Đề cương môn Công nghệ lớp 6 học kì 1 năm học 2023 - 2024 bộ 3 sách mới: Kết nối tri thức với cuộc sống, Chân trời sáng tạo, Cánh Diều. Toàn bộ nội dung ôn tập sau đây được TimDapAntổng hợp, sưu tầm để các em học sinh nắm được cấu trúc đề thi học kì 1 lớp 6 môn Công nghệ. Sau đây mời các bạn tham khảo chi tiết.

1. Đề cương ôn tập Công nghệ 6 học kì 1 CTST

A. LÝ THUYẾT

1. Vai trò của nhà ở

- Bảo vệ con người khỏi ảnh hưởng xấu của thiên nhiên, môi trường.

- Đáp ứng nhu cầu vật chất và tinh thần của con người

2. Đặc điểm của nhà ở

- Cấu tạo gồm 3 phần: móng, thân, mái

- Trong nhà phân chia thành các khu vực khác nhau

3. Kiến trúc đặc trưng của nhà ở

Nhà ba gian, nhà chung cư, nhà sàn, nhà khối,...

4. Vật liệu và quy trình xây dựng nhà ở

- Vật liệu: Gỗ, tre, đá, gạch, xi măng, cát, thép,.....

- Quy trình: 3 bước chính: chuẩn bị, thi công, hoàn thiện,...

5. Sử dụng năng lượng tiết kiệm

- Điện

- Chất đốt

6. Đặc điểm ngôi nhà thông minh

- Tiện ích

- An ninh, an toàn

- Tiết kiệm năng lượng

7. Chất dinh dưỡng

- Nhóm chất bột, đường

- Nhóm chất đạm

- Nhóm chất béo

- Nhóm chất khoáng và vitamin

8. Chế độ ăn uống khoa học

- Bữa ăn dinh dưỡng hợp lí phải đủ 4 nhóm thực phẩm và tỉ lệ giữa các nhóm hợp lí

- Ăn đúng giờ

- Ăn đúng cách

9. Bảo quản

- Giữ thực phẩm lâu hư hỏng

- Làm cho thực phẩm đa dạng

- Các phương pháp bảo quả: Phơi khô, ướp đá, ướp muối, hút chân không,....

10. Chế biến

- Làm thực phẩm thơm ngon, dễ ăn, dễ tiêu hóa

- Làm cho món ăn đa dạng

- Các phương pháp chế biến: Sử dụng nhiệt và không sử dụng nhiệt

- Khi chế biến phải đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm

B. BÀI TẬP

Câu 1 Với phương pháp làm lạnh, thực phẩm được bảo quản trong thời gian bao lâu?

A. Trên 7 ngày

B. Vài tháng

C. Từ 3 đến 7 ngày

D. Vài tuần

Câu 2 Thế nào là làm khô?

A. Là phương pháp làm bay hơi nước có trong thực phẩm để ngăn chặn vi khuẩn làm hỏng thực phẩm.

B. Là phương pháp trộn một số chất đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm vào thực phẩm để diệt và ngăn ngừa sự phát triển của vi khuẩn làm hỏng thực phẩm.

C. Là phương pháp sử dụng nhiệt độ thấp từ 1oC đến 7oC để ngăn ngừa, làm chậm sự phát triển của vi khuẩn.

D. Là phương pháp sử dụng nhiệt độ thấp dưới 0oC để ngăn ngừa, làm chậm sự phát triển của vi khuẩn.

Câu 3 Em hãy cho biết quy trình thực hiện món salad hoa quả gồm mấy bước?

A. 1

B. 2

C. 3

D. 4

Câu 4 Quy trình thực hiện món salad hoa quả theo thứ tự nào sau đây?

A. Sơ chế nguyên liệu → Trộn → Trình bày món ăn.

B. Sơ chế nguyên liệu → Trình bày món ăn → Trộn.

C. Trộn → Trình bày món ăn → Sơ chế nguyên liệu.

D. Trộn →Sơ chế nguyên liệu → Trình bày món ăn

Câu 5 Em hãy cho biết món nộm rau muống tôm thịt có quy trình thực hiện theo mấy bước?

