Đề cương GDCD 7 cuối học kì 2

Đề cương ôn tập học kì 2 môn Giáo dục công dân năm học 2021 - 2022 được giới thiệu trên TimDapAnbao gồm cả các câu hỏi trắc nghiệm và tự luận có đáp án, với hệ thống kiến thức được biên soạn theo chương trình giảm tải học kì 2, sẽ giúp các em học sinh có kế hoạch ôn tập phù hợp, bám sát nội dung kiến thức trọng tâm môn GDCD 7 chương trình kì 2.

A. PHẦN TRẮC NGHIỆM

Hãy khoanh tròn vào chữ cái trước ý trả lời đúng nhất

Câu 1. Cơ quan nào dưới đây là cơ quan quyền lực nhà nước?

A. Hội đồng nhân dân

B. Viện kiểm sát nhân dân

C. Tòa án nhân dân

D. Ủy ban nhân dân

Câu 2. Trong các địa danh sau, địa danh nào là di tích lịch sử văn hóa?

A. Vịnh Hạ Long

B. Bến nhà Rồng

C. Đà Lạt, Sa Pa, Nha Trang

D. Động Phong Nha-Kẻ Bàng

Câu 3. Hành vi nào sau đây là mê tín dị đoan?

A. Đi nhà thờ

B. Cúng tổ tiên

C. Xin thẻ, lên đồng

D. Thăm cảnh đền chùa

Câu 4. Hành vi nào góp phần bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên?

A. Buôn bán động vật quý hiếm

B. Vứt rác bừa bãi

C. Đánh bắt thủy sản bằng thuốc nổ

D. Trồng cây xanh

Câu 5. Hành vi nào sau đây vi phạm quyền của trẻ em?

A. Không cho con gái đi học

B. Buộc con phải tiêm phòng dịch

C. Làm giấy khai sinh cho trẻ khi mới sinh ra

D. Đưa trẻ em hư vào trường giáo dưỡng

Câu 6. Công an giải quyết việc nào dưới đây?

A. Đăng kí kết hôn

B. Khai báo tạm vắng

C. Xin số khám bệnh

D. Xác nhận bảng điểm học tập

Câu 7. Sống và làm việc có kế hoạch là:

A. Làm việc theo sở thích

B. Làm việc theo sự sắp xếp của nhà trường

C. Sắp xếp công việc hằng ngày một cách hợp lí để thực hiện có hiệu quả

D Làm việc theo sự sắp xếp của bố mẹ

Câu 8. Ngày nào trong năm được chọn làm ngày môi trường thế giới?

A. Ngày 04 tháng 6

B. Ngày 06 tháng 6

C. Ngày 07 tháng 6

D. Ngày 05 tháng 6

Câu 9. Di sản văn hóa nào sau đây là di sản văn hóa phi vật thể?

A. Nhã nhạc cung đình Huế

B. Bến nhà Rồng

C. Trống đồng Đông Sơn

D. Vịnh Hạ Long

Câu 10. Di sản văn hóa nào dưới dây là di sản văn hóa vật thể?

A. Dân ca quan họ Bắc Ninh

B. Vịnh Hạ Long

C. Nhã nhạc cung đình Huế

D. Truyện Kiều

Câu 11. Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra đời vào ngày, tháng, năm nào?

A. 02 / 9 / 1976

B. 09 / 02 / 1945

C. 02 / 9 / 1945

D. 02 / 9 /1954

Câu 12. Chương trình “ Giờ trái đất” kêu gọi mọi người hưởng ứng bằng hành động gì?

A. Dọn vệ sinh trong một giờ

B. Xem ti vi trong một giờ

C. Ngưng sử dụng điện thoại trong một giờ

D. Tắt điện trong một giờ

Câu 13. Theo em hành vi nào dưới đây thể hiện sự mê tín?

A. Cúng bái trước khi đi thi để được điểm cao

B. Đi lễ chùa đầu năm

C. Thắp hương cho tổ tiên

D. Đi nhà thờ vào ngày lễ

Câu 14. Cơ quan quyền lực cao nhất do nhân dân bầu ra, đại diện cho nhân dân?

