Đề cương ôn tập học kì 2 môn Lịch sử lớp 5 bao gồm chi tiết các dạng câu hỏi trong chương trình học môn Lịch sử lớp 5 cho các em học sinh tham khảo, củng cố kiến thức, các dạng bài tập chuẩn bị cho các bài thi cuối học kì 2 lớp 5 đạt kết quả cao. Cùng ôn tập để chuẩn bị tốt cho các đề thi học kì 2 ớp 5 môn Lịch sử sắp tới nhé.

>> Tham khảo: Đề thi học kì 2 môn Lịch sử - Địa lý lớp 5 năm 2024

Câu hỏi ôn tập học kì 2 môn Lịch sử lớp 5

Câu 1. Dân chúng và nghĩa quân đã suy tôn ai làm “Bình Tây Đại Nguyên Soái”?

Câu 2. Nguyễn Trường Tộ trình lên vua Tự Đức bản điều trần đề nghị điều gì? (Nêu những đề nghị đổi mới đất nước của Nguyễn Trường Tộ?)

Câu 3. Phong trào Đông Du gắn liền với tên nhà yêu nước nào?

Câu 4. Với lòng yêu nước thương dân, Nguyễn Tất Thành đã quyết chí ra đi tìm đường cứu nước vào ngày tháng năm nào?

Câu 5. Sau Cách mạng tháng tám, nhân dân ta đã làm gì để chống giặc dốt?

Câu 6. “Mồ chôn giặc Pháp” là tên gọi của địa danh nào?

Câu 7. Trong những năm 1930-1931, ở Nghệ Tĩnh đã diễn ra phong trào gì?

Câu 8. Nêu ý nghĩa của chiến thắng Biên giới thu đông 1950?

Câu 9. Nêu ý nghĩa của việc thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam?

Câu 10. Nêu các sự kiện lịch sử ứng với các mốc thời gian:

- 19/12/1946

- 19/5/1959

- 03/02/1930

- 19/8/1945

- 02/9/1945

- 30/4/1975

Câu 11. Lễ kí hiệp định Pa-ri về chấm dứt chiến tranh, lập lại hoà bình ở Việt Nam diễn ra vào thời gian nào?

Câu 12. Tướng Đca-xtơ-ri và bộ chỉ huy tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ bị bắt sống vào lúc nào?

Câu 13. Em hãy nêu vai trò của nhà máy thuỷ điện Hoà Bình?

Câu 14. Hãy kể tóm tắt cuộc tấn công vào Sứ quán Mỹ của quân giải phóng miền Nam trong dịp Tết mậu thân 1968?

Câu 15. Hãy kể lại sự kiện xe tăng của ta tiến vào Dinh Độc lập?

Đáp án câu hỏi ôn tập học kì 2 môn Lịch sử lớp 5

Câu 1. Dân chúng và nghĩa quân đã suy tôn ai làm “Bình Tây Đại Nguyên Soái”?

Dân chúng và nghĩa quân đã suy tôn Trương Định làm “Bình Tây Đại Nguyên Soái”.

Câu 2. Nguyễn Trường Tộ trình lên vua Tự Đức bản điều trần đề nghị điều gì? (Nêu những đề nghị đổi mới đất nước của Nguyễn Trường Tộ?)

Mở rộng quan hệ ngoại giao với nhiều nước, thuê chuyên gia nước ngoài đến giúp chúng ta khai thác tài nguyên. Mở trường dạy đóng tàu, đúc súng, sử dụng máy móc.

Câu 3. Phong trào Đông Du gắn liền với tên nhà yêu nước nào? (Phan Bội Châu)

Câu 4. Với lòng yêu nước thương dân, Nguyễn Tất Thành đã quyết chí ra đi tìm đường cứu nước vào ngày tháng năm nào? (05 . 6 . 1911)

Câu 5. Sau Cách mạng tháng tám, nhân dân ta đã làm gì để chống giặc dốt?

Thực hiện phong trào xoá nạn mù chữ, mở thêm trường học, mở lớp bình dân học vụ, với phương châm: “Người biết nhiều dạy người biết ít, người biết ít dạy người chưa biết”. Chỉ trong một thời gian ngắn giặc dốt được đẩy lùi.

