Đề kiểm tra 45 phút Địa lý 12

Đề kiểm tra 1 tiết học kì 1 môn Địa lý 12 năm học 2017-2018 trường THPT Lê Qúy Đôn gồm 28 câu hỏi trắc nghiệm lí thuyết và 2 câu hỏi tự luận giúp các em ôn tập và nắm vững bài học.

Đề chủ yếu xoay quanh những nội dung cơ bản trong chương trình sách giáo khoa Địa lý 12 với đa dạng các câu hỏi để các em ôn luyện, củng cố kiến thức. Các em có thể tự ôn bài ở nhà và chuẩn bị cho các kì thi quan trọng trong đó có kì thi THPT Quốc gia. Mời các em tham khảo:

TRƯỜNG THPT LÊ QUÝ ĐÔN

TỔ ĐỊA LÝ

KIỂM TRA 45 HỌC KÌ I MÔN ĐỊA LÝ 12

NĂM HỌC 2017 - 2018

Thời gian làm bài: 45 phút

Mã đề thi 132

(Thí sinh được sử dụng At lat địa lí Việt Nam)

Họ, tên thí sinh:..................................................................... Lớp: .............................

PHẦN I: TRẮC NGHIỆM: ( 7,0 điểm)

Câu 1: Nước ta có bao nhiêu tỉnh thành giáp với biển?

A. 29. B. 28. C. 26. D. 27.

Câu 2: Địa hình cao nhất của nước ta được phân bố chủ yếu ở khu vực

A. Tây Bắc. B. Bắc Trung Bộ. C. Đông Bắc. D. Tây Nguyên.

Câu 3: Dựa vào Átlat địa lý Việt Nam hãy xác định con sông nào thuộc vùng núi Tây Bắc.

A. Sông Đồng Nai. B. Sông Lục Nam. C. Sông Đà. D. Sông Cầu.

Câu 4: Theo niên giám thống kê năm 2006, phần đất liền và các hải đảo của nước ta có tổng diện tích là.

A. 331.991km2. B. 330.981km2. C. 331.212km2. D. 329.221km2.

Câu 5: Hệ tọa độ địa lí nước ta điểm cực Nam nằm ở vĩ độ.

A. 8034’B. B. 8035’N. C. 8036’N. D. 8034’N.

Câu 6: Nước ta bắt đầu manh nha tiến hành công cuộc đổi mới vào năm

A. 1980. B. 1986. C.1978. D. 1979.

Câu 7: Nước ta có nguồn tài nguyên sinh vật phong phú nhờ nằm

A. Lãnh thổ kéo dài từ 8º34’B đến 23º23’B .

B. Nằm hoàn toàn trong miền nhiệt đới Bắc bán cầu.

C. Trên vành đai sinh khoáng của thế giới.

D. Trên đường di lưu và di cư của các loài thực vật, động vật.

Câu 8: Đường bờ biển nước ta có chiều dài là

A. 3206km. B. 3260km. C. 2360km. D. 2036km.

Câu 9: Các hạn chế của khu vực đồng bằng là

A. Lũ, lốc, mưa đá, xói mòn. B. Đất trượt, đá lở, động đất.

C. Xâm nhập mặn, bão, lụt. D. Khó khăn đi lại.

Câu 10: Phần ngầm dưới biển và lòng đất dưới đáy biển thuộc phần lục địa kéo dài mở rộng ra ngoài lãnh hải cho đến bờ ngoài của rìa lục địa, có độ sâu khoảng 200m và hơn nữa, được gọi là vùng

A. Vùng đặc quyền kinh tế B. Thềm lục địa

C. Vùng tiếp giáp lãnh hải. D. Lãnh hải

Câu 11: Vùng biển chủ quyền của Việt Nam trên biển Đông rộng khoảng (triệu km²):

A. 1,0. B. 2,0. C. 3,0. D. 4,0

Câu 12: Hướng vòng cung thể hiện ở vùng núi.