A. 4

B. 3

C. 2

D. 1

Câu 6 Em hãy cho biết món nộm rau muống tôm thịt có quy trình thực hiện như thế nào?

A. Sơ chế nguyên liệu → Làm nước sốt → Trình bày món ăn.

B. Sơ chế nguyên liệu → Trình bày món ăn → Làm nước sốt.

C. Làm nước sốt → Trình bày món ăn → Sơ chế nguyên liệu.

D. Làm nước sốt →Sơ chế nguyên liệu → Trình bày món ăn

Câu 7 Có mấy phương pháp chế biến thực phẩm không sử dụng nhiệt?

A. 1

B. 2

C. 3

D. 4

Câu 8 Theo em, phương pháp chế biến thực phẩm có sử dụng nhiệt nào làm cho một số loại vitamin có thể bị hòa tan trong nước.

A. Rán

B. Nướng

C. Kho

D. Luộc

Câu 9 Món ăn sau phương pháp chế biến nào có ưu điểm là có độ giòn, độ ngậy?

A. Luộc

B. Kho

C. Nướng

D. Rán

Câu 10 Em hãy cho biết, trong các phương pháp chế biến có sử dụng nhiệt, phương pháp nào có nguy cơ mất an toàn vệ sinh thực phẩm nhất?

A. Luộc

B. Kho

C. Rán

D. Nướng

Câu 11 Hãy cho biết hình ảnh sau đây thuộc nhóm thực phẩm nào?

A. Nhóm giàu chất tinh bột, đường và xơ

B. Nhóm giàu chất đạm

C. Nhóm giàu chất béo

D. Nhóm giàu chất khoáng

Câu 12 Nhóm thực phẩm sau đây giàu chất gì?

Mỡ động vật, dầu thực vật, bơ

A. Nhóm giàu chất tinh bột, đường và xơ

B. Nhóm giàu chất đạm

C. Nhóm giàu chất béo

D. Nhóm giàu chất khoáng

D. 4

Câu 12: Phương pháp chế biến thực phẩm nào làm chín thực phẩm với lượng chất béo rất nhiều?

A. Rán

B. Xào

C. Rang

D. Cả 3 đáp án trên

Câu 13: Có mấy cách làm chín thực phẩm bằng hơi nước?

A. 1

B. 2

C. 3

D. 4

Câu 14: Phương pháp nào sau đây là làm chín thực phẩm trong chất béo?

A. Luộc

B. Rán

C. Kho

D. Nấu

Câu 15: Phương pháp nào sau đây làm chín thực phẩm trong nước?

A. Luộc

B. Rán

C. Xào

D. Rang

2, Đề cương ôn tập Công nghệ 6 học kì 1 Kết nối tri thức

A. Lý thuyết Công nghệ 6 học kì 1

1. Đặc điểm cấu tạo của nhà ở:

Gợi ý:

Cấu tạo của nhà ở gồm: Móng nhà, sàn nhà, khung nhà, mái nhà, tường nhà, cửa sổ, cửa ra vào.

2. Nhà ở được xây dựng như thế nào và bằng những vật liệu gì?

Gợi ý:

Vật liệu làm nhà: Gồm 2 loại vật liệu:

- Vật liệu thiên nhiên: đất, đá, gỗ, tre,…

- Vật liệu nhân tạo: gạch, xi măng, thép, kính, tấm lợp,…

3. Ngôi nhà thông minh là gì và có những đặc điểm nào?

Gợi ý:

- Khái niệm: Ngôi nhà thông minh là ngôi nhà được trang bị hệ thống điều khiển tự động hay bán tự động cho các thiết bị trong gia đình, nhờ đó giúp cuộc sống trở nên tiện nghi hơn, đảm bảo an ninh, an toàn và tiết kiệm năng lượng.

