Đề kiểm tra 15 phút Địa lý 12 có đáp án

TimDapAnxin giới thiệu tới bạn đọc Đề kiểm tra 15 phút Địa lý 12 Học kì 1 Đề 1. Nội dung tài liệu chắc chắn sẽ giúp các bạn đạt kết quả cao hơn trong học tập. Mời thầy cô và các bạn học sinh tham khảo.

Bài số 1

Câu 1: Đặc điểm nào sau đây không phải là đặc điểm của địa hình nước ta:

A. Đồi núi chiếm ¾ diện tích cả nước.

B. Đồi núi thấp chiếm gần 60% diện tích cả nước.

C. Đồng bằng chiếm 2/3 diện tích.

D. Địa hình có sự phân hóa đa dạng thành nhiều khu vực

Câu 2: Địa hình cao ở rìa phía Tây, Tây Bắc, thấp dần ra biển và bị chia cắt thành nhiều ô là đặc điểm địa hình của:

A. Đồng bằng ven biển miền Trung.

B. Đồng bằng sông Cửu Long.

C. Đồng bằng sông Hồng.

D. Đồng bằng Nam Bộ

Câu 3: Ảnh hưởng nào sau đây không phải của thiên nhiên khu vực đồng bằng đối với phát triển kinh tế - xã hội?

A. Cung cấp các nguồn lợi thiên nhiên như thủy sản, lâm sản, khoáng sản.

B. Là cơ sở để phát triển nền nông nghiệp nhiệt đới, đa dạng hóa cây trồng.

C. Là điều kiện thuận lợi để tập trung các khu công nghiệp, thành phố.

D. Địa bàn thuận lợi để phát triển tập trung cây công nghiệp dài ngày.

Câu 4: Nét nổi bật nhất của địa hình vùng núi Tây Bắc là:

A. Gồm các khối núi và cao nguyên.

B. Có bốn cánh cung lớn chụm đầu ở Tam Đảo.

C. Có nhiều dãy núi cao và đồ sộ nhất nước ta.

D. Địa hình thấp và hẹp ngang.

Câu 5: Sự khác nhau rõ nét của vùng núi Trường Sơn Nam so Trường Sơn Bắc với là:

A. Địa hình cao hơn.

B. Tính bất đối xứng giữa hai sườn rõ nét hơn.

C. Hướng núi vòng cung.

D. Vùng núi gồm các khối núi và cao nguyên

Câu 6: Đường biên giới quốc gia trên biển là đường:

A. nối liền các đảo ven bờ và các mũi đất dọc bờ biển.

B. song song với đường cơ sở, cách đường cơ sở 12 hải lí về phía biển.

C. xác định chủ quyền với diện tích vùng biển rộng hơn 1 triệu km2.

D. có ranh giới ngoài cùng chạy theo phía ngoài vùng đặc quyền kinh tế.

Câu 7: Ý nghĩa văn hóa - xã hội của vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ nước ta là:

A. Tạo điều kiện mở cửa, hội nhập, tận dụng các nguồn lực từ bên ngoài.

B. chung sống hòa bình, hợp tác hữu nghị cùng phát triển với các nước.

C. giao lưu quốc tế bằng đường biển, đường hàng không, đường bộ.

D. mở lối ra biển thuận lợi cho khu vực Lào, Thái Lan, Cam Pu Chia.

Câu 8: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 14, hãy cho biết các cao nguyên từ dãy Bạch Mã trở vào Nam theo thứ tự là:

A. Trường Sơn Nam, Kon Tum, PleiKu, Đăk Lăk, Mơ Nông, Lâm Viên.

B. Trường Sơn Nam, Kon Tum, PleiKu, Đăk Lăk, Mơ Nông, Di Linh.

C. Kon Tum, PleiKu, Đăk Lăk, Mơ Nông, Di Linh, Lâm Viên.

D. Kon Tum, PleiKu, Đăk Lăk, Mơ Nông, Lâm Viên, Di Linh.

Câu 9: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 4 - 5, hãy cho biết điểm cực tây thuộc tỉnh nào của nước ta?

A. Lào Cai.

B. Sơn La.

C. Điện Biên.

D. Lai Châu.

Câu 10: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 14, cho biết trong các đỉnh núi sau đỉnh núi nào cao nhất?