A. Đông Bắc với Tây bắc. B. Đông Bắc với Trường Sơn Bắc .

C. Đông Bắc với Trường Sơn Nam. D. Tây Bắc với Trường Sơn Bắc.

Câu 13: Vùng biển, tại đó Nhà nước ta có chủ quyền hoàn toàn về kinh tế, nhưng vẫn để cho các nước khác được đặt ống dẫn dầu, dây cáp ngầm và tàu thuyền, máy bay nước ngoài được tự do về hàng hải và hàng không nhưng công ước quốc tế quy định, được gọi là vùng

A. Lãnh hải B. Nội thủy.

C. Vùng đặc quyền kinh tế D. Vùng tiếp giáp lãnh hải.

Câu 14: Dãy núi Hoành Sơn thuộc vùng núi

A. Trường Sơn Bắc. B. Tây Bắc.

C. Đông Bắc. D. Trường Sơn Nam

Câu 15: Điểm giống nhau ở hai đồng bằng Sông Hồng và đồng bằng sông Cửu Long là

A. Bị nhiễm mặn nặng nề. B. Có hệ thống đê điều chạy dài.

C. Có mạng lưới kênh rạch chằng chịt. D. Do phù sa của các con sông lớn bồi đắp.

Câu 16: Địa hình núi cao của nước ta tập trung chủ yếu ở vùng núi

A. Đông Bắc. B. Tây Nguyên. C. Bắc Trung Bộ. D. Tây Bắc.

Câu 17: Việt Nam và Hoa Kì bình thường hóa quan hệ vào năm.

A. 1998 B. 1994. C. 1995. D. 1996.

Câu 18: Nước ta là thành viên thứ bao nhiêu của tổ chức WTO.

A. 150. B. 155. C. 145. D. 160.

Câu 19: Quốc gia nào sau đây không có đường biên giới trên đất liền với Việt Nam?

A. Campuchia. B. Thái Lan. C. Trung Quốc. D. Lào.

Câu 20: Địa hình thấp và hẹp ngang nâng cao ở hai đầu là đặc điểm của vùng núi

A. Đông Bắc. B. Trường Sơn Bắc.

C. Tây Bắc. D. Trường Sơn Nam.

Câu 21: Nét nổi bật của địa hình vùng núi Tây Bắc là :

A. Các khối núi và cao nguyên. B. Có 4 cánh cung lớn .

C. Địa hình thấp và hẹp ngang. D. Có nhiều dãy núi cao đồ sộ nhất nước ta .

Câu 22: Dãy núi Sông Gâm thuộc khu vực vùng núi

A. Trường Sơn Nam. B. Tây Bắc. C. Trường Sơn Bắc. D. Đông Bắc.

Câu 23: Cao nguyên nào không phải là cao nguyên đá vôi?

A. Tà Phình. B. Mộc Châu. C. Sơn La. D. Lâm Viên.

Câu 24: Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 13.Hãy cho biết đỉnh Phanxipăng có độ cao là.

A. 3143 m. B. 3134 m. C. 3413m. D. 3431m.

Câu 25: Dãy núi Hoàng Liên Sơn nằm ở phía nào của vùng núi Tây Bắc?

A. Đông vùng Tây Bắc. B. Nam vùng Tây Bắc.

C. Tây vùng Tây Bắc. D. Bắc vùng Tây Bắc.

Câu 26: Cao nguyên nào sau đây thuộc nhóm cao nguyên badan?

A. Sín Chải. B. Sơn La. C. Mộc Châu. D. Di Linh.

Câu 27: Vị trí địa lí nước ta quy định đặc điểm cơ abanr của thiên nhiên nước ta mang tính chất

A. Nhiệt đới ẩm. B. Nhiệt đới ẩm gió mùa.

C. Cận nhiệt. D. Ôn đới.

Câu 28: Nước ta tiến hành công cuộc đổi mới bắt đầu từ ngành.

A. Nông nghiệp B. Công – nông nghiệp.

C. Nông – công nghiệp. D. Công nghiệp.

II. TỰ LUẬN. ( 3,0 điểm)

Câu 1. Dựa vào Atlat địa lí Việt Nam, hãy xác định vùng biển Việt Nam tiếp giáp với vùng biển của các quốc gia nào?

Câu 2. Trình bày thế mạnh khu vực miền núi nước ta.

TimDapAnxin giới thiệu tới các em Đề kiểm tra 1 tiết học kì 1 môn Địa lý lớp 12 năm 2017-2018 trường THPT Lê Qúy Đôn. Hi vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích hỗ trợ các em ôn luyện và đạt kết quả cao. Mời các em tham khảo thêm các tài liệu khác tại mục Tài liệu học tập lớp 12 do TimDapAntổng hợp và đăng tải như: Trắc nghiệm Tiếng Anh 12, Trắc nghiệm Hóa học 12, Trắc nghiệm Sinh học 12,...

Nếu bạn không thấy đề thi được hiển thị. Vui lòng tải về để xem. Nếu thấy hay thì các bạn đừng quên chia sẻ cho bạn bè nhé!



Xem thêm