Đề cương ôn tập Vật lý 6 học kì 2

Đề cương ôn tập Vật lý 6 học kì 2 năm 2020 - 2021 được TimDapAnsưu tầm, chọn lọc, tổng hợp tất cả các kiến thức toàn bộ chương trình Vật lý lớp 6 cả năm học giúp các em học sinh ôn tập, chuẩn bị cho kì thi học kì 2 sắp tới đạt kết quả cao. Mời các bạn tham khảo và tải về bản đầy đủ chi tiết cả đáp án.

Lưu ý: Nếu không tìm thấy nút Tải về bài viết này, bạn vui lòng kéo xuống cuối bài viết để tải về.

Đề cương Vật lý 6 học kì 2

I. TRẮC NGHIỆM: Chọn câu trả lời đúng nhất cho các câu sau.

1. Máy cơ đơn giản chỉ có tác dụng làm đổi hướng của lực tác dụng là:

A. ròng rọc cố định.

B. đòn bẩy.

C. mặt phẳng nghiêng

D. ròng rọc động.

2. Khi làm lạnh một vật rắn thì:

A.thể tích và khối lượng của vật tăng.

B. thể tích và khối lượng riêng của vật giảm.

C. thể tích tăng và khối lượng không đổi.

D. khối lượng riêng của vật tăng.

3. Khi đun nóng một lượng chất lỏng thì :

A. khối lượng của chất lỏng tăng.

B. khối lượng riêng của chất lỏng giảm.

C. Cả khối lượng và trọng lượng điều tăng.

D. trọng lượng của chất lỏng tăng.

4. Khi làm lạnh một lượng chất lỏng thì:

A. khối lượng của chất lỏng tăng.

B. thể tích của chất lỏng tăng.

C. khối lượng của chất lỏng không thay đổi, còn thể tích giảm.

D. khối lượng của chất không thay đổi, còn thể tích tăng.

5. Khi làm nóng một lượng chất khí thì:

A. khối lượng riêng chất khí không đổi.

B. khối lượng riêng lúc đầu giảm,sau tăng.

C. khối lượng riêng của chất khí giảm.

D. khối lượng riêng của chất khí tăng.

6. Trong các câu sau, câu phát biểu sai là:

A. chất lỏng nở ra khi nóng lên co lại khi lạnh đi.

B. các chất lỏng khác nhau nở vì nhiệt khác nhau.

C. khi làm nóng một lượng chất lỏng, khối lượng của khối chất lỏng không thay đổi.

D. các chất khí khác nhau nở vì nhiệt khác nhau.

7. Trong các cách sắp xếp các chất nở vì nhiệt từ ít tới nhiều, cách sắp xếp đúng là:

A. rắn, lỏng, khí.

B. rắn, khí, lỏng.

C. khí, lỏng, rắn.

D. khí, rắn, lỏng.

8. Khi lợp nhà bằng tôn, người ta chỉ đóng đinh một đầu còn đầu kia để tự do là để:

A. tiết kiệm đinh

B. tôn không bị thủng nhiều lỗ.

C. tiết kiệm thời gian đóng.

D. tôn dễ dàng co dãn vì nhiệt.

9. Khi mở một lọ thủy tinh có nút thủy tinh bị kẹt, ta sẽ:

A. hơ nóng nút.

B. hơ nóng cổ lọ.

C. hơ nóng cả nút và cổ lọ.

D. hơ nóng đáy lọ.

10. Quả bóng bàn bị bẹp, nhúng vào nước nóng thì phồng lên vì:

A. vỏ quả bóng bàn nóng lên nở ra.

B. vỏ quả bóng bàn bị nóng mềm ra và quả bóng phồng lên.

C. không khí trong quả bóng bàn nóng lên nở ra.

D. nước tràn qua khe hở vào trong quả bóng bàn.

11. Chỗ tiếp nối của 2 thanh ray đường sắt lại có một khe hở là vì:

A. không thể hàn 2 thanh ray lại được.

B. để vậy sẽ lắp các thanh ray dễ dàng hơn.

C. khi nhiệt độ tăng thanh ray sẽ dài ra.

D. chiều dài thanh ray không đủ.

12. Trong các câu sau đây, câu nào đúng?

A. Khối lượng của một mét khối gọi là khối lượng riêng.

B. Khối lượng của một mét khối gọi là khối lượng riêng của chất.

C. Khối lượng của một mét khối một chất gọi là khối lượng riêng của chất đó.

D. Khối lượng của một mét khối một chất gọi là khối lượng riêng của các chất.

13. Trong các câu sau đây, câu nào sai?

A. Khối lượng riêng của một chất là khối lượng của 1m3 chất ấy.

B. Khối lượng riêng của các chất khác nhau là như nhau.

C. Khối lượng riêng của các chất khác nhau là khác nhau.

D. Khối lượng riêng của một chất xác định không thay đổi.

14. Trong các nhận xét sau đây, khi so sánh một thìa nhôm và một nồi nhôm thì nhận xét nào là sai?

A. Có thể tích khác nhau

B. Có khối lượng khác nhau

C. Có khối lượng riêng khác nhau

D. Có trọng lượng khác nhau

15. Chọn câu trả lời đúng: Muốn đo trọng lượng riêng của chất cấu tạo nên một vật ta dùng những dụng cụ nào sau đây?

A. Một cái cân và một lực kế

B. Một cái cân, một lực kế và một bình chia độ

C. Một lực kế và một bình chia độ

D. Một bình chia độ và một cái cân

16. Khi kéo một vật lên theo phương thẳng đứng cần phải dùng một lực như thế nào?

A. Lực lớn hơn trọng lượng của vật

B. Lực lớn hơn hoặc bằng trọng lượng của vật

C. Lực nhỏ hơn trọng lượng của vật

D. Lực nhỏ hơn hoặc bằng trọng lượng của vật

17. Chọn kết luận đúng: Khi dùng các máy cơ đơn giản ta có thể kéo vật nặng lên cao một cách dễ dàng, vì:

A. Tư thế đứng của ta vững vàng và chắc chắn hơn

B. Máy cơ đơn giản tạo ra được lực kéo lớn

C. Ta có thể kết hợp được một phần lực của cơ thể

D. Lực kéo của ta có thể nhỏ hơn trọng lượng của vật

18. Một chai thuỷ tinh được đậy bằng nắp kim loại. Nắp bị giữ chặt. Hỏi phải mở nắp bằng cách nào sau đây?

A. Hơ nóng cổ chai

B. Hơ nóng cả nắp và cổ chai

C. Hơ nóng đáy chai

D. Hơ nóng nắp chai

19. Đường kính của một quả cầu được thay đổi như thế nào khi nhiệt độ thay đổi?