A. Ngọc Krinh.

B. Ngọc Linh.

C. Kon Ka Kinh.

D. Vọng Phu.

Đáp án và Thang điểm

Câu 1: Địa hình nước ta chủ yếu là đồi núi nhưng chủ yếu là đồi núi thấp: Địa hình cao dưới 1000m chiếm 85%, núi trung bình 14%, núi cao trên 2000m chỉ chiếm 1% diện tích cả nước. Đồng bằng chỉ chiếm 1/4 diện tích đất đai.

Chọn: C.

Câu 2: Đồng bằng sông Hồng rộng khoảng 15 nghìn km2. Địa hình cao ở rìa phía Tây, Tây Bắc, thấp dần ra biển và bị chia cắt thành nhiều ô.

Chọn: C.

Câu 3: Địa bàn thuận lợi để phát triển tập trung cây công nghiệp dài ngày là lợi thế của khu vực đồi núi.

Chọn: D.

Câu 4: Nét nổi bật nhất của địa hình vùng núi Tây Bắc so với các vùng núi khác ở nước ta là Có nhiều dãy núi cao và đồ sộ nhất.

Chọn: C.

Câu 5: Sự khác nhau rõ nét giữa vùng núi Trường Sơn Nam so với vùng núi Trường Sơn Bắc nghĩa là chỉ ra đặc điểm Trường Sơn Nam có mà Trường Sơn Bắc không có. Trường Sơn Nam có sườn tây thoải, sườn đông dốc đứng → Tính bất đối xứng giữa hai sườn rõ nét hơn Trường Sơn Bắc.

Chọn: B.

Câu 6: Đường biên giới quốc gia trên biển của nước ta được xác định bởi ranh giới của lãnh hải: các đường song song cách đều đường cơ sở 12 hải lí về phía biển và đường phân định trên các vịnh với các nước hữu quan. (SGK Địa lí 12 CB, trang 15).

Chọn: B.

Câu 7: Ý nghĩa văn hóa - xã hội của vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ nước ta là: Thuận lợi cho nước ta chung sống hoà bình, hợp tác hữu nghị và cùng phát triển với các nước láng giềng và các nước trong khu vực Đông Nam Á.

Chọn: B.

Câu 8: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 14, xác định vị trí các cao nguyên theo thứ tự từ Bắc vào Nam. Thứ tự đúng là: Kon Tum, PleiKu, Đăk Lăk, Mơ Nông, Lâm Viên, Di Linh.

Chọn: D.

Câu 9: Điểm cực Tây: tại xã Sín Thầu, huyện Mường Nhé, tỉnh Điện Biên, với vĩ độ 22°22’B, kinh độ 102°09’Đ.

Chọn: C.

Câu 10: Đỉnh Ngọc Krinh cao 2025m. Ngọc Linh: 2598m. Kon Ka Kinh: 1761m. Vọng Phu: 2051m

Chọn: B.

Bài số 2

Câu 1: Thế mạnh đặc trưng của khu vực đồi núi nước ta đối với sự phát triển kinh tế xã hội là:

A. Có nhiều khoáng sản.

B. Có nhiều đồng cỏ.

C. Có khí hậu mát mẻ.

D. Có nguồn thủy năng dồi dào.

Câu 2: Hình thái của đồng bằng sông Hồng có đặc điểm:

A. Cao ở rìa phía Tây và Tây Bắc, thấp dần ra biển.

B. Cao ở rìa phía Đông, ở giữa thấp trũng.

C. thường xuyên bị ngập nước vào mùa lũ.

D. Bề mặt đồng bằng không có đê.

Câu 3: Trong vùng núi Đông bắc những đỉnh núi cao > 2000m thường tập trung ở:

A. biên giới Việt - Trung thuộc Cao Bằng, Lạng Sơn.

B. trong cánh cung: Bắc Sơn, Ngân Sơn, Sông Gâm.

C. thượng nguồn Sông Chảy.

D. ven biển Hạ Long

Câu 4: Đặc điểm không đúng với dải đồng bằng ven biển miền Trung?

