Đề thi học kì 2 lớp 9 dưới đây là Đề kiểm tra học kì II môn Sinh học dành cho học sinh lớp 9. Đây là đề thi cuối học kì 2 môn Sinh học lớp 9 bao gồm các câu hỏi trắc nghiệm và bài tập dành cho các bạn học sinh lớp 9 tham khảo để ôn tập để chuẩn bị cho kì thi học kì 2 sắp tới và kì thi cuối năm. Chúc các bạn ôn tập tốt và đạt kết quả cao trong kỳ thi sắp tới.

Đề thi học kỳ 2 lớp 9 môn Sinh học 2019

I. TRẮC NGHIỆM (4 điểm) Khoanh tròn vào chữ cái đầu câu đúng trong các câu sau:

Câu 1: Trong các đặc trưng của quần thể, đặc trưng nào quan trọng nhất?

  1. Tỉ lệ đực cái.
  2. Sức sinh sản.
  3. Thành phần nhóm tuổi.
  4. Mật độ.

Câu 2: Dấu hiệu đặc trưng của quần xã là

  1. thành phần nhóm tuổi.
  2. tỉ lệ giới tính.
  3. kinh tế- xã hội.
  4. số lượng các loài trong quần xã.

Câu 3: Trong hệ sinh thái rừng nhiệt đới, sinh vật nào sau đây được gọi là sinh vật sản xuất?

  1. Cỏ và các loại cây bụi.
  2. Con bướm.
  3. Con hổ.
  4. Con hươu.

Câu 4: Nguyên nhân của hiện tượng thoái hoá giống là

  1. giao phấn xảy ra ở thực vật.
  2. giao phối ngẫu nhiên xảy ra ở động vật.
  3. tự thụ phấn bắt buộc ở cây giao phấn và giao phối cận huyết ở động vật.
  4. lai giữa các dòng thuần chủng khác nhau.

Câu 5: Biểu hiện của thoái hoá giống là

  1. con lai có sức sống kém dần.
  2. con lai có sức sống cao hơn bố mẹ chúng.
  3. con lai sinh trưởng mạnh hơn bố mẹ.
  4. năng suất thu hoạch luôn được tăng lên.

Câu 6: .Nguồn tài nguyên khoáng sản được con người tận dụng khai thác nhiều nhất ở giai đoạn:

  1. Thời kỳ nguyên thuỷ.
  2. Xã hội công nghiệp
  3. Xã hội nông nghiệp.
  4. Thời kì nguyên thủy và xã hội nông nghiệp

Câu 7: Sinh vật: Trăn, Cỏ, Châu chấu, Gà rừng, Vi khuẩn có mối quan hệ dinh dưỡng theo sơ đồ nào sau?

  1. Cỏ ->Châu chấu ->Trăn -> Gà -> Vi khuẩn.
  2. Cỏ ->Trăn ->Châu chấu ->Vi khuẩn-> Gà.
  3. Cỏ ->Châu chấu ->Gà -> Trăn ->Vi khuẩn.
  4. Cỏ ->Châu chấu ->Vi khuẩn-> Gà -> Trăn.

Câu 8: Hiện tượng khống chế sinh học có thể xảy ra giữa các quần thể nào sau đây trong quần xã?

  1. Quần thể chim sâu và quần thể sâu đo.
  2. Quần thể ếch đồng và quần thể chim sẻ.
  3. Quần thể chim sẻ và quần thể chào mào.
  4. Quần thể cá chép và quần thể cá mè.

II. TỰ LUẬN ( 6 điểm)

Câu 9: (2.đ) Qua các kiến thức đã học, em hãy cho biết, nước ta đã và đang làm gì để bảo vệ nguồn tài nguyên sinh vật?

Câu 10:(2 đ)Hãy sắp xếp các nhân tố sinh thái: đá, nước, thực vật, nhiệt độ, động vật, gió, mưa, ánh sáng, vi sinh vật đúng nhóm sinh thái thích hợp?

Câu 11: (2.đ) Những hoạt động nào của con người gây ô nhiễm môi trường? Đề xuất biện pháp hạn chế ô nhiễm môi trường do hoá chất bảo vệ thực vật và chất độc hoá học?

Đáp án đề thi học kỳ 2 lớp 9 môn Sinh học 2019

II. TỰ LUẬN ( 6 điểm)

Câu 9: (2.đ) Qua các kiến thức đã học, em hãy cho biết, nước ta đã và đang làm gì để bảo vệ nguồn tài nguyên sinh vật?

