Đề luyện tập Ngữ văn 7: Buổi chiều đứng ở phủ Thiên Trường trông ra
Tìm Đáp Án xin giới thiệu bộ đề kiểm tra 15 phút môn Ngữ văn 7 được biên soạn và hệ thống theo từng bài giúp các em học sinh nắm chắc kiến thức được học trong chương trình môn Văn lớp 7. Sau đây mời các bạn tham khảo Đề kiểm tra 15 phút môn Ngữ văn lớp 7: Buổi chiều đứng ở phủ Thiên Trường trông ra
1. Vua Trần Nhân Tông là người lập nên phái nào trong đạo Phật ở nước ta?
A. Phái Tịnh độ tông.
B. Thiền phái Thảo Đường.
C. Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử.
D. Phái Mật tông.
2. Tâm trạng của Trần Nhân Tông thể hiện như thế nào qua bài thơ Buổi chiều đứng ở phủ Thiên Trường trông ra?
A. Tâm trạng phấn khởi vì những thay đổi của quê hương.
B. Tâm trạng rất trầm lặng nhưng không buồn mà thể hiện sự gắn bó ấm áp với cảnh vật.
C. Tâm trạng buồn và nhớ những kỉ niệm cũ.
D. Tâm trạng cô đơn, buồn tủi.
3. Cuộc sống nơi thôn dã được tái hiện qua bài thơ Buổi chiều đứng ở phủ Thiên Trường trông ra có đặc điểm gì?
A. Không khí yên ả, thanh bình của cuộc sống nơi thôn dã.
B. Nhân dân có cuộc sống đầy nủ, sung túc, cảnh vật tươi tắn sinh động đầy sức sống.
C. Cuộc sống tuy còn vất vả, đơn sơ, giản dị nhưng sinh động, đầy sức sống.
D. Cuộc sống nhàn nhã, thi vị đầy sức quyến rũ, nhất là với những người muốn lánh đục về trong, xa lánh chốn thị thành như Trần Nhân Tông.
4. Bài thơ Buổi chiều đứng ở phủ Thiên Trường trông ra được khép lại với hình ảnh nào?
A. Cảnh vật chìm dần vào bóng tối, xóm thôn đều mờ mờ như khói phủ.
B. Những ánh sáng cuối ngày còn sót lại dần tắt và không gian yên ả, thanh bình.
C. Từng đàn trâu lững thững trở về trong ánh ngày sắp tắt.
D. Từng đôi cò trắng đáp xuống đồng.
5. Bài thơ Thiên Trường vãn vọng của Trần Nhân Tông được theo thể loại gì?
A. Ngũ ngôn tứ tuyệt.
B. Thất ngôn tứ tuyệt.
C. Thất ngôn bát cú.
D. Ngũ ngôn bát cú.
6. Qua bài thơ Buổi chiều đứng ở phủ Thiên Trường trông ra cho thấy tác giả là con người như thế nào?
A. Một vị vua biết chăm lo đến đời sống của tướng sĩ.
B. Một vị vua anh minh, sáng suốt.
C. Một vị vua nhân từ, yêu thương muôn dân.
D. Một vị vua gắn bó máu thịt với quê hương thôn dã.
7. Cách hiệp vần trong bài thơ Buổi chiều đứng ở phủ Thiên Trường trông ra có đặc điểm gì?
A. Câu một và câu ba, câu hai và câu bốn hiệp vần với nhau.
B. Câu một hiệp vần với câu hai, câu ba hiệp vần với câu bốn.
C. Câu một và câu hai hiệp vần với nhau.
D. Câu một, câu hai, câu bốn hiệp vần với nhau.
8. Phủ Thiên Trường thuộc địa phương nào?
A. Nam Định.
B. Ninh Bình.
C. Hà Nam.
D. Hà Nội.
9. Bài thơ Buổi chiều đứng ở phủ Thiên Trường trông ra được vua Trần Nhân Tông sáng tác trong hoàn cảnh nào?
A. Khi nhà vua từ kinh đô Thiên Trường chuyển đến kinh đô cũ là Thăng Long.
B. Khi nhà vua về thăm lại quê cũ ở Thiên Trường.
C. Khi nhà vua đang ở Thăng Long và thấy nhớ vùng đất từng là kinh đô của nhà Trần.
D. Khi nhà vua đứng ở phủ Thiên Trường ngắm về Thăng Long.
10. Từ "mục đồng" trong câu thơ "Mục đồng sáo vẳng trâu về hết" trong bài thơ Buổi chiều đứng ở phủ Thiên Trường trông ra chỉ điều gì?
A. Cánh đồng lúa xanh biếc.
B. Khói chiều trên các mái nhà tranh.
C. Những đứa trẻ chăn trâu.
D. Cánh đồng cỏ dành để chăn trâu.
Đáp án Đề kiểm tra 15 phút Ngữ văn lớp 7
Câu | 1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 | 9 | 10 |
Đáp án | C | B | A | D | B | D | D | A | B | C |
Trên đây, Tìm Đáp Án đã giới thiệu tới các bạn Đề kiểm tra 15 phút môn Ngữ văn lớp 7: Buổi chiều đứng ở phủ Thiên Trường trông ra. Mời các bạn tham khảo thêm các tài liệu khác như: Ngữ văn lớp 7, Soạn bài lớp 7, Học tốt Ngữ Văn 7, Giải Vở bài tập Ngữ Văn và các dạng đề thi học kì 1 lớp 7, đề thi học kì 2 lớp 7 cũng được cập nhật liên tục trên Tìm Đáp Án.