Đề kiểm tra giữa học kì 1 môn Địa lý lớp 10

Đề kiểm tra giữa học kì 1 môn Địa lý lớp 10 năm học 2015 - 2016 trường THPT Lý Thái Tổ, Bắc Ninh giúp các bạn ôn luyện và củng cố kiến thức Địa 10 một cách hiệu quả nhất nhằm chuẩn bị sẵn sàng cho các bài thi sắp tới. Đề thi môn Địa có đáp án đi kèm, giúp các bạn luyện tập và kiểm tra đáp án dễ dàng. Chúc các bạn học tốt.

Đề kiểm tra giữa học kì 1 môn Toán lớp 10 năm học 2015 - 2016 trường THPT Thống Nhất A, Đồng Nai

Đề kiểm tra giữa học kì 1 môn Vật lý lớp 10 năm học 2015 - 2016 trường THPT Thống Nhất A, Đồng Nai

SỞ GD & ĐT BẮC NINH

TRƯỜNG THPT LÝ THÁI TỔ

ĐỀ KIỂM TRA CHÁT LƯỢNG GIỮA KÌ 1

NĂM HỌC 2015 - 2016

Môn: Địa lí – Lớp 10

Thời gian làm bài 45 phút không kể thời gian phát đề

Ngày thi: 24 tháng 10 năm 2015

Câu 1. (3,0 điểm)

Thế nào là hiện tượng Mặt Trời lên thiên đỉnh? Dựa vào kiến thức đã học: hãy cho biết khu vực nào trên Trái Đất có hiện tượng Mặt Trời lên thiên đỉnh hai lần trong năm, nơi nào chỉ có một lần. Khu vực nào không có hiện tượng Mặt Trời lên thiên đỉnh?

Câu 2. (4,0 điểm)

Cho một vài ví dụ chứng minh hoạt động kinh tế của con người có tác phá hủy đá.

Câu 3. (3,0 điểm)

Cho bảng số liệu:

SỰ THAY ĐỔI NHIỆT ĐỘ TRUNG BÌNH NĂM VÀ BIÊN ĐỘ NHIỆT ĐỘ NĂM THEO VĨ ĐỘ Ở BÁN CẦU BẮC

Vĩ độ

Nhiệt độ trung bình năm (0C)

Biên độ nhiệt độ năm (0C)

00

24,5

1,8

200

25,0

7,4

300

20,4

13,3

400

14,0

17,7

500

5,4

23,8

600

- 0,6

29,0

700

- 10,4

32,2

….

…..

…..

Dựa vào bảng số liệu và kiến thức đã học hãy nhận xét và giải thích:

  • Sự thay đổi nhiệt độ trung bình năm theo vĩ độ.
  • Sự thay đổi biên độ nhiệt độ năm theo vĩ độ.

Đáp án đề kiểm tra giữa học kì 1 môn Địa lý lớp 10

Câu 1. (3,0 điểm)

* Hiện tượng Mặt Trời lên thiên đỉnh

  • Hiện tượng Mặt Trời lên thiên đỉnh là hiện tượng Mặt Trời đúng đỉnh đầu lúc 12 giờ trưa (tia sáng mặt trời chiếu thẳng góc với tiếp tuyến bề mặt đất)
  • Khu vực có hiện tượng Mặt Trời lên thiên đỉnh hai lần trong năm là khu vực nội chí tuyến.
  • Nơi có 1 lần Mặt Trời lên thiên đỉnh trong năm là tại hai chí tuyến.
  • Khu vực không có là vùng ngoại chí tuyến.

(Nếu HS trả lời thiếu mỗi ý trừ 0,25 điểm)

Câu 2. (4,0 điểm)

Thông qua hoạt động kinh tế của con người có tác đông làm phá hủy đá:

  • Ví dụ con người làm ruộng bậc thang.
  • Khai thác tài nguyên khoáng sản: khai thác đá, khai thác than, khai thác quặng sắt.
  • .....

(HS chỉ nêu 1 ví dụ cho 1 điểm, nêu 2 ví dụ cho ½ số điểm, nêu 3 ví dụ trở lên cho điểm tối đa.)

Câu 3. (3,0 điểm)

* Nhận xét: thay đổi nhiệt độ trung bình năm theo vĩ độ

  • Nhiệt độ trung bình năm giảm dần từ vĩ độ thấp lên vĩ độ cao (dẫn chứng số liệu)

* Giải thích:

  • Ở xích đạo có góc nhập xạ lớn nên nhiệt độ trung bình năm cao, càng về hai cực góc nhập xạ càng giảm dần nên nhiệt độ trung bình năm giảm dần.

* Nhận xét: Biên độ nhiệt độ năm theo vĩ độ

  • Biên độ nhiệt độ năm tăng dần từ vĩ độ thấp lên vĩ độ cao (dẫn chứng)

* Giải thích:

  • Tại xích đạo do chênh lệch góc nhập xạ giữa hai mùa nhỏ nên ít có sự chênh lệch nhiệt độ giữa hai mùa do đó biên độ nhiệt năm nhỏ.
  • Càng về hai cực chênh lệch góc nhập xạ giữa hai mùa lớn nên có sự chênh lệch nhiệt độ giữa hai mùa trong năm lớn do đó có biên độ nhiệt độ năm lớn

(Lưu ý: Nếu học sinh trình bày theo cách khác nhưng vẫn đảm bảo nội dung theo yêu cầu thì vẫn cho điểm tối đa)

Nếu bạn không thấy đề thi được hiển thị. Vui lòng tải về để xem. Nếu thấy hay thì các bạn đừng quên chia sẻ cho bạn bè nhé!