- Trong ngôi nhà thông minh thường lắp đặt các hệ thống:

+ Nhóm hệ thống an ninh, an toàn: điều khiển camera giám sát, khóa cửa, báo cháy,…

+ Nhóm hệ thống chiếu sáng: điều khiển thiết bị ánh sáng trong nhà, rèm cửa,…

+ Nhóm hệ thống kiểm soát nhiệt độ: điều khiển điều hòa nhiệt độ, quạt điện,…

+ Nhóm hệ thống giải trí: điều khiển máy thu hình, hệ thống âm thanh,…

+ Nhóm hệ thống điều khiển các thiết bị gia dụng: điều khiển tủ lạnh, máy giặt,…

- Ngôi nhà thông minh có 3 đặc điểm: Tiện ích, An ninh, an toàn và tiết kiệm năng lượng. (Tham khảo thêm ở phần II-Đặc điểm ngôi nhà thông mình- Bài 3)

4. Nêu vai trò và kể tên thực phẩm chính trong các nhóm thực phẩm:

Gợi ý:

- Chất tinh bột đường: ngũ cốc (gạo nếp, gạo tẻ, ngô, kê, đỗ), 1 số loại củ (khoai, sắn..)…

- Chất đạm: thịt nạc, trứng, sữa, cá…

- Chất béo: mỡ động vật, dầu thực vật, lạc, vừng…

- Chất giàu vitamin, khoáng, xơ: rau, củ, quả…

5. Thế nào là bữa ăn hợp lí? Em hãy thiết kế một bữa ăn hợp lí cho gia đình 4 đến 6 người?

Gợi ý:

- Bữa ăn hợp lí là bữa ăn đa dạng các loại thực phẩm, đẩy đủ các nhóm chất dinh dưỡng, phù hợp điều kiện kinh tế gia đình và sở thích của các thành viên trong gia đình.

- Dựa vào gợi ý trên, xây dựng 1 bữa ăn hàng ngày cho khoảng từ 4 đến 6 người trong gia đình em.

Ví dụ: Bữa ăn 4 người gồm: Cơm, thịt lợn rang, rau muống luộc, nước canh rau muống, cà muối.

6. Vai trò, ý nghĩa của bảo quản và chế biến thực phẩm

Gợi ý:

- Bảo quản thực phẩm là quá trình xử lí thực phẩm, có vai trò kéo dài thời gian sử dụng mà vẫn đảm bảo được chất lượng và chất dinh dưỡng của thực phẩm.

- Chế biến thực phẩm là quá trình xử lí thực phẩm để tạo ra các món ăn được đảm bảo chất dinh dưỡng, sự đa dạng và hấp dẫn.

7. Khái niệm và vai trò của trang phục

Gợi ý:

- Khái niệm: Trang phục bao gồm các loại quần áo và một số vật dụng đi kèm như giày, thắt lưng, tất… Trong đó quần áo là những vật dụng quan trọng nhất.

- Trang phục có 3 vai trò sau:

+ Che chở, bảo vệ cơ thể con người khỏi một số tác động có hại của thời tiết và môi trường

+ Góp phần tôn lên vẻ đẹp của người mặc nhờ sự lựa chọn trang phục phù hợp với đặc điểm cơ thể, hoàn cảnh sử dụng.

+ Qua trang phục có thể biết được một số thông tin cơ bản của người mặc như sở thích, nghề nghiệp,…

B. Bài tập Công nghệ 6 HK1

Câu 1: Có mấy phương pháp bảo quản thực phẩm?

A. 1

B. 2

C. 3

D. Rất nhiều

Câu 2: Căn cứ vào đâu để lựa chọn phương pháp bảo quản?

A. Căn cứ vào loại thực phẩm.

B. Căn cứ điều kiện bảo quản

C. Căn cứ vào loại thực phẩm và điều kiện bảo quản.

D. Không có căn cứ

Câu 3: Người ta chia việc chế biến thực phẩm thành mấy phương pháp chính?

A. 1

B. 2

C. 3

D. 4

Câu 4: Đối với phương pháp chế biến thực phẩm không sử dụng nhiệt, người ta phân làm mấy phương pháp chế biến?

A. 1

B. 2

C. 3

D. 4

Câu 5: Quy trình trộn hỗn hợp thực phẩm gồm mấy bước?

