Đề kiểm tra 15 phút môn Văn lớp 9 bài 10: Xưng hô trong hội thoại

Đề kiểm tra 15 phút môn Ngữ văn lớp 9 bài 10: Xưng hô trong hội thoại. Được TimDapAnsưu tầm và đăng tải, đề thi trắc nghiệm này theo từng bài nằm trong chương trình SGK Ngữ văn 9 kèm đáp án. Giúp các bạn học sinh nắm chắc nội dung bài Xưng hô trong hội thoại nói riêng và học tốt Văn lớp 9 nói chung. Mời các bạn tải về tham khảo

1. Xưng hô là tự xưng mình và gọi người khác là gì đó khi nói với nhau để biểu thị điều gì?

A. Tính chất của quan hệ thân tộc với nhau

B. Tính chất của mối quan hệ đồng nghiệp với nhau

C. Tính chất của mối quan hệ với nhau

2. Trong nói chuyện trực tiếp, xưng hô là hành động diễn ra thường xuyên, liên tục và nó là lời nói của ai?

A. Cả người nói và người nghe

B. Người nói

C. Người nghe

3. Đọc câu văn sau và trả lời câu hỏi.

Chúng tôi tham dự Hội nghị cấp cao thế giới về trẻ em để cùng nhau cam kết và ra lời kêu gọi khẩn thiết với toàn thể nhân loại: Hãy bảo đảm cho tất cả trẻ em một tương lai tốt đẹp hơn.

(Theo Ngữ văn 9, tập một)

Từ “chúng tôi” trong câu văn trên được ai dùng?

A. Tất cả công dân trên thế giới

B. Tất cả phụ nữ trên thế giới

C. Tất cả trẻ em trên thế giới

D. Các nhà lãnh đạo cấp cao trên thế giới

4. Trong tiếng Việt, hệ thống từ ngữ được dùng để xưng hô gồm:

A. Đại từ xưng hô, tên riêng

B. Cả A và B đúng

C. Danh từ chỉ quan hệ thân tộc, danh từ chỉ chức vụ, danh từ chỉ nghề nghiệp

5. Đọc đoạn văn dưới đây và tìm các từ xưng hô:

"- Bu mày đâu?

- Bẩm bà, bu con đi vắng.

- Đi vắng! Đi vắng mãi! Mày về bảo con mẹ mày nội ngày mai không trả tiền tao thì tao đào mả lên đấy. Cái giống chỉ biết ăn không"

(Nam Cao)

A. tao, bu con

B. bu mày, tao, con mẹ mày

C. mày, con mẹ mày

D. bu mày, bu con, con mẹ mày, tao, cái giống

6. Đọc đoạn văn sau và tìm các từ xưng hô:

"Vẫn vững lòng bà dặn cháu đinh ninh

Bố ở chiến khu, bố còn việc bố,

Mày có viết thư chớ kể này kể nọ

Cứ bảo ở nhà vẫn được bình yên!"."

A. Bà và cháu

B. Bà, cháu, bố, mày

C. Bố và mày

D. bố, mày

7. Từ xưng hô có thể cho ta biết điều gì?

A. Vị thế, địa vị của những người tham gia giao tiếp

B. Cả A và B đúng

C. Thái độ, tình cảm của những người tham gia giao tiếp

8. Đọc đoạn văn sau và tìm các từ xưng hô:

Ve sầu kêu ve ve

[...]

Sang chị Kiến hàng xóm,

Xin cùng chị cho vay.

Dăm ba hạt qua ngày.

- Từ nay sang tháng ba

Em lại đem sang trả

Trước thu, thề Đất Trời!

Xin đủ cả vốn lời.

Tính Kiến ghét vay cậy,

Thói ấy chẳng hề chi.

- Nắng ráo chú làm gì?

Kiến hỏi ve như vậy.

Ve rằng:

- Luôn đêm ngày,

Tôi hát gì thiệt bác

Kiến rằng:

- Xưa chú hát

Nay thử múa coi đây

A. Kiến và Ve

B. chị, em, chú

C. Chú, Ve

D. chú, chị, em, tôi, bác

9. Nhận định nào sau đây nói đúng nhất những việc chúng ta cần phải làm khi muốn lựa chọn đúng từ ngữ xưng hô trong hội thoại?

A. Xem xét tính chất của tình huống giao tiếp

B. Cả A và B đều sai

C. Cả A và B đều đúng

D. Xem xét mối quan hệ giữa người nói và người nghe

10. Dòng nào có chứa từ ngữ không phải là từ ngữ xưng hô trong hội thoại?

A. Anh, chị, bạn, cậu, con người, chúng sinh.

B. Thầy, con, em, cháu, tôi, ta, tín chủ, ngài, trẫm, khanh.

C. Ông, bà, bố, mẹ, chú, bác, cô, dì, dượng, mợ.

D. Chúng tôi, chúng ta, chúng em, chúng nó

Đáp án kiểm tra 15 phút môn Ngữ văn lớp 9 bài 10: Xưng hô trong hội thoại

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

C

A

D

B

D

D

B

D

C

A

.......................................................................

Ngoài Đề kiểm tra 15 phút môn Ngữ văn lớp 9 bài 10: Xưng hô trong hội thoại. Mời các bạn học sinh còn có thể tham khảo các đề thi học kì 1 lớp 9, đề thi học kì 2 lớp 9 các môn Toán, Văn, Anh, Hóa, Lý, Địa, Sinh mà chúng tôi đã sưu tầm và chọn lọc. Với tài liệu lớp 9 này giúp các bạn rèn luyện thêm kỹ năng giải đề và làm bài tốt hơn. Chúc các bạn ôn tập tốt chuẩn bị cho các kì thi sắp tới

Nếu bạn không thấy đề thi được hiển thị. Vui lòng tải về để xem. Nếu thấy hay thì các bạn đừng quên chia sẻ cho bạn bè nhé!