A. Quốc hội

B. Chính phủ

C. Tòa án nhân dân tối cao

D. Viện kiểm sát nhân dân tối cao

Câu 15. Cơ quan nào giải quyết việc cấp giấy khai sinh?

A. Công an

B. Ủy ban nhân dân

C. Bệnh viện

D. Trường học

Câu 16. Hành vi nào dưới đây không thực hiện đúng bổn phận của trẻ em?

A. Vâng lời ông bà, cha mẹ

B. Bỏ học đi chơi

C. Không đánh bạc

D. Đi học đúng giờ

Câu 17. Thành phần nào dưới đây không thuộc tài nguyên thiên nhiên?

B. Công trình thủy lợi

B. Rừng cây

C. Các mỏ khoáng sản

D. Động vật quý hiếm

Câu 18. Hành vi nào dưới đây gây ô nhiễm môi trường?

A. Đổ rác thải xuống ao hồ

B. Vệ sinh trường, lớp sạch sẽ

C. Trồng cây ở đường làng

D. Khơi thông cống rãnh, nơi ở

B. PHẦN TỰ LUẬN

Câu 1: Thế nào là di sản văn hóa? Di sản văn hóa vật thể và di sản văn hóa phi vật thể? Pháp luật nước ta quy định như thế nào về di sản văn hóa?

Gợi ý trả lời:

* Khái niệm:

- Di sản văn hóa là sản phẩm vật chất, tinh thần, có ý nghĩa lịch sử, văn hóa, khoa học, được lưu truyền từ đời này sang đời khác.

a. Di sản văn hóa vật thể:

- Là sản phẩm vật chất, có giá trị lịch sử văn hóa, khoa học, gồm: di tích lịch sử - văn hoá, danh lam thắng cảnh, di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia.

b. Di sản văn hóa phi vật thể:

- Là sản phẩm tinh thần, có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học. Hình thức lưu giữ, lưu truyền: Bằng tiếng nói, chữ viết, truyền miệng, truyền nghề, trình diễn…

- Ví dụ: Tiếng nói, chữ viết, tác phẩm văn học, nghệ thuật, lối sống, nếp sống dân gian, lễ hội truyền thống…

* Pháp luật nước ta ghiêm cấm các hành vi:

- Chiếm đoạt làm sai lệch di sản văn hóa.

- Hủy hoại hoặc gây nguy cơ huỷ hoại di sản văn hóa.

- Đào bới trái phép địa điểm khảo cổ, xây dựng trái phép lấn chiếm đất đai, thuộc di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh.

- Mua bán trao đổi, vận chuyển trái phép di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia thuộc di tích lịch sử - VH, danh lam thắng cảnh, đưa trái phép di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia ra nước ngoài.

- Lợi dụng việc bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa để thực hiện hành vi trái pháp luật.

Câu 2: Thế nào là quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo và mê tín dị đoan? Nội dung của quyền tự do tín ngưỡng và tôn giáo?

Gợi ý trả lời:

* Khái niệm:

a. Tín ngưỡng: Là lòng tin vào một cái gì đó thần bí,hư ảo,vô hình như thần linh, thượng đế, Chúa trời…

b. Tôn giáo: Là một hình thức tín ngưỡng, có hệ thống có tổ chức, có giáo lí và những hình thức lễ nghi (VD: đạo Phật, đạo Thiên chúa)

c. Mê tín dị đoan: Là lòng tin một cách mù quáng dẫn đến mất trí, hành động trái lẽ thường vào những điều mơ hồ, nhảm nhí, không có thật, gây hậu quả xấu.

* Nội dung của quyền tự do tín ngưỡng và tôn giáo:

- Công dân có quyền theo hoặc không theo một tín ngưỡng, tôn giáo nào. Người đã theo một tín ngưỡng, tôn giáo nào đó có quyền thôi không theo nữa hoặc bỏ để theo một tín ngưỡng, tôn giáo khác.