A. 1

B. 2

C. 3

D. 4

Câu 6: Quy trình thực hiện món trộn là:

A. Sơ chế nguyên liệu → Chế biến món ăn → Trình bày món ăn.

B. Sơ chế nguyên liệu → Trình bày món ăn → Chế biến món ăn

C. Chế biến món ăn → Sơ chế nguyên liệu → Trình bày món ăn

D. Chế biến món ăn → Trình bày món ăn → Sơ chế nguyên liệu

Câu 7: Quy trình ngâm chua thực phẩm gồm mấy bước?

A. 1

B. 2

C. 3

D. 4

Câu 8: Phương pháp chế biến thực phẩm có sử dụng nhiệt được chia làm mấy loại?

A. 1

B. 2

C. 3

D. 4

Câu 9: Có mấy phương pháp làm chín thực phẩm trong nước?

A. 4

B. 3

C. 2

D. 1

Câu 10: Làm chín thực phẩm trong lượng nước vừa phải với vị mặn đậm đà là phương pháp:

A. Luộc

B. Nấu

C. Kho

D. Cả 3 đáp án trên

Câu 11: Có mấy phương pháp làm chín thực phẩm trong chất béo?

A. 1

B. 2

C. 3

Câu 12: Phương pháp chế biến thực phẩm nào làm chín thực phẩm với lượng chất béo rất nhiều?

A. Rán

B. Xào

C. Rang

D. Cả 3 đáp án trên

Câu 13: Có mấy cách làm chín thực phẩm bằng hơi nước?

A. 1

B. 2

C. 3

D. 4

Câu 14: Phương pháp nào sau đây là làm chín thực phẩm trong chất béo?

A. Luộc

B. Rán

C. Kho

D. Nấu

Câu 15: Phương pháp nào sau đây làm chín thực phẩm trong nước?

A. Luộc

B. Rán

C. Xào

D. Rang

3. Đề cương ôn tập Công nghệ 6 học kì 1 Cánh Diều

1. Kiến thức cần nhớ

1.1. Nhà ở

1.1.1. Nhà ở đối với con người

- Nhà ở là nơi trú ngụ, sinh hoạt, nghỉ ngơi, giải trí nhằm bảo vệ sức khỏe, gắn kết các thành viên trong gia đình, cũng là nơi học tập, làm việc

- Ngoài ra, nhà ở còn là nơi chứa đồ, bảo vệ tài sản của con người.

- Các phần chính

+ Khung nhà

+ Mái nhà

+ Cửa sổ

+ Cửa chính

+ Sàn nhà: tường nhà và móng nhà

- Trong nhà gồm các khu vực: nơi thờ cúng, phòng khách, phòng bếp, phòng ngủ, phòng làm việc, phòng vệ sinh,....

- Một số kiến trúc nhà ở đặc trưng của Việt Nam

+ Kiểu nhà ở nông thôn (nhà mái ngói, nhà mái tranh,...)

+ Kiểu nhà ở đô thị (biệt thự, nhà phố, nhà liền kề, chung cư,...)

+ Kiếu nhà ở các khu vực đặc thù

1.1.2. Xây dựng nhà ở

- Vật liệu chính để xây dựng nhà ở gồm: cát, đá, gạch, ngói, thép, xi măng, gỗ, son, kính,...

- Các bước xây dựng nhà ở

+ Bước 1: Chuẩn bị

+ Bước 2. Xây dựng phần thô

+ Bước 3. Hoàn thiện

- An toàn lao động trong xây dựng nhà ở

+ Đảm bảo an toàn cho người lao động

+ Đảm bảo an toàn cho người và môi trường xung quanh

1.1.3. Ngôi nhà thông minh

- Ngôi nhà thông minh là ngôi nhà được lắp đặt các thiết bị thông minh thành hệ thống và được điều khiển tự động hoặc từ xa, đảm bảo tăng tính tiện nghi, an toàn và tiết kiệm năng lượng