A. Tăng lên hoặc giảm xuống

B. Tăng lên

C. Giảm xuống

D. Không thay đổi

20. Chọn câu trả lời đúng: Tại sao các tấm tôn lợp nhà lại thường có dạng lượn sóng?

A. Để dễ thoát nước

B. Để tấm tôn dễ dàng co dãn vì nhiệt

C. Cả A và B đều đúng

D. Cả A và B đều sai

21. Chọn phát biểu sai:

A. Chất lỏng nở ra khi nóng lên

B. Các chất lỏng khác nhau co dãn vì nhiệt khác nhau

C. Chất lỏng co lại khi lạnh đi

D. Các chất lỏng khác nhau co dãn vì nhiệt giống nhau

22. Chọn câu trả lời đúng: Tại sao khi đun nước, ta không nên đổ nước thật đầy ấm?

A. Làm bếp bị đẹ nặng

B. Nước nóng thể tích tăng lên tràn ra ngoài

C. Tốn chất đốt

D. Lâu sôi

23. Chọn câu trả lời đúng: Hiện tượng nào sau đây nếu xảy ra khi đun nóng một lượng chất lỏng?

A. Khối lượng riêng của chất lỏng tăng

B. Khối lượng của chất lỏng giảm

C. Khối lượng riêng của chất lỏng giảm

D. Khối lượng của chất lỏng tăng

24. Chọn câu trả lời sai: Hiện tượng nào sau đây nếu xảy ra khi làm lạnh một lượng chất lỏng?

A. Thể tích của chất lỏng giảm

B. Khối lượng của chất lỏng không đổi

C. Thể tích của chất lỏng tăng

D. Khối lượng riêng của chất lỏng giảm

25. Chọn câu trả lời đúng: Tại 4oC nước có:

A. Trọng lượng riêng lớn nhất

B. Thể tích lớn nhất

C. Trọng lượng riêng nhỏ nhất

D. Khối lượng lớn nhất

26. Chọn câu trả lời chưa chính xác:

A. Khi nhiệt độ tăng nước sẽ nở ra

B. Nước co dãn vì nhiệt

C. Khi nhiệt độ giảm nước sẽ co lại

D. Ở 0oC nước sẽ đóng băng

27. Băng kép được cấu tạo bằng:

A. Một thanh đồng và một thanh sắt

B. Hai thanh kim loại khác nhau

C. Một thanh đồng và một thanh nhôm

D. Một thanh nhôm và một thanh sắt

28. Băng kép được chế tạo dựa trên hiện tượng:

A. Các chất rắn khác nhau co dãn vì nhiệt khác nhau

B. Chất rắn nở ra khi nóng lên

C. Các chất rắn khác nhau co dãn vì nhiệt giống nhau

D. Chất rắn co lại khi lạnh đi

29. Tại sao khi đặt đường ray xe lửa, người ta không đặt các thanh ray sát nhau, mà phải đặt chúng cách nhau một khoảng ngắn?