Thang điểm

Đáp án

Điểm chấm

Ghi chú

(2 điểm)

Biện pháp nhà nước ta đã và đang làm để bảo vệ tài nguyên sinh vật:

+ Bảo vệ, trồng rừng, cấm khai thác các khu rừng già, rừng đầu nguồn, xử lí nghiêm minh vi phạm nếu bị phát hiện.

0,75

+ Cấm săn bắn động vật hoang dã

0.25

+ Xây dựng các khu bảo tồn thiên nhiên, các vườn quốc gia để bảo vệ các loài sinh vật.

0.5

+ Ứng dụng KHCN vào việc nhân giống, bảo tồn nguồn gen sinh vật

0.5

Câu 10:(2 đ)Hãy sắp xếp các nhân tố sinh thái: đá, nước, thực vật, nhiệt độ, động vật, gió, mưa, ánh sáng, vi sinh vật đúng nhóm sinh thái thích hợp?

Thang điểm

Đáp án

Điểm chấm

Ghi chú

(2 điểm)

Các nhân tố sinh thái thuộc nhóm vô sinh: đá, đất, nước, gió, mưa, ánh sáng, nhiệt độ

1

- Các nhân tố sinh thái hữu sinh: thực vật, động vật, con người, vi sinh vật.

1

Câu 11: (2.đ) Những hoạt động nào của con người gây ô nhiễm môi trường? Nêu biện pháp hạn chế ô nhiễm môi trường do hoá chất bảo vệ thực vật và chất độc hoá học ?

Thang điểm

Đáp án

Điểm chấm

Ghi chú

(2 điểm)

- Những hoạt động gây ô nhiễm môi trường của con người:

+Do chất thải khí từ hoạt động công nghiệp và sinh hoạt.

0,25

+ Do sử dụng hoá chất bảo vệ thực vật và chất độc hoá học.

0,25

+ Do sử dụng chất phóng xạ.

0,25

+ Do thải các chất thải rắn.

0,25

- Biện pháp hạn chế ô nhiễm môi trường do thuốc bảo vệ thực vật và hoá chất:

+Dự báo khoa học.

0,25

+Tuyên truyền giáo dục để nâng cao nhận thức.

0,25

+ Đẩy mạnh nghiên cứu khoa học để dự báo và tìm biện pháp phòng tránh.

0,25

+ Sản xuất lương thực và thực phẩm an toàn.

0,25

Đề thi học kì 2 lớp 9 môn sinh học - đề 1

Câu 1 (3,0 điểm):

a) Lai kinh tế là gì? Có nên dùng con lai kinh tế để làm giống không? Vì sao?

b) Ở nước ta lai kinh tế được thực hiện dưới hình thức nào, tại sao? Cho ví dụ.

Câu 2 (1,0 điểm): Ví dụ nào sau đây là quan hệ hỗ trợ, ví dụ nào là quan hệ đối địch?

a) Vi khuẩn sống trong nốt sần ở rễ cây họ Đậu.

b) Trên cánh đồng lúa, khi cỏ dại phát triển, năng suất lúa giảm.

Câu 3 (3,0 điểm):

a) Quần thể có những đặc trưng cơ bản nào? Mật độ quần thể có cố định không và phụ thuộc vào những yếu tố nào?

b) Bảng sau đây là số lượng cá thể thuộc 3 nhóm tuổi của nai:

Nhóm tuổi trước sinh sản

Nhóm tuổi sinh sản

Nhóm tuổi sau sinh sản

15 con/ha

50 con/ha

5 con/ha

Hãy vẽ khái quát tháp tuổi của loài nai và cho biết tháp đó thuộc dạng gì?

Câu 4 (3,0 điểm):

a) Thế nào là một lưới thức ăn? Một lưới thức ăn đơn giản gồm những thành phần sinh vật nào?

b) Hãy vẽ một lưới thức ăn đơn giản gồm 5 mắt xích và chỉ ra các thành phần sinh vật trong lưới thức ăn.

Đề thi học kì 2 lớp 9 môn Sinh học - đề 2

Câu 1 (3,0 điểm):

a) Vì sao tự thụ phấn bắt buộc ở cây giao phấn và giao phối gần ở động vật qua nhiều thế hệ có thể gây ra hiện tượng thoái hóa? Nêu mục đích của giao phối gần trong chọn giống.

b) Một quần thể thực vật, thế hệ ban đầu có 100% kiểu gen dị hợp tử (Aa) tự thụ phấn liên tục qua 3 thế hệ. Kiểu gen đồng hợp lặn ở thế hệ thứ 3 chiếm tỉ lệ bao nhiêu?