Câu 6. “Mồ chôn giặc Pháp” là tên gọi của địa danh nào? (Việt Bắc)

Câu 7. Trong những năm 1930-1931, ở Nghệ Tĩnh đã diễn ra phong trào gì?

(Xô viết Nghệ Tĩnh)

Câu 8. Nêu ý nghĩa của chiến thắng Biên giới thu đông 1950?

  • Khai thông biên giới Việt-Trung.
  • Củng cố và mở rộng căn cứ địa Việt Bắc.
  • Ta giành được thế chủ động và đẩy địch vào thế bị động.
  • (Chứng minh sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng và Bác Hồ.)
  • (Khẳng định tinh thần đoàn kết chiến đấu của quân và dân ta; cổ vũ tinh thần đấu tranh của nhân dân ta.)

Câu 9. Nêu ý nghĩa của việc thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam?

Từ đây Cách mạng Việt Nam có một tổ chức tiên phong lãnh đạo, đưa cuộc đấu tranh của nhân dân ta đi theo con đường đúng đắn.

Câu 10. Nêu các sự kiện lịch sử ứng với các mốc thời gian:

  • 19/12/1946: Trung ương Đảng và Chính phủ họp, quyết định phát động toàn quốc kháng chiến. (Chủ tịch Hồ Chí Minh viết lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến.)
  • 19/5/1959: Trung ương Đảng quyết định mở đường Trường Sơn.
  • 03/02/1930: Dưới sự chủ trì của NAQ, ĐCSVN ra đời.
  • 19/8/1945: Bác Hồ lãnh đạo cuộc CMT8 thành công ở Hà Nội.
  • 02/9/1945: Bác Hồ đọc Tuyên ngôn Độc lập.
  • 30/4/1975: Giải phóng Sài Gòn, thống nhất đất nước.

Câu 11. Lễ kí hiệp định Pa-ri về chấm dứt chiến tranh, lập lại hoà bình ở Việt Nam diễn ra vào thời gian nào? (27/01/1973)

Câu 12. Tướng Đca-xtơ-ri và bộ chỉ huy tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ bị bắt sống vào lúc nào? (7giờ 30 phút ngày 07/5/1954.)

Câu 13. Em hãy nêu vai trò của nhà máy thuỷ điện Hoà Bình?

Cung cấp điện cho mọi miền đất nước; chống lũ cho đồng bằng Bắc Bộ; cung cấp nước về mùa khô; phát triển giao thông đường thuỷ từ Hoà Bình đi Sơn La.

Câu 14. Hãy kể tóm tắt cuộc tấn công vào Sứ quán Mỹ của quân giải phóng miền Nam trong dịp Tết mậu thân 1968?

Đúng vào lúc giao thừa, sau tiếng nổ rầm trời của quả bộc phá làm sập một mảng tường bảo vệ, quân ta lao vào chiếm giữ tầng dưới Đại Sứ quán. Lính Mỹ chống trả quyết liệt nhưng không đẩy lùi được cuộc tấn công của quân ta. Địch dùng máy bay lên thẳng chở thêm lính Mỹ xuống Sứ quán để phản kích. Bọn địch bí mật đưa Đại sứ Mỹ chạy khỏi Sứ quán bằng xe bọc thép. Cuộc chiến đấu diễn ra trong 6 giờ đồng hồ khiến Sứ quán Mỹ bị tê liệt.

Câu 15. Hãy kể lại sự kiện xe tăng của ta tiến vào Dinh Độc lập?

Chiếc xe tăng 843 của đồng chí Bùi Quang Thận đi đầu, tiếp theo là xe tăng 390 do đồng chí Vũ Đăng Toàn chỉ huy. Đến trước Dinh Độc lập, xe tăng 843 lao vào cổng phụ và bị kẹt lại. Xe tăng 390 lập tức húc đổ cổng chính tiến thẳng vào. Đồng chí Bùi Quang Thận giương cao ngọn cờ cách mạng, nhảy khỏi xe tăng, lao lên bậc thềm của toà nhà. Tiếp theo, các xe tăng khác tiến vào sân Dinh.

