nối Internet.

C. Điều khiển, máy tính không có kết nối Internet.

D. Điện thoại đời cũ, máy tính bảng có kết nối internet.

Câu 5: Kiến trúc nhà ở đặc trưng của Việt Nam là:

A. nhà ở nông thôn, nhà nổi.

B. nhà ở các khu vực đặc thù, nhà chung cư.

C. nhà ở nông thôn, nhà thành thị, nhà ở các khuc vực đặc thù.

D. nhà mặt phố, nhà sàn.

Câu 6: Các bước chính để xây dựng nhà ở gồm:

A. Thiết kế, hoàn thiện, thi công thô.

C. Thi công thô, thiết kế, hoàn thiện.

B. Hoàn thiện, thi công thô, thiết kế.

D. Thiết kế, Thi công thô, hoàn thiện.

Câu 7: Loại thực phẩm nào cung cấp nhiều chất đạm?

A. Thịt bò.

B. Gạo.

C. Mỡ lợn.

D. Ngô hạt.

Câu 8: Thực phẩm nào là nguồn năng lượng chính cung cấp chất đường bột cho cơ thể?

A. Thịt bò.

B. Gạo.

C. Mỡ lợn.

D. Rau bắp cải.

Câu 9: Các loại thực phẩm như: Trứng, cà rốt, dầu cá cung cấp chủ yếu vitamin gì?

A. Vitamin A.

B. Vitamin C.

C. Vitamin B.

D. Vitamin E.

Câu 10: Muốn cơ thể phát triển một cách cân đối và khỏe mạnh, chúng ta cần:

A. ăn thật no, ăn nhiều thực phẩm cung cấp chất béo.

B. ăn nhiều bữa, ăn đủ chất dinh dưỡng.

C. ăn đúng bữa, ăn đúng cách, đảm bảo an toàn thực phẩm.

D. ăn nhiều thức ăn giàu chất đạm, ăn đúng giờ

Phần II. Tự luận:

Câu 1: (2 điểm) Giải thích vì sao cần phải phân chia số bữa ăn trong ngày một cách hợp lí và phải ăn đúng bữa?

Câu 2: (1 điểm) Tại sao cần phải bảo quản thực phẩm?

Câu 3: (2 điểm) Em hãy đưa ra một số biện pháp tiết kiệm năng lượng chất đốt trong gia đình.

...................................................Hết....................................................

Xem đáp án trong file tải về

Đề thi Công nghệ 6 học kì 1 CTST số 2

Câu 1: Chế độ ăn uống khoa học cần đảm bảo nhưng yếu tố nào?

A. Xây dựng bữa ăn dinh dưỡng hợp lí

B. Phân chia số bữa ăn hợp lí

C. Không có nguyên tắc nào cả

D. A và B đều đúng

Câu 2: Theo tháp dinh dưỡng hằng ngày chúng ta cần sử dụng loại thực phẩm nào nhiều nhất trong các thực phẩm dưới đây?

A. Rau, củ, quả

B. Dầu, mỡ

C. Thịt, cá

D. Muối

Câu 3: Việc phân nhóm thức ăn không bao gồm nhóm nào?

A. Nhóm giàu chất béo

B. Nhóm giàu chất xơ

C. Nhóm giàu chất đường bột

D. Nhóm giàu chất đạm

Câu 4: Chức năng dinh dưỡng của chất béo là gì?

A. Là dung môi hòa tan các vitamin

B. Chuyển hóa một số vitamin cần thiết cho cơ thể

C. Tăng sức đề kháng cho cơ thể

D. Tất cả đều đúng

Câu 5: Bệnh suy dinh dưỡng làm cho cơ thể phát triển chậm, cơ bắp yếu ớt, bụng phình to, tóc mọc lưa thưa là do đâu?

A. Thừa chất đạm

B. Thiếu chất đường bột

C. Thiếu chất đạm trầm trọng

D. Thiếu chất béo

Câu 6: Những món ăn phù hợp buổi sáng là gì?

