Đề kiểm tra 15 phút môn Văn lớp 9 bài 13: Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh
Đề kiểm tra 15 phút môn Ngữ văn lớp 9 bài 13: Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh. Đây là đề thi trắc nghiệm theo bài nằm trong chương trình SGK Ngữ văn 9. Hy vọng rằng tài liệu này sẽ giúp ích cho các bạn học tốt Ngữ văn lớp 9. Mời các bạn cùng tham khảo tài liệu dưới đây
- Đề kiểm tra 15 phút môn Ngữ văn lớp 9 bài 9: Chuyện người con gái Nam Xương
- Đề kiểm tra 15 phút môn Ngữ văn lớp 9 bài 10: Xưng hô trong hội thoại
- Đề kiểm tra 15 phút môn Ngữ văn lớp 9 bài 11: Cách dẫn trực tiếp và cách dẫn gián tiếp
- Đề kiểm tra 15 phút môn Ngữ văn lớp 9 bài 12: Sự phát triển của từ vựng
1. Thể loại tùy bút có đặc điểm gì nổi bật?
A. Người viết có thể tha hồ tưởng tượng và hư cấu.
B. Người viết tuân thủ chặt chẽ các quy tắc về hệ thống, kết cấu tác phẩm.
C. Người viết phải tuyệt đối trung thành với hiện thực đời sống.
D. Người viết ghi chép tùy hứng, tản mạn, không cần hệ thống, kết cấu.
2. Nhận định nào nói đúng nhất nghệ thuật thể hiện thói ăn chơi xa xỉ, vô độ của chúa Trịnh?
A. Không xen lời bình của tác giả, để sự việc tự nói lên ý nghĩa của chúng. B. Đưa ra các sự việc cụ thể, khách quan.
C. Cả A, B, C đều đúng.
D. Sử dụng biện pháp liệt kê và miêu tả tỉ mỉ một số sự kiện tiêu biểu.
3. “Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh”được viết theo thể loại nào?
A. Truyền kì
B. Tiểu thuyết chương hồi
C. Truyện ngắn
D. Tùy bút
4. Theo em, nhận định nào nói đúng nhất tư tưởng, cảm xúc chủ đạo của tác giả trong văn bản này?
A. Phê phán tệ nhũng nhiễu nhân dân của lũ quan lại hầu cận vua chúa.
B. Cả A, B, C đều đúng.
C. Phê phán thói ăn chơi xa xỉ của bọn vua chúa đương thời.
D. Thể hiện lòng thương cảm đối với nhân dân của tác giả.
5. Biện pháp nghệ thuật nào không được sử dụng trong câu văn sau?
Mỗi khi đêm thanh cảnh vắng, tiếng chim kêu vượn hót râm ran khắp bốn bề, hoặc nửa đêm ồn ào như trận mưa sa gió táp, vỡ tổ tan đàn, kẻ thức giả biết đó là triệu bất tường.
A. Phép so sánh
B. Phép liệt kê
C. Phép đối
D. Phép lặp từ ngữ
6. Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi.
Bọn hoạn quan cung giám lại thường nhờ gió bẻ măng, ra ngoài dọa dẫm. Họ dò xem nhà nào có chậu hoa cây cảnh, chim tốt khướu hay, thì biên ngay hai chữ “phụng thủ” vào. Đêm đến, các cậu trèo qua tường thành lẻn ra, sai tay chân đem lính đến lấy phăng đi, rồi buộc cho tội đem giấu vật cung phụng để dọa lấy tiền. Hòn đá hoặc cây cối gì to lớn quá thậm chí phải phá nhà hủy tường để khiêng ra. Các nhà giàu bị họ vu cho là giấy vật cung phụng, thường phải bỏ của ra kêu van chí chết, có khi phải đập bỏ núi non bộ, hoặc phá bỏ cây cảnh để tránh khỏi tai vạ.
Nội dung của đoạn văn trên là gì?
A. Miêu tả cảnh sống no đủ thời bấy giờ
B. Nói lên cảnh khốn khổ của nhân dân
C. Nói lên cảnh ăn chơi sa đọa của chúa Trịnh Sâm
D. Nói lên những thủ đoạn của bọn hoạn quan cung giám
7. Ý nào nói đúng nhất thói ăn chơi xa xỉ, vô độ của chúa Trịnh?
A. Chúa bày ra nhiều cuộc dạo chơi ở Tây Hồ.
B. Chúa cho xây dựng nhiều cung điện, đình đài.
C. Cả A, B, C đều đúng.
D. Chúa sai người thu mua và cướp đoạt những vật quý trong thiên hạ.
8. Cụm từ “triệu bất tường” trong câu văn trên có nghĩa là gì?
A. Dấu hiệu không lành, điềm gở
B. Điềm lành, tin vui
C. Không biết nói gì
D. Sự biến đổi của tự nhiên
9. Đoạn trích Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh được trích từ tác phẩm nào?
A. Truyền kì mạn lục
B. Hoàng Lê nhất thống chí
C. Vũ trung tùy bút
D. Thượng kinh kí sự
10. Tác phẩm Vũ trung tùy bút của ai?
A. Lê Hữu Trác B. Phạm Đình Hổ
Đáp án kiểm tra 15 phút môn Ngữ văn lớp 9 bài 13: Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh
1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 | 9 | 10 |
D | C | D | B | D | D | C | A | C | B |
.......................................................................
Ngoài Đề kiểm tra 15 phút môn Ngữ văn lớp 9 bài 13: Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh. Mời các bạn học sinh còn có thể tham khảo các đề thi học kì 1 lớp 9, đề thi học kì 2 lớp 9 các môn Toán, Văn, Anh, Hóa, Lý, Địa, Sinh mà chúng tôi đã sưu tầm và chọn lọc. Với tài liệu lớp 9 này giúp các bạn rèn luyện thêm kỹ năng giải đề và làm bài tốt hơn. Chúc các bạn ôn tập tốt chuẩn bị cho các kì thi sắp tới