Bảng hệ thống kiến thức môn Lịch sử lớp 5

Giai đoạn 1: Hơn tám mươi năm chống thực dân Pháp xâm lược và đô hộ (1858-1945)

TT

Mốc thời gian

Nhân vật, sự kiện lịch sử

Bài học hoặc ý nghĩa lịch sử

1

- Ngày 1-9-1858

- Năm 1862

- Thực dân Pháp nổ súng xâm lược nước ta.

- Trương Định lãnh đạo nhân dân Nam Kì đứng lên chống Pháp.

Trương Định là tấm gương tiêu biểu cho lòng yêu nước, tinh thần bất khuất chống giặc ngoại xâm của nhân dân Nam Kì những ngày đầu thực dân Pháp xâm lược nước ta.

2

Đời vua Tự Đức

(1848-1883)

Nguyễn Trường Tộ đề nghị canh tân đất nước.

Nguyễn Trường Tộ nhiều lần đề nghị canh tân đất nước nhưng không được vua quan nhà Nguyễn thực hiện.

3

Ngày 5-7-1885

Tôn Thất Thuyết lãnh đạo cuộc phản công ở Kinh thành Huế.

Cuộc phản công ở Kinh thành Huế là ngòi nổ cho một phong trào chống Pháp mạnh mẽ - Phong trào Cần Vương.

4

Cuối TK XIX

đầu TK XX

Các phong trào vũ trang bị dập tắt, thực dân Pháp đặt ách thống trị hà khắc trên đất nước ta.

Thực dân Pháp ra sức bóc lột nhân dân, vơ vét tài nguyên. Xã hội Việt nam xuất hiện những giai cấp, tầng lớp mới.

5

Năm 1904

Năm 1905

Phan Bội Châu thành lập Hội Duy tân, phát động phong trào Đông du.

Phong trào Đông du đã khơi dậy lòng yêu nước của nhân dân ta.

6

Ngày 5-6-1911

Nguyễn Tất Thành ra đi tìm đường cứu nước.

Với lòng yêu nước, thương dân, Nguyễn Tất Thành từ cảng Nhà Rồng quyết chí ra đi tìm đường cứu nước.

7

Ngày 3-2-1930

Dưới sự chủ trì của Nguyễn Ái Quốc – Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời.

Cách mạng Việt Nam có một tổ chức tiên phong lãnh đạo, đưa cuộc đấu tranh của nhân dân ta đi theo con đường đúng đắn.

8

Ngày 12-9-1930

Nổ ra phong trào Xô Viết - Nghệ Tĩnh.

- Chứng tỏ tinh thần dũng cảm, khả năng cách mạng của nhân dân lao động.

- Cổ vũ phong trào yêu nước của nhân dân ta.

9

Ngày 19-8-1945

Cách mạng tháng Tám thành công ở Hà Nội.

Khí thế cách mạng tháng Tám thể hiện lòng yêu nước, tinh thần cách mạng.

Cuộc cách mạng tháng Tám đã đem lại độc lập, tự do cho nước nhà, đưa nhân dân ta thoát khỏi kiếp nô lệ.

10

Ngày 2-9-1945

Bác Hồ đọc Tuyên ngôn Độc lập.

Khẳng định quyền độc lập dân tộc, khai sinh ra chế độ mới. Từ đây nhân dân ta được làm chủ đất nước, làm chủ vận mệnh của mình.

Giai đoạn 2: Bảo vệ chính quyền non trẻ, trường kì kháng chiến chống thực dân Pháp (1945-1954)

11

Năm 1945-1946

Nước ta vượt qua tình thế “Nghìn cân treo sợi tóc” bởi “giặc đói”, “giặc dốt”, “giặc ngoại xâm”.

Thể hiện sự sáng suốt của Đảng, Bác, tinh thần đoàn kết của nhân dân ta quyết bảo vệ nền độc lập non trẻ.

12

Ngày 20-12-1946

Chủ tịch Hồ Chí Minh kêu gọi toàn quốc kháng chiến.

Cả dân tộc Việt Nam đứng lên với tinh thần “Thà hy sinh tất cả chứ nhất định không chịu mất nước, không chịu làm nô lệ”.

13

Thu - Đông năm 1947

Chiến thắng Việt Bắc

Chiến thắng Việt Bắc là nguồn cổ vũ to lớn cho cuộc kháng chiến của nhân dân ta, là niềm tin để nhân dân ta vững bước đi tới thắng lợi cuối cùng.