A. Bánh mì, trứng ốp-la, sữa tươi

B. Cơm, thịt kho, canh rau, dưa hấu

C. Cơm, rau xào, cá sốt cà chua

D. Tất cả đều sai

Câu 7: Việc phân chia số bữa ăn trong gia đình có ảnh hưởng đến việc tổ chức ăn uống hợp lí như thế nào?

A. Ảnh hưởng đến việc tiêu hóa thức ăn

B. Ảnh hưởng đến nhu cầu năng lượng cho từng khoảng thời gian trong lúc làm việc hoặc lúc nghỉ ngơi

C. Cả A và B đều đúng

D. Cả A và B đều sai

Câu 8: Nhu cầu dinh dưỡng của các thành viên trong gia đình là như thế nào?

A. Trẻ em cần nhiều loại thực phẩm

B. Người lao động cần ăn các loại thực phẩm cung cấp nhiều năng lượng

C. Phụ nữ có thai cần ăn các loại thực phẩm giàu chất đạm, canxi, phốt pho, sắt

D. Cả A, B, C đều đúng

Câu 9: Thế nào là bữa ăn hợp lí?

A. Có sự phối hợp giữa các loại thực phẩm

B. Cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng với từng đối tượng

C. Đảm bảo cho cơ thể đầy đủ chất dinh dưỡng và năng lượng

D. Cả A, B, C đều đúng

Câu 10: Thức ăn được phân làm bao nhiêu nhóm:

A. 2

B. 3

C. 4

D. 5

Câu 11: Phân chia số bữa ăn hợp lí?

A. 2 bữa ăn chính và có thể có thêm các bữa ăn phụ

B. 3 bữa ăn chính và có thể có thêm các bữa ăn phụ

C. 2 bữa ăn chính.

D. 3 bữa ăn chính.

Câu 12: Các bữa ăn chính trong ngày?

A. Bữa sáng, bữa trưa, bữa chiều (tối)

B. Bữa sáng, bữa trưa.

C. Bữa trưa, bữa chiều

D. Bữa Sáng, bữa chiều.

Câu 13: Trung bình thức ăn sẽ được tiêu hóa hết sau:

A. 2 giờ

B. 3 giờ

C. 4 giờ

D. 5 giờ

Câu 14: Các yếu tố của bữa ăn dinh dưỡng hợp lí?

A. Có đầy đủ 2 nhóm thực phẩm và 3 loại món ăn chính.

B. Có đầy đủ 3 nhóm thực phẩm và 3 loại món ăn chính.

C. Có đầy đủ 4 nhóm thực phẩm và 3 loại món ăn chính.

D. Có đầy đủ 5 nhóm thực phẩm và 3 loại món ăn chính.

Câu 15: Các loại món ăn chính gồm:

A. Món canh, món mặn.

B. Món canh, món mặn, món xào hoặc luộc.

C. Món canh, món xào hoặc luộc.

D. Món mặn, món xào hoặc luộc

Câu 16: Quy trình xây dựng bữa ăn dinh dưỡng hợp lí:

A. Lập danh sách các món ăn theo từng loại.

B. Chọn món ăn chính, chọn thêm món ăn kèm.

C. Hoàn thiện bữa ăn.

D. Tất cả câu trên đều đúng.

Câu 17: Phát biểu nào sau đây đúng:

A. Bữa ăn sáng cần ăn thật nhanh để kịp giờ vào học hoặc làm việc.

B. Bữa ăn sáng không cần phải nhai kĩ, ăn thật nhanh.

C. Bữa ăn sáng không cần ăn đủ chất dinh dưỡng.

D. Bữa ăn sáng cần ăn đủ chất dinh dưỡng để cung cấp năng lượng cho lao động, học tập trong ngày.

Câu 18: Nhóm thực phẩm nào sau đây là nguồn cung cấp chất đạm?

