Đề kiểm tra 1 tiết học kì 1 môn Địa lý lớp 10

Đề kiểm tra 1 tiết học kì 1 môn Địa lý lớp 10 trường THPT Yaly, Gia Lai năm học 2016 - 2017 được Tìm Đáp Án sưu tầm và đăng tải, hi vọng sẽ giúp các bạn ôn tập và củng cố kiến thức hiệu quả, từ đó đạt kết quả cao trong bài thi học kì I sắp tới. Mời các bạn cùng tham khảo.

Đề kiểm tra 1 tiết học kì 1 môn Địa lý lớp 10 trường THPT Cao Bá Quát, Quảng Nam năm học 2016 - 2017

Đề kiểm tra 1 tiết học kì 1 môn Địa lý lớp 10 trường THPT Nguyễn Trung Trực, An Giang năm học 2016 - 2017

SỞ GD & ĐT GIA LAI

TRƯỜNG THPT YALY

KIỂM TRA 1 TIẾT, NĂM HỌC: 2016 - 2017

Môn: Địa Lý 10

Thời gian làm bài: 45 phút;

(24 câu trắc nghiệm)

Mã đề thi 136

(Thí sinh không được sử dụng tài liệu)

Họ, tên học sinh:..................................................................... SBD: .............................

I. Phần trắc nghiệm (6 điểm)

Câu 1: Hiện tượng mặt trời lên thiên đỉnh khi ở đỉnh đầu là lúc:

A. 11 giờ trưa. B. 12 giờ trưa. C. 13 giờ chiều. D. 14 giờ chiều.

Câu 2: Phương pháp thể hiện sự di chuyển của các hiện tượng tự nhiên, cũng như các hiện tượng kinh tế - xã hội trên bản đồ là:

A. Phương pháp kí hiệu đường chuyển động.

B. Phương pháp chấm điểm.

C. Phương pháp kí hiệu.

D. Phương pháp bản đồ - biểu đồ.

Câu 3: Bề mặt Trái Đất được chia thành 24 múi giờ, mỗi múi giờ rộng:

A. 15 độ kinh tuyến. B. 16 độ kinh tuyến. C. 18 độ kinh tuyến. D. 20 độ kinh tuyến.

Câu 4: Vũ trụ là khoảng không gian vô tận có chứa:

A. Hệ mặt trời. B. Dải ngân hà. C. Các thiên hà. D. Tất cả ý trên.

Câu 5: Khí Hiđrô và Heli là 2 khí chủ yếu của tầng:

A. Tầng đối lưu. B. Tầng Bình lưu.

C. Tầng ngoài. D. Tầng ion (tầng nhiệt)

Câu 6: Nguyên nhân sinh ra Ngoại lực là do:

A. Nguồn năng lượng của bức xạ Mặt Trời B. Sự vận chuyển của vật chất

C. Tác động của gió D. Tác động của nước

Câu 7: Để đi đến kết luận Trái Đất được cấu tạo gồm nhiều lớp người ta dựa vào:

A. Sự thay đổi của sóng địa chấn khi lan truyền trong Trái Đất

B. Kết quả các mũi khoan thăm dò

C. Viễn thám và hệ thống thông tin địa lý

D. Cả 3 phương pháp trên

Câu 8: Ngoại lực tác động đến địa hình bề mặt Trái Đất thông qua các quá trình ngoại lực. Các quá trình đó xảy ra lần lượt là:

A. Phong hóa - bồi tụ - bóc mòn - vận chuyển.

B. Phong hóa – vận chuyển – bóc mòn – bồi tụ.

C. Bóc mòn - phong hóa - vận chuyển - bồi tụ.

D. Phong hóa - bóc mòn - vận chuyển - bồi tụ.

Câu 9: Mặt trời lên thiên đỉnh mỗi năm 2 lần ở vùng:

A. Ngoại chí tuyến. B. Xích đạo. C. Nội chí tuyến. D. Hai cực.

Câu 10: Tác động của Nội lực có xu hướng:

A. Phá hủy địa hình mặt đất san bằng. B. Làm cho địa hình mặt đất gồ ghề.

C. Cả phương án a và b. D. Tạo ra dạng địa hình mới.

Câu 11: Có hiện tượng luân phiên ngày đêm vì:

A. Trái Đất hình khối cầu và chuyển động của trái đất quanh mặt trời.

B. Trái Đất có hình khối cầu.

C. Vận động tự quay quanh trục của Trái Đất.

D. Trái Đất hình khối cầu và vận động tự quay quanh trục.

Câu 12: Nơi nào trên Trái Đất quanh năm độ dài của ngày và đêm bằng nhau:

A. Vùng cực. B. Ở cực. C. Chí tuyến. D. Xích đạo.

Câu 13: Vận động theo phương nằm ngang ở lớp đá cứng sẽ xãy ra hiện tượng:

A. Biển tiến B. Biển thoái C. Uốn nếp D. Đứt gãy

Câu 14: Càng lên cao nhiệt độ không khí càng giảm, lên cao 100m thì nhiệt độ không khí giảm đi:

A. 10C. B. 0,20C. C. 0,60C. D. 0,80C.

Câu 15: Trái Đất nằm ở vị trí thứ mấy, tính từ Mặt Trời ra:

A. Thứ ba. B. Thứ nhất. C. Thứ tư. D. Thứ hai.

Câu 16: Chuyển động tự quay quanh trục của Trái Đất đem lại hệ quả:

A. Các mùa, giờ, lực côriolit.

B. Ngày đêm, các mùa, lực côriolit.

C. Giờ, các mùa, ngày đêm dài ngắn theo mùa và theo vĩ độ.

D. Luân phiên ngày đêm, giờ, lực côriolit.

Câu 17: Đường chuyển ngày quốc tế nằm ở kinh tuyến:

A. 1560. B. 1350. C. 1800. D. 1700.

Câu 18: Thạch nhũ trong các hang động đá vôi là kết quả của quá trình:

A. Phong hóa vật lý B. Phong hóa hóa học

C. Phong hóa sinh vật D. Sự kết hợp của cả 3 loại

Câu 19: Lớp ô dôn tập trung nhiều ở tầng nào của khí quyển:

A. Tầng bình lưu B. Tầng đối lưu C. Tầng giữa D. Tầng Ion

Câu 20: Đá bị nứt vỡ do nhiệt độ thay đổi đột ngột là quá trình phong hóa:

A. Hóa học. B. Sinh học. C. Lý học. D. Tất cả các ý trên.

Câu 21: Vận động nào sau đây không do tác động của nội lực?

A. Đứt gãy B. Nâng lên hạ xuống

C. Bồi tụ D. Uốn nếp.

Câu 22: Thạch quyển dùng để chỉ:

A. Lớp vỏ Trái đất

B. Lớp vỏ Trái đất và phần trên của bao Manti

C. Lớp vỏ Trái đất và lớp bao Manti

D. Lớp thổ nhưỡng tơi xốp trên bề mặt Trái đất

Câu 23: Nơi nào trên Trái Đất có 6 tháng ngày và 6 tháng đêm trong một năm:

A. Ở vòng cực. B. Ở xích đạo. C. Ở hai cực. D. Ở chí tuyến.

Câu 24: Nội lực và ngoại lực có điểm giống nhau là:

A. Cùng được sinh ra do năng lượng của Trái Đất

B. Cùng có tác động thay đổi diện mạo của Trái Đất

C. Đều cần có sự tác động của con người

D. Điều kiện được hình thành từ năng lượng Mặt Trời

II. Phần tự luận (4 điểm)

Câu 1 (2 điểm): Cho sơ đồ sau:

Đề kiểm tra 1 tiết học kì 1 môn Địa lý lớp 10

Dựa vào hình vẽ trên em hãy tính nhiệt độ ở các địa điểm A, B, C, D. Biết độ cao ở các địa điểm A là 2000m, B là 3000m, C là 1000m và D là 0 mét. Cho biết khối khí bên sườn Tây là ẩm ướt, gây mưa. Hãy cho biết đặc điểm khối khí bên sườn Đông?

Câu 2 (1 điểm)

Một trận đấu bóng đá diễn ra ở Anh vào lúc 22 giờ 00 phút ngày 31 tháng 12 năm 2016. Hỏi cũng vào lúc đó thì ở Việt Nam là mấy giờ? Ngày tháng năm nào?

Câu 3 (1 điểm)

Cấu trúc của khí quyển được chia thành mấy tầng? Kể tên các tầng đó?

---------Hết---------

Nếu bạn không thấy đề thi được hiển thị. Vui lòng tải về để xem. Nếu thấy hay thì các bạn đừng quên chia sẻ cho bạn bè nhé!



Xem thêm