Câu 2 (1,0 điểm): Ví dụ nào sau đây là quan hệ hỗ trợ, ví dụ nào là quan hệ đối địch?

a) Cây nắp ấm bắt côn trùng.

b) Sự cộng sinh giữa tảo với nấm làm thành địa y.

Câu 3 (3,0 điểm):

a) Quần thể có những đặc trưng cơ bản nào? Mật độ quần thể có cố định không và phụ thuộc vào những yếu tố nào?

b) Bảng sau đây là số lượng cá thể thuộc 3 nhóm tuổi của nai:

Nhóm tuổi trước sinh sản

Nhóm tuổi sinh sản

Nhóm tuổi sau sinh sản

15 con/ha

50 con/ha

5 con/ha

Hãy vẽ khái quát tháp tuổi của loài nai và cho biết tháp đó thuộc dạng gì?

Câu 4 (3,0 điểm):

a) Thế nào là chuỗi thức ăn? Một chuỗi thức ăn hoàn chỉnh gồm những thành phần chủ yếu nào

b) Hãy vẽ chuỗi thức ăn gồm 4 mắt xích tiêu thụ và chỉ ra các thành phần sinh vật trong chuỗi thức ăn.

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

THANH HOÁ




HƯỚNG DẪN CHẤM

ĐỀ KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG HỌC KỲ II

NĂM HỌC 2017- 2018

MÔN : Sinh học 9- THCS

Đáp án đề thi học kì 2 lớp 9 môn Sinh học đề 1

NỘI DUNG

ĐIỂM

Câu 1

3,0

a) Lai kinh tế là phép lai giữa cặp vật nuôi bố mẹ thuộc hai dòng thuần khác nhau rồi dùng cơ thể lai F1 làm sản phẩm, không dùng nó làm giống.

- Không nên dùng con lai kinh tế để làm giống vì thế hệ sau có sự phân li dẫn đến sự gặp nhau của các gen lặn gây hại.

b) Ở nước ta hiện nay, phổ biến là dùng con cái thuộc giống trong nước giao phối với con đực cao sản thuộc giống nhập nội. Con lai có khả năng thích nghi với điều kiện khí hậu, chăn nuôi của giống mẹ và năng suất cao của giống bố.

- Ví dụ: Bò lai kinh tế giữa bò vàng Thanh Hóa với bò Honsten Hà Lan, chịu được khí hậu nóng, cho 1000kg sữa/con/năm.

1,0


0,5


1,0


0,5

Câu 2

1,0

a) Quan hệ hỗ trợ: Vi khuẩn sống trong nốt sần ở rễ cây họ Đậu.

b) Quan hệ đối địch : Trên cánh đồng lúa, khi cỏ dại phát triển, năng suất lúa giảm.

0,5

0,5

Câu 3

3,0

a) Các đặc trưng cơ bản của quần thể:

- Quần thể sinh vật có 3 đặc trưng cơ bản: Tỉ lệ giới tính; thành phần nhóm tuổi; mật độ quần thể.

- Mật độ quần thể không cố định mà thay đổi theo mùa, theo năm

- Phụ thuộc vào chu kỳ sống, nguồn thức ăn, những biến động bất thường của môi trường sống như: lụt lội, cháy rừng, hạn hán,...

b) Bảng sau đây là số lượng cá thể thuộc 3 nhóm tuổi của nai:

- Học sinh vẽ được tháp tuổi của nai và nhận xét được tháp này có dạng giảm suốt. (Mỗi ý cho 0,5 điểm).


0,75


0,5

0,75



1,0

Câu 4

3,0

a) Lưới thức ăn:

- K/N: Các chuỗi thức ăn có nhiều mắt xích chung tạo thành một lưới thức ăn.

- Một lưới thức ăn đơn giản gồm 2 thành phần sinh vật chủ yếu là sinh vật sản xuất và sinh vật tiêu thụ.

b) Vẽ một lưới thức ăn đơn giản

- Gồm 5 mắt xích

- Chỉ ra được các thành phần sinh vật trong lưới thức ăn: Sinh vật SX, SVTT các cấp.