A. Gạo, đậu xanh, ngô, khoai.

B. Bắp cải, cà rốt, táo, cam.

C. Thịt, trứng, sữa.

D. Mỡ, bơ, dầu đậu nành.

Câu 19: Nhóm thực phẩm nào sau đây là nguồn cung cấp chất đường bột?

A. Gạo, đậu xanh, ngô, khoai.

B. Bắp cải, cà rốt, táo, cam.

C. Thịt, trứng, sữa.

D. Mỡ, bơ, dầu đậu nành.

Câu 20: Nhóm thực phẩm nào sau đây là nguồn cung cấp chất béo?

A. Gạo, đậu xanh, ngô, khoai.

B. Bắp cải, cà rốt, táo, cam.

C. Thịt, trứng, sữa.

D. Mỡ, bơ, dầu đậu nành.

Câu 21: Phương pháp chế biến thực phẩm nào sau đây có sử dụng nhiệt?

A. Trộn hỗn hợp

B. Luộc

C. Trộn dầu giấm

D. Muối chua

Câu 22: Món ăn nào sau đây không thuộc phương pháp làm chín thực phẩm trong nước?

A. Canh chua

B. Rau luộc

C. Tôm nướng

D. Thịt kho

Câu 23: Món ăn nào sau đây không thuộc phương pháp làm chín thực phẩm trong chất béo?

A. Nem rán

B. Rau xào

C. Thịt lợn rang

D. Thịt kho

Câu 24: Phương pháp nào không phải là phương pháp làm chín thực phẩm trong nước?

A. Hấp

B. Kho

C. Luộc

D. Nấu

Câu 25: Phương pháp chế biến thực phẩm nào sau đây không sử dụng nhiệt?

A. Hấp

B. Muối nén

C. Nướng

D. Kho

Câu 26: Những biện pháp đảm bảo an toàn thực phẩm là gì?

A. Rau, quả, thịt, cá… phải mua tươi hoặc bảo quản ở nhiệt độ thích hợp

B. Thực phẩm đóng hộp phải chú ý hạn sử dụng

C. Tránh để lẫn lộn thực phẩm ăn sống với thực phẩm cần nấu chín

D. Tất cả các câu trên đều đúng

Câu 27: Thời gian bảo quản cá, tôm, cua, sò tươi trong tủ lạnh là bao lâu?

A. 1 - 2 tuần

B. 2 – 4 tuần

C. 24 giờ

D. 3 – 5 ngày

Câu 28: Có mấy nguyên nhân gây ngộ độc thức ăn?

A. 3

B. 4

C. 5

D. 6

Câu 29: Ý nào dưới đây không phải là ý nghĩa của việc bảo quản thực phẩm?

A. Làm thực phẩm trở nên dễ tiêu hóa

B. Làm tăng tính đa dạng của thực phẩm

C. Tạo ra nhiều sản phẩm có thời hạn sử dụng lâu dài

D. Tạo sự thuận tiện cho việc chế biến thực phẩm thành nhiều món khác nhau

Câu 30: Thời gian bảo quản trứng tươi trong tủ lạnh là bao lâu?

A. 1 – 2 tuần

B. 2 – 4 tuần

C. 24 giờ

D. 3 – 5 ngày

Câu 31: Thực phẩm khi hư hỏng sẽ:

A. Bị giảm giá trị dinh dưỡng.

B. Gây ngộ độc hoặc gây bệnh.

C. Làm ảnh hưởng đến sức khỏe và tính mạng người của người sử dụng.

D. Tất cả các ý trên đều đúng.

Câu 32: Vai trò của việc bảo quản thực phẩm?

A. Ngăn chặn sự xâm nhập và phát triển của vi sinh vật.

B. Ngăn chặn sự xâm nhập và phát triển của vi sinh vật gây hại, làm chậm quá trình hư hỏng của thực phẩm.

C. Ngăn chặn sự xâm nhập và phát triển của vi sinh vật gây hại.

D. Ngăn chặn sự phát triển của vi sinh vật, làm chậm quá trình hư hỏng của thực phẩm.

Câu 33: Chọn từ thích hợp để điền vào câu đưới đây cho hoàn chỉnh:

Thực phẩm để lâu thường bị mất màu, mất mùi, ôi thiu, biến đổi ………..