A. Để tiết kiệm thanh ray

B. Để tránh gây ra lực lớn khi dãn nở vì nhiệt

C. Để tạo nên âm thanh đặc biệt

D. Để dễ uốn cong đường ray

30. Hiện tượng nóng chảy là hiện tượng nào dưới đây?

A. Một khối chất lỏng biến thành chất rắn

B. Một khối chất khí biến thành chất lỏng

C. Một khối chất rắn biến thành chất lỏng

D. Một khối chất khí biến thành chất rắn

31. Khi đúc đồng, gang, thép… người ta đã ứng dụng các hiện tượng vật lí nào?

A. Hoá hơi và ngưng tụ

B. Nóng chảy và đông đặc

C. Nung nóng

D. Tất cả các câu trên đều sai

32. Hiện tượng đông đặc là hiện tượng:

A. Một khối chất lỏng biến thành chất rắn

B. Một khối chất khí biến thành chất lỏng

C. Một khối chất rắn biến thành chất lỏng

D. Một khối chất khí biến thành chất rắn

33. Hiện tượng bay hơi là hiện tượng nào sau đây?

A. Chất lỏng biến thành hơi

B. Chất rắn biến thành chất khí

C. Chất khí biến thành chất lỏng

D. Chất lỏng biến thành chất rắn

34. Nước bên trong lọ thuỷ tinh bay hơi càng nhanh khi:

A. Mặt thoáng lọ càng nhỏ

B. Lọ càng nhỏ

C. Lọ càng lớn

D. Mặt thoáng lọ càng lớn

35. Nước bên trong lọ thuỷ tinh bay hơi càng nhanh khi:

A. Nhiệt độ càng cao và gió càng yếu

B. Nhiệt độ càng thấp và gió càng yếu

C. Nhiệt độ càng cao và gió càng mạnh

D. Nhiệt độ càng thấp và gió càng mạnh

36. Khi sản xuất muối từ nước biển, người ta đã dựa vào hiện tượng vật lí nào?

A. Đông đặc

B. Bay hơi

C. Ngưng tụ

D. Cả A- B và C đều đúng

37. Các loại cây trên sa mạc thường có lá nhỏ, có lông dày hoặc có gai để

A. Hạn chế bốc hơi nước

B. Vì thiếu nước

C. Đỡ tốn dinh dưỡng nuôi lá

D. Vì đất khô cằn

38. Hiện tượng ngưng tụ là hiện tượng

A. Chất khí biến thành chất lỏng

B. Chất lỏng biến thành chất khí

C. Chất rắn biến thành chất khí

D. Chất lỏng biến thành chất rắn

39. Bên ngoài thành cốc nước đá có các giọt nước là

A. Do nước thấm ra ngoài

B. Do hơi nước không khí ở bên ngoài cốc ngưng tụ lại

C. Do không khí bám vào

D. Do nước bốc hơi ra và bám ra ngoài

40. Tại sao về mùa lạnh, ta thường thở ra “khói”?

A. Do hơi nước ngưng tụ lại

B. Do trong không khí có hơi nước

C. Do hơi thở ra nóng hơn

D. Do hơi ta thở ra có hơi nước gặp không khí lạnh nên ngưng tụ

41. Sương động trên cây cối vào ban đêm, nguyên nhân từ đâu?

A. Do ban đêm có mưa

B. Do sự bay hơi của nước ở xung quanh

C. Do ban đêm trời lạnh

