Đề kiểm tra 1 tiết môn Ngữ văn lớp 7 học kì 2 phần Tiếng Việt năm học 2019 - 2020 do TimDapAnsưu tầm và đăng tải bao gồm cả trắc nghiệm và tự luận có đáp án, với nội dung chính xoay quanh phần Tiếng Việt học kì 2 lớp 7 như: Thêm trạng ngữ cho câu, Câu đặc biệt, câu rút gọn. Sau đây mời các bạn tham khảo chi tiết.
TimDapAngiới thiệu Hệ thống bài kiểm tra 1 tiết lớp 7 với các đề kiểm tra 45 phút lớp 7 được sưu tầm từ các trường THCS trên cả nước. Đây sẽ là nguồn tài liệu phong phú và hữu ích cho các thầy cô giáo tham khảo ra đề, đồng thời cũng là tài liệu cho các em học sinh ôn luyện, chuẩn bị cho các bài kiểm tra định kì và các bài thi giữa kì 2 lớp 7 và thi học kì 2 lớp 7 sắp tới. Chúc các em học tốt.
Ôn thi giữa kì 2 Ngữ văn 7
- Ma trận đề kiểm tra 45 phút Ngữ văn 7
- Đề kiểm tra 1 tiết Tiếng Việt lớp 7 học kì 2
- ĐÁP ÁN ĐỀ KIỂM TRA 1 TIẾT NGỮ VĂN 7
Ma trận đề kiểm tra 45 phút Ngữ văn 7
Cấp độ Tên chủ đề | Nhận biết NL tiếp cận | Thông hiểu NL cảm thụ | Vận dụng |
Cộng | ||||||||
Cấp độ thấp | Cấp độ cao | |||||||||||
TN | TL | TN | TL | TN | TL | TN | TL | |||||
Chủ đề 2 Câu rút gọn
| Khái niệm câu rút gọn, đk rút gọn câu |
| Xác định câu rút gọn, tphần được rút gọn. |
|
|
|
| Viết đoạn văn có dùng câu rút gọn và câu đặc biệt. |
| |||
Số câu Số điểm Tỉ lệ | 2 0.5 5% |
| 2 0.5 5% |
|
|
|
| 4 1 10% | ||||
Chủ đề 3. câu đặc biệt | khái niệm câu đặc biệt |
| Xác định câu đặc biệt, tác dụng của câu đặc biệt |
|
|
|
|
| ||||
Số câu Số điểm Tỉ lệ | 1 0.25 25% |
| 1.5 0.5 5% |
|
|
|
| 1 3 30% | 3.5 3.75 37.5% | |||
Chủ đề 4 Thêm trạng ngữ cho câu | Nhớ các tác dụng, phân loại trạng ngữ |
| Hiểu đặc điểm, phân loại trạng ngữ |
|
| Xác định trạng ngữ trong đoạn văn và đặt câu có thành phần trạng ngữ |
|
|
| |||
Số câu Số điểm Tỉ lệ | 2 0.5 5% |
| 2.5 0.75 7.5% |
|
| 2 4 40% |
|
| 6.5 5.25 52.5% | |||
Tổng số câu Tổng số điểm Tỉ lệ | 5 1.25 12.5% |
| 6 1.75 17.5% |
|
| 2 4 40% |
| 1 3 30% | 14 10 100% |
Đề kiểm tra 1 tiết Tiếng Việt lớp 7 học kì 2
I/ PHẦN TRẮC NGHIỆM:(3 điểm)
(Khoanh tròn vào chữ cái đầu câu trả lời đúng nhất; mỗi ý đúng 0.25 đ)
Câu 1. Câu rút gọn là câu:
a. Chỉ có thể vắng chủ ngữ
b. Chỉ có thể vắng vị ngữ
c. Chỉ có thể vắng các thành phần phụ.
d. Có thể vắng chủ ngữ và vị ngữ.
Câu 2. Muốn rút gọn câu phải căn cứ vào điều kiện nào sau đây?
a. Hoàn cảnh giao tiếp.
b. Mục dích giao tiếp.
c. Thời gian, không gian giao tiếp.
d. Các nhân tố giao tiếp như: Hoàn cảnh giao tiếp, mục đích giao tiếp, nội dung và quan hệ giữa các nhân vật giao tiếp.
Câu 3. Trong các câu sau, câu nào là câu rút gọn?
a. Học ăn, học nói, học gói, học mở.
b. Ai cũng học đi đôi với hành.
c. Anh trai tôi học đi đôi với hành.
d. Rất nhiều người học đi đôi với hành.
Câu 4. Câu tục ngữ: “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây” rút gọn thành phần nào?
a. Chủ ngữ
b.Vị ngữ
c. Cả CN lẫn VN
d.Trạng ngữ
Câu 5. Câu đặc biệt là gì?
a. Là câu không cấu tạo theo mô hình chủ ngữ - vị ngữ
b. Là câu chỉ có chủ ngữ.
c. Là câu cấu tạo theo mô hình đặc biệt
d. Là câu chỉ có vị ngữ
Câu 6. Câu đặc biệt trong ví dụ sau: Đoàn người nhốn nháo lên. Tiếng reo.Tiếng vỗ tay. Dùng để làm gì?
a. Bộc lộ cảm xúc
b. Nêu lên thời gian, nơi chốn
c. Liệt kê, miêu tả, thông báo về sự vật, hiện tượng
d. Gọi đáp
Câu 7. Trạng ngữ đứng ở vị trí nào trong câu?
a. Đầu câu
b. Cuối câu
c. Giữa câu
d. Có thể đứng ở đầu câu, giữa câu hay cuối câu.