- Đặc điểm của ngôi nhà thông minh

+ Đặc điểm 1: Tính tiện nghi

+ Đặc điểm 2: Tính an toàn cao

+Đặc diêm 3: Tiết kiệm năng lượng

1.1.4. Sử dụng năng lượng trong gia đình

- Lựa chọn thiết bị gia dụng tiết kiệm năng lượng

- Tăng cường sử dụng năng lượng tái tạo

- Lắp đặt, sử dụng, bảo dưỡng thiết bị gia dụng đúng hướng dẫn sử dụng của nhà sản xuất

- Xây dựng thói quen sử dụng tiết kiệm năng lượng

1.2. Bảo quản và chế biến thực phẩm

1.2.1. Thực phẩm và giá trị dinh dưỡng

- Thực phẩm là sản phẩm mà con người ăn, uống ở dạng tươi sống hoăc đã được sơ chế, chế biến và bảo quản.

- Có 4 nhóm thực phẩm:

+ Nhóm giàu tinh bột, đường.

+ Nhóm giàu chất đạm

+ Nhóm giàu chất béo

+ Nhóm giàu vitamin, chất khoáng

- Tính toán sơ bộ dinh dưỡng và chi phí tài chính cho một bữa ăn gia đình

+ Nguyên tắc xây dựng bữa ăn hợp lí

+ Tính toán sơ bộ dinh dưỡng và chi phí tài chính cho một bữa ăn gia đình

1.2.2. Bảo quản thực phẩm

- Vai trò, ý nghĩa của bảo quản thực phẩm

+ Ngăn ngừa hư hỏng ở thực phẩm.

+ Duy trì hoặc làm giảm ít nhất chất dinh dường và an toàn khi sử dụng.

+ Kéo dài được thời gian sử dụng thực phẩm.

+ Tăng nguồn cung cấp thực phẩm cho người tiêu dùng.

+ Giúp cho các thực phẩm theo mùa có thế sử dụng lâu dài.

- Một số phương pháp bảo quản thực phẩm phổ biến

+ Bảo quản ở nhiệt độ phòng

+ Bảo quản ở nhiệt độ thấp

+ Bảo quản bằng đường hoặc muối

- Bảo quản những nguyên liệu đạt yêu cầu về chất lượng. Vì rau, củ, quả tươi phải nguyên vẹn, không bị bầm, dập,...

1.2.3. Chế biến thực phẩm

- Chế biến thực phẩm là quá trình xử lí thực phẩm đã qua sơ chế hoặc thực phẩm tươi sống theo phương pháp công nghiệp hoặc thủ công đê tạo thành nguyên liệu thực phâm hoặc sản phẩm thực phẩm.

- Vai trò, ý nghĩa của chế biến thực phẩm:

+ Đa dạng hoá các sản phẩm.

+ Tăng khả năng hấp thu, tiêu hoá chất dinh dưỡng cho người sử dụng.

+ Bảo vệ thực phẩm không bị hư hỏng.

- Một số phương pháp chế biến thực phẩm phổ biến

+ Lên men

+ Luộc, hấp

+ Đóng hộp

+ Chiên (rán)

+ Nướng

+ Phơi, sấy

2. Bài tập ôn tập

Câu 1. Trình bày đặc điểm nhà ở của Việt Nam?

Câu 2. Nêu các bước chính xây dựng nhà ở? Khi xây dựng nhà ở, người lao động cần có những trang thiết bị nào khi lao động để đảm bảo an toàn lao động?

Câu 3. Em hãy mô tả ngôi nhà thông minh mơ ước của em?

Câu 4. Em hãy nêu ưu, nhược điếm cùa phương pháp phơi và sấy?

Câu 5. Nêu đặc điểm của các phương pháp bảo quản thực phẩm?

Câu 6. Trong các chất dinh dưỡng sau: đường, đạm, chất khoáng, chất béo, loại nào không cung cấp năng lượng cho cơ thể?

ĐÁP ÁN

Câu 1.

- Các phần chính: khung nhà, mái nhà, cửa sổ, sàn nhà, cửa chính, tường nhà, móng nhà.