D. Do sự ngưng tụ của hơi nước trong không khí

42. Các đám mây hình thành là do

A. Nước bốc hơi

B. Hơi nước ngưng tụ

C. Khói

D. Nước bốc hơi bay lên cao gặp hơi lạnh ngưng tụ thành mây

43. Hiện tượng các giọt sương đọng lại trên lá trong các buổi sáng liên quan đến hiện tượng

A. ngưng tụ

B. đông đặc

C. bay hơi

D. nóng chảy

44. Hiện tượng nào sau đây không phải là sự ngưng tụ?

A. Sương đọng trên lá

B. sương mù

C. hơi nước

D. mây

45. Trong các hiện tượng dưới đây, hiện tượng nào không liên quan đến sự nóng chảy?

A. Đúc một cái chuông đồng

B. Đốt một ngọn nến

C. Đốt một ngọn đèn dầu

D. Bỏ một cục nước đá vào một cốc nước

46. Trong các so sánh sau đây, câu nào đúng?

A. Nhiệt độ nóng chảy cao hơn nhiệt độ đông đặc

B. Nhiệt độ nóng chảy thấp hơn nhiệt độ đông đặc

C. Nhiệt độ nóng chảy có thể cao hơn hoặc có thể thấp hơn nhiệt độ đông đặc

D. Nhiệt độ nóng chảy bằng hơn nhiệt độ đông đặc

47. Khí oxi, khí nitơ, khí hyđro khi bị đốt nóng thì

A. Hyđrô nở vì nhiệt nhiều nhất.

B. Ôxi nở vì nhiệt nhiều nhất.

C. Nitơ nở vì nhiệt ít nhất.

D. Cả ba chhất khí đều nở vì nhiệt như nhau.

48. Khi đun nước, người ta không đổ nước đầy ấm chủ yếu để

A tiết kiệm củi.

B. tránh nước nở vì nhiệt trào ra làm tắt bếp.

C. giúp nước nhanh sôi.

D. giúp nước nhanh sôi, đồng thời tiết kiệm củi.

49. Chưng cất nước hoặc chưng cất rượu là ứng dụng vào các hiện tượng vật lí nào?

A. Nóng chảy

B. Đông đặc

C. Bay hơi và ngưng tụ

D. Bay hơi

50. Nước đựng trong cốc bay hơi càng nhanh khi

A. Nước trong cốc càng nhiều

B. Nước trong cốc càng ít

C. Nước trong cốc càng nóng

D. Nước trong cốc càng lạnh

II. TỰ LUẬN

Bài 1: Những ngày trời nóng gắt, để xe đạp ngoài nắng, xe hay bị xẹp lốp, thậm chí nổ lốp. Tại sao?

Bài 2: Sương mù thường có vào mùa lạnh hay mùa nóng? Tại sao khi mặt trời mọc sương mù lại tan?

Bài 3: Tại sao rót nước sôi vào cốc thuỷ tinh dày thì cốc dễ vỡ hơn là rót nước sôi vào cố thuỷ tinh mỏng?

Bài 4: Tại sao khi trồng chuối hay trồng mía, người ta phải phạt bớt lá? (1đ)

Đề cương ôn tập học kì 2 môn Vật lý lớp 6 bao gồm nội dung ôn tập 2 phần: Phần Lý thuyết, Phần bài tập cho các em học sinh tham khảo, củng cố kỹ năng giải các bài tập, ôn tập chuẩn bị cho các bài thi hiệu quả hơn.

Nếu bạn không thấy đề thi được hiển thị. Vui lòng tải về để xem. Nếu thấy hay thì các bạn đừng quên chia sẻ cho bạn bè nhé!