Câu 8. Tách trạng ngữ thành câu riêng nhằm mục đích gì?
a. Nhấn mạnh chuyển ý;
b.Thể hiện những tình huống,cảm xúc nhất định.
c. Làm cho câu ngắn gọn hơn
d. Cả A và B .
Câu 9. Cụm từ nào là trạng ngữ trong câu: “Dần đi ở từ năm chưa 12. Khi ấy, đầu nó còn để hai trái đào.”
a. Dần đi ở từ năm chưa 12.
b. Khi ấy.
c. Đầu nó còn để hai trái đào.
d.Cả A,B,C đều sai.
Câu 10. Trong câu, trạng ngữ thường được ngăn cách với các thành phần chính bằng dấu phẩy. Đúng hay sai?
a. Đúng
b. Sai
Câu 11. Nối cột A với cột B sao cho phù hợp?(0.5 đ)
A | B |
1. Ngày mai, chúng tôi thi học kì. 2. Gió! Mưa! Não nùng. | a. Câu rút gọn b. Câu có trạng ngữ chỉ thời gian. c. Câu đặc biệt. |
II/ PHẦN TỰ LUẬN (7 điểm)
Câu 1. Xác định vai trò ngữ pháp của từ “mùa đông” trong các câu sau: (2đ)
“Mùa đông đã thật sự về rồi. (1) Mùa đông, những hàng xà cừ già cỗi đang run lên vì lạnh.”(2)
Câu 2. Đặt hai câu có trạng ngữ. (Một câu có trạng ngữ chỉ nơi chốn; một câu có trạng ngữ chỉ phương tiện) (2đ)
Câu 3. Viết đoạn văn ngắn (khoảng 5-7 câu) tả cảnh sân trường trong giờ ra chơi có sử dụng câu rút gọn, câu đặc biệt. (3đ)
( Lưu ý: HS gạch chân,chú thích thành phần trạng ngữ, câu đặc biệt, câu rút gọn trong câu 2 và câu 3)
ĐÁP ÁN ĐỀ KIỂM TRA 1 TIẾT NGỮ VĂN 7
I/TRẮC NGHIỆM (3 điểm).(Đúng mỗi câu 0,25 đ)
câu | 1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 | 9 | 10 | 11 | |
đ/ án | d | d | a | a | a | c | d | d | b | a | 1.b | 2.c |
II/TỰ LUẬN. (7 điểm)
Câu 1 (2 điểm).
Mùa đông (1): làm chủ ngữ; mùa đông (2): làm trạng ngữ
Câu 2 (2 điểm)
Học sinh đặt được câu có trạng ngữ theo yêu cầu. Biết gạch chân chú thích đúng.
Ví dụ:
- Câu có trạng ngữ chỉ nơi chốn: Trên những cánh đồng, các bác nông dân đang thu hoạch vụ mùa.
- Câu có trạng ngữ chỉ phương tiện: Bằng giọng nói ấm áp, mẹ luôn vỗ về, an ủi tôi.
Câu 3 (3 điểm)
Học sinh viết đoạn văn theo yêu cầu của đề. Trong đó có câu rút gọn, câu đặc biệt, biết gạch chân chú thích.
Đoạn văn mẫu 1:
Tùng...Tùng...Tùng... Tiếng trống trường vang lên thật giòn giã báo hiệu giờ ra chơi đã đến. Các bạn học sinh từ các dãy nhà tầng ùa ra sân trường như đàn ong vỡ tổ. Trên sân trường đông vui nhộn nhịp ấy, các bạn học sinh chơi đủ thứ trò chơi. Từ nhảy dây cho đến đá cầu. Nhưng không phải tất cả các bạn đều xuống sân, vẫn có những bạn đứng trên ban công. Tán gẫu và vui đùa.
- Câu đặc biệt: Tùng...Tùng...Tùng...
- Câu rút gọn: Tán gẫu và vui đùa.
Đoạn văn mẫu 2:
Tùng...Tùng...Tùng... Tiếng trống trường vang lên rộn rã, báo hiệu giờ ra chơi của chúng em đã đến. Sân trường đang lặng thinh, im ắng bỗng trở nên rộn rã bởi tiếng cười, tiếng nói của các cô cậu học trò. Góc ghế đá sân trường, các bạn nữ ngồi thầm thì nhỏ to với những câu chuyện vui vẻ. Rất nhiều bạn học sinh khác chọn không gian ở căng tin canh sân trường để tranh thủ ăn sáng hoặc cùng ngồi uống nước, nghỉ ngơi sau giờ học căng thẳng. Rộn ràng nhất là góc sân trường, mọi người đang tổ chức rất nhiều trò chơi vui nhộn. Nhảy dây. Kéo co. Chơi bóng rổ. Tất cả tạo nên một bức tranh nhộn nhịp, vui tươi về giờ ra chơi dưới sân trường.
- Câu đặc biệt: Tùng...Tùng...Tùng...
- Câu rút gọn: Nhảy dây. Kéo co. Chơi bóng rổ.
Trên đây, Tìm Đáp Án đã giới thiệu tới các bạn tài liệu Đề kiểm tra 1 tiết Ngữ văn 7 phần Tiếng Việt học kì 2 năm học 2019 - 2020. Mời các bạn tham khảo thêm các tài liệu khác như: Ngữ văn lớp 7, Soạn bài lớp 7, Học tốt Ngữ Văn 7, Giải Vở bài tập Ngữ Văn và các dạng đề thi học kì 1 lớp 7, đề thi học kì 2 lớp 7 cũng được cập nhật liên tục trên Tìm Đáp Án.
Tham khảo thêm:
Đề kiểm tra 45 phút Ngữ văn 7 phần Tiếng Việt học kì 2 năm học 2019 - 2020.