Đề luyện tập Ngữ văn 7: Đức tính giản dị của Bác Hồ

Tìm Đáp Án xin giới thiệu Đề kiểm tra 15 phút bài Đức tính giản dị của Bác Hồ bao gồm 10 câu hỏi trắc nghiệm có đáp án đi kèm, giúp các em học sinh ôn tập kỹ hơn về văn bản Đức tính giản dị của Bác Hồ trong chương trình Ngữ văn 7 học kì 2. Sau đây mời các em tham khảo.

Bộ đề kiếm tra 15 phút môn Ngữ văn lớp 7 trên Tìm Đáp Án được biên soạn và hệ thống theo từng bài giúp các em học sinh nắm chắc kiến thức được học trong chương trình môn Văn lớp 7. Việc ôn luyện theo từng bài sẽ giúp các em nâng cao kỹ năng đọc hiểu văn bản, đồng thời học tốt môn Ngữ văn 7 hơn.

1. Theo tác giả, sự giản dị trong đời sống vật chất của Bác Hồ bắt nguồn từ lí do gì?

A. Vì tất cả mọi người Việt Nam sống giản dị.

B. Vì Bác sống sôi nổi, phong phú đời sống hoà mình vào cuộc đấu tranh gian khổ và ác liệt của quần chúng nhân dân.

C. Vì Bác muốn mọi người phải noi gương Bác.

D. Vì đất nước ta còn quá nghèo nàn, thiếu thốn.

2. Bài viết Đức tính giản dị của Bác Hồ của Phạm Văn Đồng đã đề cập đến sự giản dị của Bác ở những phương diện nào?

A. Quan hệ với mọi người và trong lời nói, bài viết. (3)

B. Đồ dùng, căn nhà. (2)

C. Bữa ăn, công việc. (1)

D. Cả (1), (2), (3) đều đúng.

3. Vì sao Bác Hồ rất giản dị trong lời nói và bài viết?

A. Vì Bác sinh ra ở nông thôn.

B. Vì thói quen.

C. Vì Bác muốn nhân dân hiểu được, nhớ được, làm được.

D. Vì Bác có năng khiếu thơ văn.

4. Trong văn bản Đức tính giản dị của Bác Hồ, theo tác giả Phạm Văn Đồng, điều quan trọng cần làm nổi bật khi nói về Bác là gì?

A. Cuộc đời hoạt động chính trị lay trời chuyển đất của Người.

B. Lối sống bình dị của Người từ bữa ăn, làm việc cho đến lối cư xử đối với mọi người.

C. Sự nhất quán giữa đời hoạt động chính trị lay trời chuyển đất với đời sống bình thường vô cùng giản dị và khiêm tốn.

D. Đức tính giản dị và tâm hồn cao thượng của Người.

5. Chứng cứ nào không được tác giả dùng để chứng minh sự giản dị trong bữa ăn của Bác Hồ trong đoạn trích Đức tính giản dị của Bác Hồ?

A. Lúc ăn không để rơi vãi một hạt cơm.

B. Bác thích ăn những món được nấu rất công phu.

C. Chỉ vài ba món giản đơn.

D. Ăn xong, cái bát bao giờ cũng sạch và thức ăn còn lại thì được sắp xếp tươm tất.

6. Tính chất nào phù hợp với bài viết Đức tính giản dị của Bác Hồ?

A. Ngợi ca.

B. So sánh.

C. Phê phán.

D. Tranh luận.

7. Dòng nào nói đúng nhất những nguyên nhân tạo nên sức thuyết phục của đoạn trích Đức tính giản dị của Bác Hồ?

A. Cả (1), (2), (3) đều đúng.

B. Bằng lí lẽ hợp lí. (2)

C. Bằng dẫn chứng tiêu biểu. (1)

D. Bằng thái độ, tình cảm của tác giả. (3)

8. Cuộc sống của Bác trong cái nhà sàn lộng gió với vườn hoa xung quanh được tác giả đánh giá như thế nào trong văn bản Đức tính giản dị của Bác Hồ?

A. Một đời sống tao nhã và thanh bạch.

B. Một đời sống tiết kiệm.

C. Một đời sống giàu có và sang trọng.

D. Một đời sống giản dị.

9. Trong bài văn Đức tính giản dị của Bác Hồ, viết về sự giản dị của Bác Hồ, tác giả Phạm Văn Đồng đã dựa trên những cơ sở nào?

A. Sự hiểu biết tường tận kết hợp với tình cảm yêu kính chân thành, thắm thiết của tác giả đối với đời sống hàng ngày và công việc của Bác Hồ.

B. Sự tưởng tượng, hư cấu của tác giả.

C. Nguồn cung cấp thông tin từ những người phục vụ của Bác.

D. Những buổi tác giả phỏng vấn Bác Hồ.

10. Phép lập luận nào được sử dụng chủ yếu trong bài văn Đức tính giản dị của Bác Hồ?

A. Bình luận.

B. Chứng minh.

C. Phân tích.

D. Bình giảng.

Đáp án Đề kiểm tra 15 phút Ngữ văn lớp 7

Câu

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

Đáp án

B

D

C

C

B

A

A

A

A

B

Trên đây, Tìm Đáp Án đã giới thiệu tới các bạn Đề kiểm tra 15 phút môn Ngữ văn lớp 7: Đức tính giản dị của Bác Hồ. Mời các bạn tham khảo thêm các tài liệu khác như: Ngữ văn lớp 7, Soạn bài lớp 7, Học tốt Ngữ Văn 7, Giải Vở bài tập Ngữ Văn và các dạng đề thi học kì 1 lớp 7, đề thi học kì 2 lớp 7 cũng được cập nhật liên tục trên Tìm Đáp Án.

Nếu bạn không thấy đề thi được hiển thị. Vui lòng tải về để xem. Nếu thấy hay thì các bạn đừng quên chia sẻ cho bạn bè nhé!