1,0

0,5



1,0

0,5

--------------------Hết-------------------------

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

THANH HOÁ




HƯỚNG DẪN CHẤM

ĐỀ KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG HỌC KỲ II

NĂM HỌC 2017- 2018

MÔN: Sinh học- Lớp 9 THCS

Đáp án đề thi học kì 2 lớp 9 môn Sinh học đề 2

NỘI DUNG

ĐIỂM

Câu 1

3,0

a) Nguyên nhân gây ra sự thoái hóa giống là do:

- Ở cây giao phấn và ở các loài giao phối phần lớn các gen tồn tại ở trạng thái dị hợp tử, gen lặn bị gen trội lấn át nên không biểu hiện ra kiểu hình.

- Khi tự thụ phấn bắt buộc hoặc giao phối gần liên tục qua nhiều thế hệ làm cho các gen lặn có hại chuyển từ trạng thái dị hợp sang trạng thái đồng hợp lặn, gây hại.

- Trong chọn giống người ta dùng phương pháp giao phối gần để củng cố và duy trì một số tính trạng mong muốn, tạo dòng thuần.

b) Tỉ lệ kiểu gen đồng hợp lặn ở thế hệ thứ 3:

- Tỉ lệ kiểu gen dị hợp tử ở F3 là (1/2)3. Tỉ lệ kiểu gen đồng lặn ở F3 là: [1- 1/2)3] : 2 = 43,75%



0,5


1,0


0,5


1,0

Câu 2

1,0

a) Quan hệ đối địch: Cây nắp ấm bắt côn trùng.

b) Quan hệ hỗ trợ: Sự cộng sinh giữa tảo với nấm làm thành địa y.

0,5

0,5

Câu 3

3,0

a) Các đặc trưng cơ bản của quần thể:

- Quần thể sinh vật có 3 đặc trưng cơ bản: Tỉ lệ giới tính ; thành phần nhóm tuổi ; mật độ quần thể.

- Mật độ quần thể không cố định mà thay đổi theo mùa, theo năm

- Phụ thuộc vào chu kỳ sống, nguồn thức ăn, những biến động bất thường của môi trường sống như: lụt lội, cháy rừng, hạn hán,...

b) Bảng sau đây là số lượng cá thể thuộc 3 nhóm tuổi của nai:

- Học sinh vẽ được tháp tuổi của nai và nhận xét được tháp này có dạng giảm suốt. (Mỗi ý cho 0,5 điểm).


0,75


0,5


0,75


1,0

Câu 4

3,0

a) Chuỗi thức ăn:

- Chuỗi thức ăn là một dãy gồm nhiều loài sinh vật có quan hệ dinh dưỡng với nhau. Mỗi loài trong chuỗi thức ăn vừa là sinh vật tiêu thụ mắt xích phía trước, vừa là sinh bật bị mắt xích phía sau tiêu thụ.

- Một chuỗi thức ăn hoàn chỉnh gồm 3 thành phần sinh vật: Sinh vật sản xuất, sinh vật tiêu thụ và sinh vật phân giải.

b) Chuỗi thức ăn gồm 4 mắt xích tiêu thu

- Cây ngô → Sâu ăn lá → Chim ăn sâu → Chuột → Diều hâu

- Các thành phần sinh vật: Sinh vật sản xuất: Cây ngô; sinh vật tiêu thụ: Chim ăn sâu, chuột, diều hâu.


1,0




0,5


1,0


0,5

Đề thi học kì 2 lớp 9 môn sinh học số 3

A. MA TRẬN (BẢNG HAI CHIỀU)

B. NỘI DUNG ĐỀ

I. Trắc nghiệm khách quan (4,5 điểm)

Câu 1: Hãy lựa chọn và ghép các thông tin ở cột B sao cho phù hợp với các thông tin ở cột A (1,5đ)

Quan hệ Đặc điểm
1. Cộng sinh a) Sự hợp tác cùng có lợi giữa các sinh vật cùng loài (sống gần nhau sống thành bầy đàn,…)
2. Hội sinh b) Sinh vật sống nhờ trên cơ thể của sinh vật khác, lấy các chất dinh dưỡng, máu…từ sinh vật đó
3. Cạnh tranh c) Gồm các trường hợp động vật ăn thịt con mồi, động vật ăn thực vật, thực vật bắt sâu bọ,…
4. Kí sinh d) Sự hợp tác có lợi giữa hai loài sinh vật.
5. Sinh vật ăn sinh vật e) Khi nguồn sống không đủ cho sinh vật, các sinh vật khác loài tranh giành nhau thức ăn, nơi ở và các điều kiện sống khác của môi trường. Các loài kìm hãm sự phát triển của nhau.
6. Hợp tác cùng loài g) Sự hợp tác giữa hai loài sinh vật, trong đó một bên có lội còn
một bên kia không có lợi và cũng không có hại.