- Các khu vực chính trong nhà: nơi thờ cúng, phòng khách, phòng bếp, phòng ngủ, phòng vệ sinh...

- Tính vùng miền.

Câu 2.

- Các bước chính khi xây dựng nhà ở:

+ Thiết kế

+ Thi công

+ Hoàn thiện

- Để đảm bảo an toàn lao động người lao động cần trang bị các thiết bị bảo hộ như mũ bảo hiểm, găng tay, giày, dây bảo hộ, kính, giàn giáo an toàn,….

Câu 3. Mô tả ngôi nhà có ít nhất 2/3 đặc điểm của ngôi nhà thông minh.

- Ngôi nhà được trang thiết bị về an toàn, sử dụng năng lượng mặt trời,....

Câu 4:

Phương pháp

Ưu điểm

Nhược điểm

Phơi

Chi phí thấp do:

- Không phải mua thiết bị.

- Dùng năng lượng tự nhiên (từ ánh nắng mặt trời).

- Thực hiện đơn giản, dễ dàng

- Phụ thuộc vào thời tiết, có nguy cơ mất vệ sinh an toàn thực phẩm

- Thời gian làm khô dài

- Cần nhiều công lao động

Sấy

- Chủ động điều khiến nhiệt độ, độ ấm,... đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.

- Thời gian làm khô ngắn, tiết kiệm nhiều

- Có thê vận hành tự động, điêu khiên từ xa, sô lượng lớn.

- Chi phí cao do:

+ Đầu tư thiết bị sấy.

+ Dùng năng lượng nhân tạo (từ điện, than, củi,...)

- Vận hành phức tạp, người lao động phải được đào tạo

Câu 5. Một số phương pháp bảo quản thực phẩm phổ biến

- Bảo quản ở nhiệt độ phòng

+ Bảo quản thoáng: là phương pháp bảo quản trong đó các loại rau, quả, củ tươi, khoai tây, khoai lang, hành, tỏi, ... được tiếp xúc trực tiếp với không khí.

+ Bảo quản kín: là phương pháp bảo quản trong đó các thực phẩm khô như thóc, gạo, đậu (đỗ), cá khô, mực khô, ... được chứa đựng hoặc bao gói kin bằng các vật liệu có khá năng cách âm tôt. Trong gia đình thường sử dụng hộp, thùng bằng nhựa, kim loại,... có nắp kín.

- Bảo quản ở nhiệt độ thấp

+ Bảo quản lạnh là phương pháp bảo quản thực phẩm ở nhiệt độ 0 - 15°C. Quá trình làm lạnh không tạo thành tinh thể đá trong sản phẩm.

+ Bảo quản đông lạnh là phương pháp bảo quản thực phẩm ở nhiệt độ < -18°C. Nước trong sản phẩm bị đóng băng.

- Bảo quản bằng đường hoặc muối

+ Bảo quản bằng đường hoặc muối là phương pháp bảo quản thực phẩm sử dụng đường hoặc muối ở nồng độ cao để ức chế sự phát triển của vi sinh vật gây thối.

+ Ví dụ: cá ướp muối, rau muối mặn, nước mắm, quả ngâm đường.

Câu 6: Chất khoáng không cung cấp năng lượng cho cơ thể. Tác dụng của nhóm chất khoáng là giúp hình thành, tăng trường và duy trì sự vừng chắc của xương, răng; điều hòa hệ tim mạch, tuần hoàn máu. tiêu hóa; duy trì cân bằng chất long trong cơ thể,...

..........................

Ngoài việc ôn tập theo đề cương, các em học sinh cần thực hành luyện đề để làm quen với nhiều dạng đề thi khác nhau cũng như nắm được các dạng bài thường có trong đề. Chuyên mục Đề thi học kì 1 lớp 6 đầy đủ các môn học sách mới: Toán, Ngữ Văn, Khoa học tự nhiên, Lịch sử - Địa lý, Tiếng Anh, Tin học, Công dân, Công nghệ liên tục được TimDapAncập nhật liên tục, sẽ là tài liệu hay cho các em ôn thi và các thầy cô tham khảo ra đề.




Xem thêm