A. bề ngang hẹp

B. bị chia cắt

C. bồi đắp chủ yếu bởi phù sa sông.

D. ven biển thường là các cồn cát, đầm, phá

Câu 5: Đồi núi nước ta có tính phân bậc vì:

A. trong giai đoạn tân sinh nhiều lần biển tiến, biển thoái.

B. trong giai đoạn cổ kiến tạo có nhiều vân động tạo núi khác nhau.

C. trong giai đoạn tân sinh vân động nâng lên hạ xuống diễn ra theo từng đợt.

D. do các quá trình phong hóa mạnh yếu theo từng thời kì.

Câu 6: Khu vực phía tây của vùng núi Tây Bắc có phạm vi:

A. từ Khoan La San đến Sông Cả.

B. dọc biên giới Việt - Trung.

C. từ Phong Thổ đến Mộc Châu.

D. từ biên giới Việt - Trung đến khủy sông Đà.

Câu 7: Ngăn cách giữa Trường Sơn bắc và Trường Sơn nam là:

A. dãy Tam Điệp.

B. dãy Hoành sơn.

C. dãy Tây Thừa thiên.

D. dãy Bạch Mã.

Câu 8: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 13, hãy cho biết các cao nguyên của vùng núi Tây Bắc xếp theo thứ tự Bắc xuống Nam lần lượt là:

A. Tà Phình, Sín Chải, Sơn La, Mộc Châu

B. Sín Chải, Tà Phình, Mộc Châu, Sơn La

C. Sơn La, Mộc Châu, Tà Phình, Sín Chải

D. Mộc Châu, Sơn La, Sín Chải, Tà Phình

Câu 9: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 4 - 5, hãy cho biết điểm cực Bắc thuộc tỉnh nào của nước ta?

A. Lào Cai.

B. Hà Giang.

C. Điện Biên.

D. Lai Châu.

Câu 10: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 14, đỉnh núi có độ cao nhất ở vùng núi Trường Sơn Nam là:

A. Kon Ka Kinh.

B. Lang Biang.

C. Chư Yang Sin.

D. Ngọc Linh.

Đáp án và Thang điểm

Câu 1: Các phương án đưa ra đều là thế mạnh của vùng đồi núi đối với sự phát triển kinh tế xã hội. Trong đó, thế mạnh đặc trưng của khu vực đồi núi nước ta là: Các dòng sông ở miền núi có tiềm năng thuỷ điện lớn.

Chọn: D.

Câu 2: Hình thái của đồng bằng sông Hồng có đặc điểm: Cao ở rìa phía Tây và Tây Bắc, thấp dần ra biển.

Chọn: A.

Câu 3: Vùng núi Đông Bắc: Những đỉnh núi cao trên 2000m nằm ở thượng nguồn sông Chảy. Phía biên giới Viêt - Trung như Hà Giang, Cao Bằng, Lạng Sơn là các khối núi đá vôi (trên 1000m). Trung tâm là đồi núi thấp, cao trung bình 500-600m.

Chọn: C.

Câu 4: dải đồng bằng ven biển miền Trung được bồi đắp chủ yếu bởi phù sa biển.

Chọn: C.

Câu 5: Đồi núi nước ta có tính phân bậc vì: trong giai đoạn tân sinh vận động nâng lên hạ xuống diễn ra theo từng đợt. Trong giai đoạn tân kiến tạo nước ta chịu tác động của các vận đông nâng lên nhiều đợt với cường độ khác nhau nên tạo nên các dạng địa hình có độ cao không giống nhau.

Chọn: C.

Câu 6: Khu vực phía tây của vùng núi Tây Bắc có phạm vi: dọc biên giới Việt – Trung bao gồm các dãy núi có độ cao trung bình như Pu Đen Đinh Pu Sam Sao.

Chọn: B.

Câu 7: Giới hạn: Ngăn cách giữa Trường Sơn bắc và Trường Sơn nam là dãy Bạch Mã chạy theo hướng đông - tây đâm sát ra biển.

Chọn: D.

Câu 8: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 13, xác định vị trí các cao nguyên theo thứ tự từ Bắc vào Nam. Thứ tự đúng là: Tà Phình, Sín Chải, Sơn La, Mộc Châu.

Chọn: A.