Câu 2: Hãy khoanh tròn vào chỉ 1 chữ cái (A, B, C, D, E) đứng trước phương án trả lời mà em cho là đúng: (2đ)

1. Quan hệ giữa các sinh vật trong các ví dụ sau, đâu là quan hệ cộng sinh:

A. Sâu bọ sống trong tổ kiến và tổ mối.

B. Trâu và bò cùng ăn cỏ trên một cánh đồng cỏ.

C. Cá ép bám vào rùa biến, nhờ đó cá được đưa đi xa.

D. Tảo, tôm và cá sống trong hồ nước.

2. Một nhóm cá thể thuộc cùng một loài sống trong một khu vực nhất định, ở một thời điểm nhất định và có khả năng sinh sản tạo thành những thế hệ mới là:

A. Quần xã sinh vật

B. Quần thể sinh vật.

C. Hệ sinh thái.

D. Tổ sinh thái.

3. Tác động lớn nhất của con người tới môi trường tự nhiên từ đó gây nhiều hâu quả xấu là:

A. Khai thác khoáng sản.

B. Săn bắt động vật hoang dã.

C. Phá hủy thảm thực vật, đốt rừng lấy đất trồng trọt

D. Chăn thả gia súc.

4. Những hoạt động của con người gây ô nhiễm môi trường là:

A. Các chất thải từ hoạt động sinh hoạt và công nghiệp, bụi bặm do nham thạch của núi lửa.

B. Các chất bảo vệ thực vật, các chât phóng xạ và lũ lụt.

C. Các chất thải từ hoạt động công nghiệp, sinh hoạt, các chất bảo vệ thực vật và các chất phóng xạ.

D. Các chất thải từ hoạt động công nghiệp, sinh hoạt, các chất bảo vệ thực vật, các chất phóng xạ, bụi bặm do nham thạch của núi lửa và lũ lụt.

5. Trong các tài nguyên sau, tài nguyên nào là tài nguyên tái sinh:

A. Khí đốt thiên nhiên.

C. Than đá.

B. Nước.

D. Bức xạ mặt trời.

6. Tài nguyên vĩnh cửu là:

A. Nước.

C. Gió.

B. Đất.

D. Dầu lửa.

7. Nguyên nhân phá hoại nhiều nhất đến hệ sinh thái biển là:

A. Săn bắt quá mức động vật biển.

B. Phá rừng ngập mặn để nuôi tôm.

C. Phá rừng ngập mặn để xây dựng các khu du lịch.

D. Các chất thải công nghiệp theo sông đổ ra biển.

8. Vi khuẩn sống ở ruột già người có mối quan hệ:

A. Cộng sinh hoặc cạnh tranh.

B. Ký sinh hoặc cộng sinh.

C. Ký sinh hoặc cạnh tranh.

D. Ký sinh hoặc sinh vật ăn sinh vật khác.

Câu 3: Chọn cụm từ thích hợp trong số các cụm từ cho sẵn để điền vào những chỗ trống (...) trong câu: (1đ)

1. Những dạng tài nguyên sau một thời gian sử dụng sẽ bị cạn kiệt gọi là tài nguyên tái sinh như ............

A. Quặng sắt

B. Tài nguyên đất

C. Năng lượng gió

D. Tài nguyên năng lượng thủy triều

2. Đặc trưng của quần thể là: đặc trưng về tỉ lệ giới tính (tỉ lệ đực/cái), thành phần nhóm tuổi, ..............

