Đề luyện tập Ngữ văn 7: Chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động (tiếp theo)
Tìm Đáp Án xin giới thiệu Đề kiểm tra 15 phút bài Chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động (tiếp theo) bao gồm 10 câu hỏi trắc nghiệm có đáp án đi kèm, giúp các em học sinh ôn tập kỹ hơn về kiến thức Ngữ văn 7 học kì 2. Sau đây mời các em tham khảo.
Bộ đề kiếm tra 15 phút môn Ngữ văn lớp 7 trên Tìm Đáp Án được biên soạn và hệ thống theo từng bài giúp các em học sinh nắm chắc kiến thức được học trong chương trình môn Văn lớp 7. Việc ôn luyện theo từng bài sẽ giúp các em nâng cao kỹ năng đọc hiểu văn bản, đồng thời học tốt môn Ngữ văn 7 hơn.
1. Trong các câu sau, câu nào không phải là câu bị động?
A. Năm nay, nông dân cả nước được một vụ mùa bội thu.
B. Lan bị thầy giáo phê bình vì không làm bài tập về nhà.
C. Sản phẩm này rất được khách hàng ưa chuộng.
D. Ngôi nhà này được ông tôi xây từ ba mươi năm trước đây.
2. Trong các câu sau, câu nào không phải là câu bị động?
A. Ngôi nhà này được ông tôi xây từ ba mươi năm trước đây.
B. Sản phẩm này rất được khách hàng ưa chuộng.
C. Năm nay, nông dân cả nước được một vụ mùa bội thu.
D. Lan bị thầy giáo phê bình vì không làm bài tập về nhà.
3. Trong các câu sau, câu nào là câu bị động?
A. Nhà nước tặng Hoài Thanh viết Giải thưởng Hồ Chí Minh về Văn học và nghệ thuật năm 2000.
B. Hoài Thanh viết "Thi nhân Việt Nam" năm 1942.
C. "Thi nhân Việt Nam" được Hoài Thanh viết năm 1942.
D. Độc giả văn chương rất yêu mến các tác phẩm phê bình văn học của Hoài Thanh.
4. Câu bị động có từ "được" hàm ý đánh giá về sự việc trong câu như thế nào?
A. Phê bình.
B. Tiêu cực.
C. Khen ngợi.
D. Tích cực.
5. Câu bị động có từ “ được” hàm ý đánh giá về sự việc trong câu như thế nào?
A. khen ngợi
B. phê bình
C. tiêu cực
D. tích cực
6. Trong các câu sau, câu nào không phải là câu chủ động?
A. Văn chương gây cho ta những tình cảm ta không có, luyện những tình cảm ta sẵn có.
B. Văn chương luyện cho ta những tình cảm ta sẵn có.
C. Văn chương gây cho ta những tình cảm ta không có.
D. Ta được văn chương luyện cho những tình cảm ta sẵn có.
7. Cách phân loại câu bị động trong tiếng Việt dựa trên cơ sở nào?
A. Dựa vào vị trí của trạng ngữ trong câu.
B. Dựa vào các biện pháp tu từ được sử dụng trong câu.
C. Dựa vào ý nghĩa của câu đó.
D. Dựa vào sự tham gia cấu tạo câu của các từ "bị, được".
8. Dòng nào nói không nói đúng cách chuyển câu chủ động thành câu bị động?
A. Chuyển từ hoặc cụm từ chỉ đối tượng của hoạt động lên đầu câu và thêm từ "bị".
B. Chuyển từ hoặc cụm từ chỉ đối tượng của hoạt động lên đầu câu đồng thời lược bỏ hoặc biến từ (cụm từ) chỉ chủ thể của hoạt động thành một bộ phận không bắt buộc trong câu.
C. Chuyển từ hoặc cụm từ chỉ đối tượng của hoạt động lên đầu câu.
D. Chuyển từ hoặc cụm từ chỉ đối tượng của hoạt động lên đầu câu và thêm từ "được".
9. Trong tiếng Việt, từ một câu chủ động có thể chuyển đổi thành mấy câu bị động?
A. Một câu bị động tương ứng
B. Ba câu bị động trở lên
C. Hai câu bị động tương ứng
D. Một hoặc hai câu bị động tương ứngv
10. Trong tiếng Việt, từ một câu chủ động có thể chuyển đổi thành mấy câu bị động?
A. Hai câu bị động tương ứng.
B. Ba câu bị động trở lên.
C. Một hoặc hai câu bị động tương ứng.
D. Một câu bị động tương ứng.
Đáp án Đề kiểm tra 15 phút Ngữ văn lớp 7
Câu | 1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 | 9 | 10 |
Đáp án | A | C | C | D | D | D | D | C | D | C |
Trên đây, Tìm Đáp Án đã giới thiệu tới các bạn Đề kiểm tra 15 phút bài Chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động (tiếp theo). Mời các bạn tham khảo thêm các tài liệu khác như: Ngữ văn lớp 7, Soạn bài lớp 7, Học tốt Ngữ Văn 7, Giải Vở bài tập Ngữ Văn và các dạng đề thi học kì 1 lớp 7, đề thi học kì 2 lớp 7 cũng được cập nhật liên tục trên Tìm Đáp Án.