Câu 9: Điểm cực Bắc: tại xã Lũng Cú, huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang, với vĩ độ 23°23’B, kinh độ 105°20’Đ.

Chọn: B.

Câu 10: Đỉnh Ngọc Krinh cao 2025m. Ngọc Linh: 2598m. Kon Ka Kinh: 1761m. Vọng Phu: 2051m

Chọn: D.

Bài số 3

Câu 1: Mùa đông ở vùng núi Đông Bắc đến sớm và kết thúc muộn hơn những vùng khác chủ yếu là do:

A. Phần lớn diện tích là đồi núi thấp.

B. Có nhiều đỉnh núi cao và sơn nguyên giáp biên giới Việt Trung.

C. Các dãy núi có hướng vòng cung, mở rộng về phía Bắc, quy tụ ở Tam Đảo.

D. Có hướng nghiêng từ Tây Bắc xuống Đông Nam.

Câu 2: Nhận định nào sau đây không đúng về thế mạnh tự nhiên của khu vực đồng bằng đối với phát triển kinh tế - xã hội?

A. Là cơ sở phát triển nền nông nghiệp nhiệt đới, đa dạng nông sản.

B. Cung cấp các nguồn lợi thiên nhiên khác như: khoáng sản, thủy sản,...

C. Nguồn thủy năng dồi dào, khoáng sản phong phú, đa dạng.

D. Phát triển giao thông vận tải đường bộ, đường song.

Câu 3: Địa hình cao nhất của nước ta được phân bố chủ yếu ở khu vực

A. Đông Bắc

B. Tây Bắc

C. Bắc Trung Bộ

D. Tây Nguyên

Câu 4: Vùng có địa hình chủ yếu là bán bình nguyên của nước ta:

A. Tây nguyên.

B. Bắc Trung Bộ.

C. Đồng bằng sông Hồng.

D. Đông Nam Bộ

Câu 5: Hệ thống núi ở Bắc Trường sơn có đặc điểm:

A. Gồm các dãy núi song song, so le, thấp, hẹp ngang, nâng cao ở 2 đầu.

B. Gồm các dãy núi cao và trung bình nằm kẹp các sơn nguyên đá vôi hùng vĩ.

C. Các khối núi nghiêng dần về phía đông, nhiều dãy núi cao nằm sát biển.

D. Chạy dài từ biên giới Việt-Trung đến dãy Bạch mã.

Câu 6: Nước ta có vị trí nằm hoàn toàn trong vùng nhiệt đới ở bán cầu Bắc, trong khu vực ảnh hưởng của chế độ gió Mậu dịch và gió mùa châu Á nên:

A. khí hậu có hai mùa rõ rệt.

B. có nhiều tài nguyên sinh vật quý giá.

C. thảm thực vật bốn mùa xanh tốt.

D. có nhiều tài nguyên khoáng sản.

Câu 7: Toàn bộ phần ngầm dưới biển và lòng đất dưới đáy biển thuộc phần lục địa kéo dài, mở rộng ra ngoài lãnh hải cho đến bờ ngoài của rìa lục địa, có độ sâu khoảng 200m hoặc hơn nữa, đó là vùng:

A. lãnh hải.

B. nội thuỷ.

C. thềm lục địa.

D. tiếp giáp lãnh hải.

Câu 8: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 4 - 5, hãy cho biết điểm cực Đông thuộc tỉnh nào của nước ta?

A. Khánh Hòa.

B. Ninh Thuận.

C. Đà Nẵng.

D. Bình Định.

Câu 9: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 6 - 7, hãy cho biết hướng Tây Bắc – Đông Nam là hướng của dãy núi nào dưới đây?

A. Dãy Trường Sơn Nam.

B. Dãy Bạch Mã.

C. Dãy Đông Triều.

D. Dãy Hoàng Liên Sơn.

Câu 10: Dựa vào Atlat Địa Lí Việt Nam trang 13, đi từ Tây sang Đông ở vùng núi Đông Bắc lần lượt là các cánh cung:

A. Đông Triều, Bắc Sơn, Ngân Sơn, Sông Gâm

B. Ngân Sơn, Sông Gâm, Đông Triều, Bắc Sơn

C. Sông Gâm, Ngân Sơn, Bắc Sơn, Đông Triều

D. Bắc Sơn, Đông Triều, Sông Gâm, Ngân Sơn

Đáp án và Thang điểm

Câu 1: Do có các cánh cung đầu mở rộng về phía Bắc, quy tụ ở phía Tam Đảo có tác động hút gió mùa đông bắc nên mùa đông ở vùng núi Đông Bắc đến sớm và kết thúc muộn hơn.