A. Tỉ lệ sinh sản.

B. Mật độ quần thể.

C. Tỉ lệ tử vong.

D. Độ đa dạng

II. Tự luận ( 5,5 điểm)

Câu 4: Ưu thế lai là gì? Cho ví dụ. (1đ)

Câu 5: Trình bày hậu quả của việc chặt phá rừng.(1,5đ)

Câu 6: Theo em nguồn năng lượng chủ yếu của con người trong tương lai là gì? Giải thích. (1đ)

Câu 7: Thế nào là mật độ quần thể? Mật độ quần thể tăng hay giảm phụ thuộc vào những yếu tố nào, cho ví dụ. (2đ)

Đề thi học kì 2 Toán 9 trường THCS & THPT Lômônôxốp năm 2020 - 2021 được TimDapAnchia sẻ trên đây. Đây là đề cương hay giúp các bạn học sinh củng cố kiến thức Toán lớp 9, đồng thời là giúp các bạn chuẩn bị tốt kiến thức cho kì thi HK 2 sắp tới. Mời các bạn tham khảo tài liệu trên

  • Công thức Toán lớp 9
  • 50 Bài tập Hình học 9 ôn thi vào lớp 10
  • Đề thi học kì 2 Toán 9 Trường Chuyên Hà Nội Amsterdam năm 2020 - 2021
  • 9 Ma trận đề thi học kì 2 Toán 9 năm 2021 - Có đáp án
  • Đề thi KSCL học kì 2 môn Toán 9 sở GD&ĐT Nam Định năm 2020 - 2021
  • Đề thi học kì 2 Toán 9 Trường THCS Nguyễn Văn Huyên, Hoài Đức năm 2020 - 2021
  • Đề thi học kì 2 Toán 9 Phòng GD&ĐT Bắc Từ Liêm năm 2020 - 2021
  • Đề thi học kì 2 Toán 9 Phòng GD&ĐT Sơn Tây năm 2020 - 2021
  • Đề thi học kì 2 Toán 9 trường THCS Vinschool năm 2020 - 2021
  • Đề thi học kì 2 Toán 9 trường THCS Trần Mai Ninh, Thanh Hóa năm 2020 - 2021
  • Đề thi học kì 2 Toán 9 Phòng GD&ĐT Tây Hồ, Hà Nội năm 2020 - 2021
  • Đề thi học kì 2 Toán 9 Phòng GD&ĐT quận Long Biên năm 2020 - 2021
  • Đề thi học kì 2 Toán 9 Phòng GD&ĐT quận Đống Đa năm 2020 - 2021
  • Đề thi học kì 2 Toán 9 Phòng GD&ĐT quận Ba Đình năm 2020 - 2021
  • Đề thi học kì 2 Toán 9 Phòng GD&ĐT quận Cầu Giấy năm 2020 - 2021
  • Đề thi học kì 2 Toán 9 trường THCS & THPT Lômônôxốp năm 2020 - 2021

.......................................................................

Trên đây Tìm Đáp Án vừa gửi tới bạn đọc Đề kiểm tra học kì II lớp 9 môn Sinh học. Chắc hẳn qua bài viết bạn đọc đã nắm được những ý chính cũng như trau dồi được nội dung kiến thức của đề thi rồi đúng không ạ? Hi vọng qua bài viết bạn đọc có thêm nhiều tài liệu để học tập tốt hơn môn Sinh học lớp 9 nhé. Để giúp bạn đọc có thêm nhiều tài liệu học tập hơn nữa, Tìm Đáp Án mời các bạn học sinh còn có thể tham khảo thêm tài liệu các đề thi học học kì 1 lớp 9, đề thi học học kì 2 lớp 9 các môn Toán, Văn, Anh, Hóa, Lý, Địa, Sinh mà chúng tôi đã sưu tầm và chọn lọc. Với đề thi lớp 9 này giúp các bạn rèn luyện thêm kỹ năng giải đề và làm bài tốt hơn. Chúc các bạn ôn thi tốt.

Để giúp bạn đọc có thể giải đáp được những thắc mắc và trả lời được những câu hỏi khó trong quá trình học tập. Tìm Đáp Án mời bạn đọc cùng đặt câu hỏi tại mục hỏi đáp học tập của Tìm Đáp Án. Chúng tôi sẽ hỗ trợ trả lời giải đáp thắc mắc của các bạn trong thời gian sớm nhất có thể nhé.

Đề thi vào lớp 10 môn Toán - Văn - Anh

Sau khi hoàn thành xong kỳ thi học kì 2, các em học sinh lớp 9 sẽ chuẩn bị tiếp cho kì thi vào lớp 10. Đây là ngưỡng cửa quan trọng của các em, đánh dấu mốc chuyển mình mới. Để ôn thi vào lớp 10 tốt hơn, TimDapAnmời các em tải những tài liệu sau về ôn luyện:

Nếu bạn không thấy đề thi được hiển thị. Vui lòng tải về để xem. Nếu thấy hay thì các bạn đừng quên chia sẻ cho bạn bè nhé!