14

Thu – Đông năm 1950

Chiến thắng Biên giới

Căn cứ địa Việt Bắc được củng cố và mở rộng, từ đây ta nắm quyền chủ động trên chiến trường.

15

Tháng 2 - 1951

Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ II họp.

Hậu phương của ta được mở rộng và xây dựng vững mạnh.

16

Ngày 7-5-1954

Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ.

Chiến thắng Điện Biên Phủ đã ghi trang vàng chói lọi vào lịch sử chống giặc ngoại xâm của dân tộc ta, nó cổ vũ phong trào giải phóng cho các dân tộc bị áp bức trên toàn thế giới.

Giai đoạn 3: Xây dựng chủ nghĩa xã hội và đấu tranh thống nhất đất nước (1954 – nay)

17

Ngày 21-7-1954

Sau năm 1954

- Kí hiệp định Giơ-ne-vơ

- Nước nhà bị chia cắt

Chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam.

Chính quyền Mĩ-Diệm chống phá lực lượng Cách mạng, âm mưu chia cắt lâu dài nước ta.

18

Ngày 17-1-1960

Nổ ra “Đồng khởi” Bến Tre

Mở ra thời kì mới: Nhân dân miền Nam cầm vũ khí chiến đấu chống quân thù. Đẩy Mĩ-Diệm vào thế bị động, lúng túng.

19

Tháng 12-1955

Xây dựng nhà máy Cơ khí Hà Nội - Nhà máy hiện đại đầu tiên của nước ta.

Góp phần quan trọng vào công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc và giải phóng miền Nam.

20

Ngày 19-5-1959

Mở đường Trường Sơn

Là con đương để miền Bắc chi viện sức người, sức của cho chiến trường, góp phần to lớn vào sự nghiệp giải phóng miền Nam.

21

Tết Mậu Thân 1968

Quân dân miền Nam đồng loạt tổng tấn công và nổi dậy.

Ta chủ động tấn công vào sào huyệt của địch, tạo bước ngoặt cho cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước.

22

Từ 18-12-1972 đến 29-12-1972

Chiến thắng “Điện Biên Phủ trên không”.

Thể hiện tinh thần bất khuất trước sức mạnh của kẻ thù, góp phần quan trọng buộc Mĩ kí hiệp định Pa-ri, chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam.

23

Ngày 27-1-1973

Lễ kí hiệp định Pa-ri.

Đế quốc mĩ thừa nhận thất bại ở Việt Nam, rút quân khỏi miền Nam Việt Nam. Đánh dấu một thắng lợi lịch sử mang tính chiến lược.

24

Ngày 30-4-1975

Giải phóng miền Nam, kết thúc chiến tranh.

Là một trong những chiến thắng hiển hách nhất trong lịch sử dân tộc. Đánh tan Mĩ-ngụy, giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.

25

Ngày 25-4-1976

Tổng tuyển cử chung trong toàn quốc.

Từ nay nước ta có bộ máy Nhà nước chung thống nhất, tạo điều kiện để cả nước cùng đi lên chủ nghĩa xã hội.

26

Ngày 6-11-1979

Khởi công xây dựng Nhà máy thủy điện Hòa Bình.

Là công trình tiêu biểu của công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội, là thành tựu nổi bật trong những năm sau khi thống nhất đất nước.

Đề ôn tập học kì 2 môn Lịch sử - Địa lí lớp 5

Khoanh vào chữ cái đặt trước ý trả lời đúng

A. LỊCH SỬ

Câu 1. (1 điểm) Chiến dịch Điện Biên Phủ thắng lợi vào vào thời gian nào?

A. Ngày 7/6/1954.

B. Ngày 9/5/1954.

C. Ngày 17/5/1954.

D. Ngày 7/5/1954.

Câu 2. (1 điểm) Vì sao gọi chiến thắng của quân dân Hà Nội và các thành phố khác ở miền Bắc trong 12 ngày đêm cuối năm 1972 là chiến thắng “Điện Biên Phủ trên không”?

