Đề kiểm tra 1 tiết học kì 2 môn Hóa học lớp 8
Đề kiểm tra 1 tiết học kì 2 môn Hóa học lớp 8 trường THCS Hàm Đức, Bình Thuận năm học 2016 - 2017. Đề thi bám sát kiến thức Hóa học lớp 8 chương 4: Oxi – không khí nhằm kiểm tra, đánh giá năng lực học tập của học sinh. Đề được ra theo hình thức 30% trắc nghiệm với 12 câu hỏi và 70% tự luận với 3 câu hỏi.
Đề kiểm tra 1 tiết học kì 2 môn Mỹ thuật lớp 8 trường THCS Dân Hòa, Hà Nội năm học 2016 - 2017
Đề thi giữa học kì 2 môn Công nghệ lớp 8 trường THCS Minh Tân, Bình Dương năm học 2016 - 2017
Đề thi giữa học kì 2 môn Toán lớp 8 trường THCS Thống Nhất, thành phố Huế năm học 2016 - 2017
Mời làm: Đề kiểm tra 1 tiết học kì 2 môn Hóa học lớp 8 trường THCS Hàm Đức, Bình Thuận năm học 2016 - 2017 Online
TRƯỜNG THCS HÀM ĐỨC | ĐỀ KIỂM TRA 1 TIẾT HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2016 – 2017 MÔN: HÓA HỌC LỚP 8 Thời gian làm bài: 45 phút |
I. TRẮC NGHIỆM: (3,0 điểm)
Hãy khoanh tròn vào 1 trong các chữ cái A, B, C, D mà em chọn.
Câu 1: Người ta thu khí oxi bằng cách đẩy nước là nhờ vào tính chất nào?
A. Khí oxi tan trong nước B. Khí oxi khó hóa lỏng
C. Khí oxi ít tan trong nước D. Khí oxi nhẹ hơn nước
Câu 2: Trong các dãy hợp chất sau, dãy nào là oxit bazơ.
A. SO3, CaO, Na2O B. KOH, SO3, Fe2O3
C. CO2, CaO, Fe2O3 D. CaO, Fe2O3, Na2O
Câu 3: Oxit là loại hợp chất được tạo thành từ .....
A. Một kim loại và một phi kim. B. Oxi và phi kim.
C. Oxi và kim loại. D. Oxi và một nguyên tố hóa học khác.
Câu 4: Bếp lửa chày bùng lên khi ta thổi hơi vào là do:
A. Cung cấp thêm khí CO2. B. Cung cấp thêm khí N2.
C. Cung cấp thêm khí O2. D. Cung cấp thêm hơi H2O.
Câu 5: Sự oxi hóa là
A. Sự tác dụng của oxi với một chất khác. B. Sự tác dụng của oxi với phi kim.
C. Sự tác dụng của oxi vớ hợp chất. D. Sự tác dụng của oxi với kim loại.
Câu 6: Những chất được dùng để điều chế oxi trong phòng thí nghiệm là:
A. KClO3 và KMnO4 B. KMnO4 và H2O
C. KMnO4 và không khí D. KClO3 và CaCO3
Câu 7: Khí Oxi hóa lỏng ở nhiệt độ nào sau đây:
A. Ở 1830C B. Ở 1960C C. Ở -1830C D. Ở -1960C
Câu 8: Chỉ ra tên gọi đúng của hợp chất Fe2O3
A. Sắt oxit B. Sắt (III) oxit. C. Nhôm oxit. D. Nhôm (III) oxit.
Câu 9: Khi thu khí oxi bằng phương pháp đẩy không khí thì:
A. Để miệng ống nghiệm ở phía trên vì không khí nhẹ hơn oxi
B. Để miệng ống nghiệm ở phía dưới vì không khí nhẹ hơn oxi
C. Để miệng ống nghiệm ở phía trên vì oxi nhẹ hơn không khí
D. Để miệng ống nghiệm ở phía dưới vì không khí nặng hơn oxi
Câu 10: Phản ứng hóa học nào dưới đây là phản ứng phân hủy:
A. Cu(OH)2 CuO + H2O B. O2 + 2H2 2H2O
C. Ca + O2 CaO D. NaOH + HCl → NaCl + H2O
Câu 11: Khi nhiệt phân 12,25g kali clorat (KClO3), Thể tích khí oxi sinh ra (ở đktc) là:
A. 22,4l. B.1,12l. C. 3.36l. D .2,8l.
Câu 12: Trong không khí ,điều khẳng định nào sau đây là đúng?
A. Thể tích nitơ bằng thể tích oxi. B. Thể tích nitơ lớn hơn thể tích oxi.
C. Thể tích nitơ nhỏ hơn thể tích oxi. D. Thể tích nitơ là 21%.
II. TỰ LUẬN: (7,0 điểm)
Câu 1: Cho các oxít có CTHH như sau: CO2; HNO3; CuO; N2O5; KOH; Na2O. Những oxit nào thuộc loại oxit bazơ? Những oxit nào thuộc loại oxit axit? Gọi tên từng oxit (2,0 điểm)
Câu 2: Hoàn thành các PTHH của các phản ứng sau và chỉ ra phản ứng nào là phản ứng hóa hợp? phản ứng nào là phản ứng phân hủy? (2,0 điểm)
a. KNO3 KNO2 + O2 b. Fe + Cl2 FeCl3
c. Na2CO3 + CO2 + H2O → NaHCO3 d. Fe(OH)3 Fe2O3 + H2O.
Câu 3:
a. Tính thể tích khí oxi thu được (ở đktc) khi nhiệt phân hoàn toàn 47,4 gam KMnO4 (1,5 điểm)
b. Nếu dùng 6,75 gam nhôm cho tác dụng với lượng oxi thu được ở phản ứng trên thì khi phản ứng kết thúc chất nào còn dư? Khối lượng dư là bao nhiêu gam? (1,5 điểm)
Đáp án đề kiểm tra 1 tiết học kì 2 môn Hóa học lớp 8
I. PHẦN TRẮC NGHIỆM: Mỗi phương án đúng được 0,25 điểm tổng 3,0 điểm
1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 | 9 | 10 | 11 | 12 |
C | D | D | C | A | A | C | B | A | A | C | B |
II. TỰ LUẬN: (7,0 điểm)
Câu 1:
- Oxít bazơ: Na2O, CuO
Na2O: (Natri oxít)
CuO: Đồng (II) oxit
- Oxít axít: CO2, N2O5
CO2: (cacbon đi oxít)
N2O5: Đi nitơ penta oxit
Câu 2: Cân bằng đúng 0,25 điểm/PTHH, phân loại phản ứng đúng 0,25 điểm/PTHH
a. 2KNO3 2KNO2 + O2
b. 2Fe + 3Cl2 3FeCl3
c. Na2CO3 + CO2 + H2O → NaHCO3
d. 2Fe(OH)3 Fe2O3 + 3H2O.
- Phản ứng phân hủy: a, d
- Phản ứng hóa hợp: b, c
Câu 3:
- Số mol của KMnO4: n = m/M = 47,4/158 = 0,3mol
a) 2KMnO4 K2MnO4 + MnO2 + O2
2mol 1mol
0,3mol 0,15mol
- Thể tích oxi cần dùng đktc: V = n.22,4 = 0,15.22,4 = 3,36 lit
b) PTHH: 4Al + 3O2 2Al2O3
4mol 3mol 2mol
0,2mol 0,15mol 0,1mol
Ta có: nO2(2) = nO2(1) = 0,15 (mol)
- Số mol của Al: n = m/M = 6,75/27 = 0,25mol
- Số mol của AL dư: n = 0,25 – 0,2 = 0,05mol
- KL Al dư.mAl = 0,05.27 = 1,35 g