Quy định của pháp luật:

- Mọi người cần phải tôn trong quyền tự do tín ngưỡng của người khác như tôn trọng nơi thờ tự của các tôn giáo;không được gây mất đoàn kết, chia rẽ giữa người không có tôn giáo với người có tôn giáo.

- Nghiêm cấm lợi dụng tín ngưỡng ,tôn giáo, lợi dụng quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo để làm trái pháp luật và chính sách của Nhà nước.

Câu 3. Em hãy cho biết bản chất của nhà nước ta là gì? Bộ máy nhà nước gồm những cơ quan nào? nêu cụ thể từng cơ quan?

Gợi ý trả lời:

* Bản chất Nhà nước ta: Là Nhà nước của dân, do dân, vì dân. Mọi hoạt động của nhà nước đều nhằm phục vụ nhân dân.

* Bộ máy Nhà nước:

Là hệ thống tổ chức bao gồm các cơ quan nhà nước từ trung ương đến địa phương, được phân công theo chức năng, nhiệm vụ khác nhau, gồm có:

- Cơ quan quyền lực: do nhân dân bầu ra gồm Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp

+ Quốc hội là cơ quan quyền lực cao nhất có vai trò lập hiến lập pháp, quyết định những vấn đề trong đại của đất nước

+ Hội đồng nhân dân các cấp: Là cơ quan quyền lực ở địa phương dảm bảo thi hành hiến pháp và luật pháp ở địa phương, quyết định kế hoạch phát triển về mọi mặt ở địa phương.

- Cơ quan hành pháp: Gồm Chính phủ và UBND các cấp.

+ Chính phủ do Quốc hội bầu ra là cơ quan hành chính cấp trung ương.

+ UBND do Hội đồng nhân dân bầu ra là cơ quan hành chính ở địa phương.

- Cơ quan kiểm sát: Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Viện kiểm sát địa phương và Viện kiểm sát quân sự.

- Cơ quan xét xử: TAND tối cao, TAND địa phương và Toà án quân sự.

Câu 4: Thế nào là môi trường và tài nguyên thiên nhiên? Môi trường và tài nguyên thiên nhiên có vai trò như thế nào đối với đời sống con người?

Gợi ý trả lời:

* Khái niệm:

a. Môi trường:

- Là toàn bộ các điều kiện tự nhiên, nhân tạo bao quanh con người, có tác động tới đời sống, sản xuất, sự tồn tại, phát triển của con người và thiên nhiên.

- có 2 loại môi trường:

+ Môi trường tự nhiên (rừng, cây, đồi, núi, sông, hồ …)

+ Môi trường nhân tạo (nhà máy, đường sá, công trình thuỷ lợi, khói bụi, rác, chất thải)

b. Tài Nguyên thiên nhiên:

- Là những của cải có sẵn trong tự nhiên mà con người có thể khai thác, chế biến, sử dụng phục vụ cuộc sống của con người (rừng cây, động vật, thực vật quý hiếm, mỏ khoáng sản, nguồn nước, dầu khí…)

- Tài nguyên thiên nhiên là một bộ phận thiết yếu của môi trường có quan hệ chặt chẽ với môi trường.

- Mỗi hoạt động khai thác TNTN dù tốt hay xấu đều có tác động đến môi trường.

* Vai trò của môi trường và tài nguyên thiên nhiên đối với đời sống con người.

- Tạo nên cơ sở vật chất để phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội.

- Tạo cho con người phương tiện sinh sống.

- Giúp con người phát triển trí tuệ, đạo đức, tinh thần.

Câu 5: Em hãy cho biết trẻ em Việt Nam có những quyền và bổn phận gì? Gia đình, nhà nước và xã hội có trách nhiệm gì đối với trẻ em?

Gợi ý trả lời:

* Các quyền của trẻ em Việt Nam:

a. Quyền được bảo vệ:

- Quyền được khai sinh và có quốc tịch.

- Quyền được tôn trọng, bảo vệ tính mạng, thân thể, nhân phẩm và danh dự.

b. Quyền được chăm sóc:

- Quyền được chăm sóc, nuôi dạy để phát triển, được bảo vệ sức khoẻ; được sống chung với cha mẹ và được hưởng sự chăm sóc của các thành viên trong gia đình.