A. Diễn ra trên bầu trời Điện Biên Phủ.

B. Diễn ra trên đường Điên Biên Phủ ở Thủ đô Hà Nội.

C. Tầm vóc và ý nghĩa của chiến thắng này cũng tương tự như chiến thắng Điện Biên Phủ năm 1954.
D. Quân và dân Điện Biên Phủ tham gia chiến đấu.

Câu 3. (1 điểm) Nhà máy Thủy điện Hòa Bình được chính thức khởi công xây dựng vào ngày, tháng, năm nào?

A. Ngày 30/12/1988.

B. Ngày 6/11/1979.

C. Ngày 16/11/1979.

D. Ngày 04/04/1994.

Câu 4. (1 điểm) Tại sao nói: Ngày 30/4/1975 là mốc quan trọng trong lịch sử dân tộc ta

...............................................................................................................

...............................................................................................................

Câu 5. (1 điểm) Cuối tháng 6, đầu tháng 7 – 1976, Quốc hội của nước Việt Nam thống nhất (khóa VI) họp tại Hà Nội và đã có những quyết định gì?

...............................................................................................................

...............................................................................................................

B. ĐỊA LÝ

Câu 1. (1 điểm) Ngành sản xuất chính của đa số người dân châu Á là:

A. Công, nông nghiệp

B. Nông nghiệp

C. Công nghiệp

D. Thủ công nghiệp

Câu 2. (1 điểm) Hoang mạc Xa-ha-ra thuộc châu lục nào?

A. Châu Phi

B. Châu Mĩ

C. Châu Đại Dương

D. Châu Âu

Câu 3. (1 điểm) Châu Nam Cực có khí hậu như thế nào?

A. Nóng ẩm

B. Mát mẻ

C. Lạnh nhất trên thế giới.

D. Khí hậu khô

Câu 4. (1 điểm) Nêu những hoạt động kinh tế của các nước châu Âu?

................................................................................................................................................

................................................................................................................................................

................................................................................................................................................

................................................................................................................................................

Câu 5. (1 điểm) Trên trái đất có mấy đại dương ? Đó là những đại dương nào? Đại dương nào có diện tích và độ sâu trung bình lớn nhất?

................................................................................................................................................

................................................................................................................................................

................................................................................................................................................

................................................................................................................................................

ĐÁP ÁN

A. LỊCH SỬ

Câu 1. (1 điểm) Khoanh vào ý D

Câu 2. (1 điểm) Khoanh vào ý C

Câu 3. (1 điểm) Khoanh vào ý B

Câu 4: (1 điểm)

Vì ngày 30/4/1975 quân ta giải phóng Sài Gòn, kết thúc chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử. Đất nước được thống nhất và độc lập, non sông thu về một mối, Bắc Nam sum họp một nhà.

Câu 5. (1 điểm)

Quốc hội quyết định: lấy tên nước là Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam; quyết định Quốc huy; Quốc kì là lá cờ đỏ sao vàng; Quốc ca là bài Tiến quân ca ; Thủ đô là Hà Nội; thành phố Sài Gòn - Gia Định đổi tên là Thành phố Hồ Chí Minh.

B. ĐỊA LÝ

Câu 1. (1 điểm) Khoanh vào ý B

Câu 2. (1 điểm) Khoanh vào ý A

Câu 3. (1 điểm) Khoanh vào ý C

Câu 4: (1 điểm)

Hoạt động kinh tế của các nước châu Âu là:

Các nước châu Âu có nền kinh tế phát triển, họ sản xuất và buôn bán nhiều loại hang hóa. Những sản phẩm công nghiệp của châu Âu nổi tiếng thế giới là máy bay, ô tô, thiết bị, hàng điện tử, len dạ, dược phẩm, mĩ phẩm,…

Câu 5: (1 điểm)

Trên trái đất có 4 đại dương. Đó là: Thái Bình Dương, Đại Tây Dương, Ấn Độ Dương và Bắc Băng Dương.

Thái Bình Dương là đại dương có diện tích và độ sâu trung bình lớn nhất.

Đề thi cuối học kì 2 lớp 5 Tải nhiều

Nếu bạn không thấy đề thi được hiển thị. Vui lòng tải về để xem. Nếu thấy hay thì các bạn đừng quên chia sẻ cho bạn bè nhé!