Chọn: C.

Câu 2: Nguồn thủy năng dồi dào, khoáng sản phong phú, đa dạng là thế mạnh của vùng đồi núi.

Chọn: C.

Câu 3: Khu vực Tây Bắc là khu vực có địa hình cao nhất nước ta.

Chọn: B.

Câu 4: Vùng có địa hình chủ yếu là bán bình nguyên của nước ta là Đông Nam Bộ

Chọn: D.

Câu 5: Hệ thống núi ở Bắc Trường Sơn: Giới hạn: Từ sông Cả tới dãy núi Bạch Mã. Hướng Tây Bắc - Đông Nam. Các dãy núi song song, so le nhau dài nhất, cao ở hai đầu, thấp ở giữa. Các vùng núi đá vôi (Quảng Bình, Quảng Trị).

Chọn: A.

Câu 6: Vị trí nằm hoàn toàn trong vùng nhiệt đới ở bán cầu Bắc, trong khu vực ảnh hưởng của chế độ gió Mậu dịch và gió mùa châu Á nên khí hậu nước ta mang tính chất nhiệt đới chịu ảnh hưởng của 2 gió mùa → khí hậu có hai mùa rõ rệt.

Chọn: A.

Câu 7: Toàn bộ phần ngầm dưới biển và lòng đất dưới đáy biển thuộc phần lục địa kéo dài, mở rộng ra ngoài lãnh hải cho đến bờ ngoài của rìa lục địa, có độ sâu khoảng 200m hoặc hơn nữa, đó là vùng thềm lục địa.

Chọn: C.

Câu 8: Điểm cực Đông: tại xã Vạn Thạnh, huyện Vạn Ninh, tỉnh Khánh Hoà, với vĩ độ 12°40′, kinh độ 109°24’Đ.

Chọn: A.

Câu 9: Dãy Trường Sơn Nam, Đông Triều có hướng vòng cung. Dãy Bạch Mã hướng tây – đông. Dãy Dãy Trường Sơn Nam hướng Tây Bắc – Đông Nam.

Chọn: D.

Câu 10: Dựa vào Atlat Địa Lí Việt Nam trang 13, xác định các cánh cung. Đi từ Tây sang Đông ở vùng núi Đông Bắc lần lượt là các cánh cung: Sông Gâm, Ngân Sơn, Bắc Sơn, Đông Triều.

Chọn: B.

Bài số 4

Câu 1: Địa hình với địa thế cao ở hai đầu, thấp ở giữa là đặc điểm của vùng núi:

A. Trường Sơn Bắc.

B. Tây Bắc.

C. Đông Bắc.

D. Trường Sơn Nam

Câu 2: Đặc điểm nào đúng với địa hình vùng núi Đông Bắc?

A. Cao nhất nước ta

B. Đồi núi thấp chiếm phần lớn diện tích

C. Hướng Tây Bắc-Đông Nam

D. Có nhiều cao nguyên xếp tầng

Câu 3: Đây là đặc điểm của cao nguyên Đồng Văn, Mộc Châu, Sơn La:

A. cấu tạo chủ yếu là ba zan.

B. cấu tạo chủ yếu là phù sa cổ.

C. có độ cao trên 800m.

D. cấu tạo chủ yếu bởi đá vôi.

Câu 4: Theo quan điểm địa kinh tế thì vị trí địa lí nước ta có đặc điểm là:

A. nằm ở phía đông bán đảo Đông Dương.

B. nằm ở khu vực phát triển năng động của thế giới.

C. nằm trong khu vực nội chí tuyến.

D. nằm trong vùng có nhiều thiên tai.

Câu 5: Điểm giống nhau giữa đồng bằng Sông Hồng và đồng bằng Sông Cửu Long là:

A. có hệ thống đê ngăn lũ.

B. có địa hình thấp và bằng phẳng.

C. hình thành trên vùng sụt lún của hạ lưu sông.

D. có hệ thông kênh rạch chằng chịt

Câu 6: Các nhánh núi đâm ra sát biển, có nhiều đoạn bờ biển khúc khủyu, nhiều mũi đất và đèo là đặc điểm của:

A. khu vực núi Đông bắc

B. khu vực núi Tây bắc

C. khu vực núi Trường sơn bắc

D. Duyên hải miền Trung

Câu 7: Đường biên giới trên đất liền của nước ta phần lớn nằm ở

A. khu vực miền núi.

B. khu vực cao nguyên.

C. khu vực đồng bằng.

D. khu vực trung du.

Câu 8: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 4 - 5, hãy cho biết điểm cực Nam thuộc tỉnh nào của nước ta?

A. Kiên Giang.

B. Bạc Liêu.

C. Cà Mau.

D. Ninh Thuận.

Câu 9: Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 13, hãy cho biết các dãy núi thuộc vùng núi Tây Bắc?

A. Pu Đen Đinh, Pu sam sao.

B. Tây Côn Lĩnh, Kiều Liêu Ti.

C. Pu Si Lung, Hoành Sơn.

D. Khoan La San, Bạch Mã.

Câu 10: Căn cứ Atlat Địa lí Việt Nam trang 14, cho biết núi cao nhất dãy Trường Sơn Nam?

A. Ngọc Linh.

B. Bi Duop

C. Lang Bi Ang.

D. Chư Yang Sin.

Đáp án và Thang điểm

Câu 1: Địa hình với địa thế cao ở hai đầu, thấp ở giữa là đặc điểm của vùng núi: Trường Sơn Bắc.

Chọn: A.

Câu 2: Đồi núi thấp chiếm phần lớn diện tích vùng núi Đông Bắc.

Chọn: B.

Câu 3: đặc điểm của cao nguyên Đồng Văn, Mộc Châu, Sơn La là cấu tạo chủ yếu bởi đá vôi.

Chọn: D.

Câu 4: Theo quan điểm địa kinh tế thì vị trí địa lí nước ta có đặc điểm là: nằm ở khu vực phát triển năng động của thế giới. ý A, C, D là

Chọn: B.

Câu 5: Điểm giống nhau giữa đồng bằng Sông Hồng và đồng bằng Sông Cửu Long là đều là đồng bằng châu thổ, có địa hình thấp và bằng phẳng.

Chọn: B.

Câu 6: Duyên hải miền Trung có các nhánh núi đâm ra sát biển, có nhiều đoạn bờ biển khúc khủyu, nhiều mũi đất và đèo.

Chọn: D.

Câu 7: Đường biên giới trên đất liền của nước ta phần lớn nằm ở khu vực miền núi.

Chọn: A.

Câu 8: Điểm cực Nam: tại xã Đất Mũi, huyện Ngọc Hiển, tỉnh Cà Mau, với vĩ độ 8°34’B, kinh độ 104°40’Đ.

Chọn: C.

Câu 9: Pu Đen Đinh, Pu sam sao là 2 dãy núi thuộc vùng Tây Bắc (tiếp giáp biên giới Việt Lào).

Chọn: A.

Câu 10: Đỉnh Bi Duop cao 2287m. Ngọc Linh: 2598m. Chư Yang Sin: 2405m. Langbian: 2167m

Chọn: A.

Mời các bạn tham khảo thêm các bài viết dưới đây của chúng tôi:

Trên đây TimDapAnđã giới thiệu tới các bạn Đề kiểm tra 15 phút Địa lý 12 Học kì 1 Đề 1. Để có kết quả cao hơn trong học tập, TimDapAnxin giới thiệu tới các bạn học sinh tài liệu Soạn bài lớp 12, Giải bài tập Lịch Sử 12, Giải bài tập Địa Lí 12, Học tốt Ngữ văn 12, Tài liệu học tập lớp 12 mà TimDapAntổng hợp và đăng tải.

Nếu bạn không thấy đề thi được hiển thị. Vui lòng tải về để xem. Nếu thấy hay thì các bạn đừng quên chia sẻ cho bạn bè nhé!



Xem thêm