A. Trạng thái.

B. Chất dinh dưỡng.

C. Vitamin.

D. Chất béo.

Câu 34: Thực phẩm nào sau đây được bảo quản bằng phương pháp sấy khô?

A. Rau cải.

B. Sò ốc.

C. Cua.

D. Tôm.

Câu 35: Món ăn nào dưới đây áp dụng phương pháp làm chín thực phẩm bằng sức nóng trực tiếp của nguồn nhiệt?

A. Chả giò.

B. Sườn nướng.

C. Gà rán.

D. Canh chua.

Câu 36: Thực phẩm hư hỏng do những nguyên nhân nào?

A. Để thực phẩm lâu ngày.

B. Không bảo quản thực phẩm kỹ.

C. Thực phẩm hết hạn sử dụng.

D. Tất cả các nguyên nhân trên.

Câu 37: Chúng ta có thể thay thế thịt lợn trong bữa ăn bằng thực phẩm nào dưới đây?

A. Tôm tươi.

B. Cà rốt.

C. Khoai tây.

D. Tất cả các thực phẩm trên.

Câu 38: Bước nào không có trong quy trình chế biến món rau xà lách trộn dầu giấm?

A. Nhặt, rửa rau xà lách.

B. Luộc ra xà lách.

C. Pha hỗn hợp dầu giấm.

D. Trộn rau xà lách với hỗn hợp dầu giấm.

Câu 39: Trong các quy trình dưới đây, đâu là thứ tự các bước chính xác trong quy trình chung chế biến thực phẩm?

A. Chế biến thực phẩm >> Sơ chế món ăn >> Trình bày món ăn.

B. Sơ chế thực phẩm >> Chế biến món ăn >> Trình bày món ăn.

C. Lựa chọn thực phẩm >> Sơ chế món ăn >> Chế biến món ăn.

D. Sơ chế thực phẩm >> Lựa chọn thực phẩm >> Chế biến món ăn.

Câu 40: Món ăn nào dưới đây được chế biến bằng phương pháp không sử dụng nhiệt?

A. Canh cua mồng tơi.

B. Trứng tráng.

C. Rau muống luộc.

D. Dưa cải chua.

Đáp án đề thi học kì 1 lớp 6 môn Công nghệ

Câu 1

Câu 2

Câu 3

Câu 4

Câu 5

Câu 6

Câu 7

Câu 8

Câu 9

Câu 10

D

A

B

D

C

A

C

D

D

C

Câu 11

Câu 12

Câu 13

Câu 14

Câu 15

Câu 16

Câu 17

Câu 18

Câu 19

Câu 20

B

A

C

C

B

D

D

C

A

D

Câu 21

Câu 22

Câu 23

Câu 24

Câu 25

Câu 26

Câu 27

Câu 28

Câu 29

Câu 30

B

C

D

A

B

D

C

B

A

B

Câu 31

Câu 32

Câu 33

Câu 34

Câu 35

Câu 36

Câu 37

Câu 38

Câu 39

Câu 40

D

B

B

D

B

D

A

B

B

D

Tham khảo trọn bộ tài liệu 3 sách mới môn Công nghệ:

  • Công nghệ 6 Kết nối tri thức
  • Công nghệ 6 Cánh Diều
  • Công nghệ 6 Chân trời sáng tạo

Chuyên mục Đề thi học kì 1 lớp 6 đầy đủ các môn học sách mới: Toán, Ngữ Văn, Khoa học tự nhiên, Lịch sử - Địa lý, Tiếng Anh, Tin học, Công dân, Công nghệ liên tục được TimDapAncập nhật các đề thi mới nhất.




Xem thêm