Đề kiểm tra 15 phút môn Văn lớp 8 bài 12: Từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội
Đề kiểm tra 15 phút môn Ngữ văn lớp 8 bài 12: Từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội được TimDapAnsưu tầm và đăng tải. Đây là đề kiểm tra theo từng bài nằm trong chương trình giảng dạy môn Văn lớp 8 SGK. Hi vọng rằng đây sẽ là những tài liệu hữu ích trong công tác giảng dạy và học tập của quý thầy cô và các bạn học sinh. Mời thầy cô cùng các bạn học sinh tham khảo
- Đề kiểm tra 15 phút môn Ngữ văn lớp 8 bài 8: Xây dựng đoạn văn trong văn bản
- Đề kiểm tra 15 phút môn Ngữ văn lớp 8 bài 9: Lão Hạc
- Đề kiểm tra 15 phút môn Ngữ văn lớp 8 bài 10: Từ tượng hình, từ tượng thanh
- Đề kiểm tra 15 phút môn Ngữ văn lớp 8 bài 11: Liên kết các đoạn văn trong văn bản
1. Những mặt khác biệt trong tiếng nói của mỗi địa phương thể hiện ở phương diện nào?
A. Ngữ pháp, từ vựng.
B. Ngữ âm, từ vựng.
C. Ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp.
D. Ngữ âm, ngữ pháp.
2. Từ “u” trong câu: “U nó không được thế !” thuộc từ gì?
A. Biệt ngữ xã hội
B. Từ toàn dân
C. Từ mượn
D. Từ địa phương
3. Trong bài thơ sau, từ "cá tràu" là loại từ ngữ nào?
Canh cá tràu mẹ thường hay nấu khế.
Khế trong vườn thêm một tí rau thơm.
Ờ! Thế đó mà một đời xa cách mẹ,
Hai mươi năm trở lại nhà, nước mắt xuống mâm cơm.
A. Cả (1), (2), (3) đều sai.
B. Từ địa phương. (1)
C. Biệt ngữ xã hội. (2)
D. Từ toàn dân. (3)
4. Các từ in đậm trong bài ca dao sau đây là từ ngữ địa phương (thuộc vùng nào) trên đất nước ta?
"Đứng bên ni đồng ngó bên tê đồng, mênh mông bát ngát,
Đứng bên tê đồng ngó bên ni đồng bát ngát mênh mông
Thân em như chẽn lúa đòng đòng
Phất phơ dưới ngọn nắng hồng ban mai"
A. Vùng Nghệ Tĩnh.
B. Vùng đồng bằng Bắc Bộ.
C. Vùng đồng bằng Nam Bộ.
D. Vùng Nam Trung Bộ.
5. Biệt ngữ xã hội là gì?
A. Là từ ngữ được sử dụng trong nhiều tầng lớp xã hội.
B. Là từ ngữ chỉ được sử dụng trong một tầng lớp xã hội nhất định.
C. Là từ ngữ chỉ được sử dụng ở một địa phương nhất định.
D. Là từ ngữ được sử dụng trong tất cả các tầng lớp nhân dân.
6. Có thể thay thế từ "bây chừ" trong đoạn thơ sau bằng từ nào?
"Bây chừ sông nước về ta,
Đi khơi đi lọng thuyền ra thuyền vào.
Bây chừ biển rộng trời cao
Cá tôm cũng sướng, lòng nào chẳng xuân.
(Mẹ Suốt - Tố Hữu)
A. Bây giờ.
B. Hôm qua.
C. Bấy giờ.
D. Ngày nay.
7. Khi sử dụng từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội, cần chú ý đến điều gì?
A. Địa vị của người nói trong xã hội.
B. Tiếng địa phương của người nói.
C. Tình huống giao tiếp.
D. Nghề nghiệp của người nói.
8. Từ ngữ địa phương là gì?
A. Là từ ngữ được sử dụng ở một số dân tộc thiểu số phía Nam.
B. Là từ ngữ chỉ được sử dụng ở một hoặc một số địa phương nhất định.
C. Là từ ngữ được sử dụng phổ biến trong toàn dân.
D. Là từ ngữ được sử dụng ở một số dân tộc thiểu số phía Bắc.
9. Trong bài thơ sau, từ “cá tràu” là loại từ ngữ nào?
Canh cá tràu mẹ thường hay nấu khế
Khế trong vườn thêm một tí rau thơm.
Ờ! Thế đó mà một đời xã cách mẹ,
Hai mươi năm trở lại nhà, nước mắt xuống mâm cơm.
(Chế Lan Viên)
A. Cả A, B, C đều sai.
B. Từ toàn dân
C. Từ điạ phương
D. Biệt ngữ xã hội.
10. Nhận xét nào không nói lên mục đích của việc sử dụng các từ ngữ địa phương trong các tác phẩm văn học?
A. Để tô đậm màu sắc giai tầng xã hội của ngôn ngữ.
B. Để tô đậm tính cách nhân vật.
C. Để thể hiện sự hiểu biết của tác giả về địa phương đó.
D. Để tô đậm màu sắc địa phương của câu chuyện.
Đáp án kiểm tra 15 phút môn Ngữ văn lớp 8 bài 12: Từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội
1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 | 9 | 10 |
B | D | B | D | B | A | C | B | C | C |
............................................
Ngoài Đề kiểm tra 15 phút môn Ngữ văn lớp 8 bài 12: Từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội. Mời các bạn học sinh còn có thể tham khảo các đề thi học kì 1 lớp 8, đề thi học kì 2 lớp 8 các môn Toán, Văn, Anh, Lý, Địa, Sinh mà chúng tôi đã sưu tầm và chọn lọc. Với tài liệu lớp 8 sẽ giúp các bạn ôn tập tốt hơn. Chúc các bạn học tập tốt