- Trẻ em tàn tật, khuyết tật được nhà nước và xã hội giúp đỡ trong việc điều trị phục hồi chức năng.

- Trẻ em không nơi nương tựa được nhà nước, XH tổ chức chăm sóc, nuôi dạy.

c. Quyền được giáo dục:

- Quyền được học tập, đựơc dạy dỗ

- Quyền được vui chơi giải trí, tham gia các hoạt động văn hoá, thể thao.

* Bổn phận của trẻ em:

- Yêu quý, kính trọng, hiếu thảo với ông bà cha mẹ; giúp đỡ gia đình những việc vừa sức mình.

- Chăm chỉ học tập, kính trọng thầy cô giáo, đoàn kết với bạn bè

- Sống có đạo đức, tôn trong pháp luật, tôn trọng pháp luật.tôn trọng và giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc; yêu quê hương đất nước, yêu đồng bào, có ý thức xây dựng tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa và đoàn kết quốc tế.

Câu 6: Thế nào là làm việc có ké hoạch? Ý nghĩa của làm việc có kế hoạch?

Gợi ý trả lời:

* Khái niệm:

- Sống và làm việc có kế hoạch là biết xác định nhiệm vụ, sắp xếp những công việc hàng ngày, hàng tuần một cách hợp lí để mọi việc được thực hiện một cách đầy đủ, có hiệu quả.

- Biết xác định nhiệm vụ là phải biết phải làm gì, mục đích là gì; xác định được công việc phải làm có những công đoạn nào, làm gì trước, làm gì sao, phân thời gian cho từng việc dựa trên sự tính toán tới tất cả các điều kiện, phương tiện và cách thức thực hiện.

* Ý nghĩa:

- Làm việc có kế hoạch sẽ giúp chúng ta chủ động, tiết kiệm thời gian, công sức và đạt hiệu quả trong công việc.

- Là yêu cầu không thể thiếu đối với người lao động trong thời đại công nghiệp hóa, hiện đại hóa; giúp con người thích nghi được với cuộc sống hiện đại, với yêu cầu lao động có kĩ thuật cao.

Câu 7. So sánh những điểm giống và khác nhau giữa tín ngưỡng, tôn giáo và mê tín dị đoan? Cho ví dụ?

** GỢI Ý TRẢ LỜI:

* Giống nhau: Tín ngưỡng, tôn giáo và mê tín dị đoan giống nhau ở chỗ đều là những niềm tin của con người gửi gấm vào các đối tượng siêu hình.

* Điểm khác nhau cơ bản giữa ba khái niệm trên là:
- Tôn giáo là niềm tin vào đối tượng siêu hình, mà những người cùng niềm tin này đã quy tụ lại thành tổ chức, có nhiệm vụ truyền giáo, có giáo luật chặt chẽ...

Ví dụ: tôn giáo Phật giáo.

- Tín ngưỡng là niềm tin vào đối tượng siêu hình, chưa quy tụ thành tổ chức, chưa có người truyền giáo, chưa có giáo luật...

Ví dụ: tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên.

- Mê tín dị đoan là những niềm tin mang tính chất mê muội, cực đoan, kỳ dị vào các đối tượng siêu hình.

Ví dụ: niềm tin có ma.

Câu 8. Theo em người có đạo có phải là người có tín ngưỡng không? Vì sao?

** GỢI Ý TRẢ LỜI:

- Người có đạo là người có tín ngưỡng.

- Vì đạo là một hình thức của tín ngưỡng có hệ thống, tổ chức, với những quan niệm, giáo lí và những hình thức lễ nghi đặc trưng.

Câu 9. Em hãy nêu một số quyền cơ bản của trẻ em Việt Nam? Lấy ví dụ cho mỗi quyền cơ bản đó?

** GỢI Ý TRẢ LỜI:

- Quyền bảo vệ. Ví dụ: Được khai sinh và có quốc tịch

- Quyền chăm sóc. Ví dụ: Được bảo vệ sức khỏe

- Quyền được giáo dục. Ví dụ: Được đi học các môn năng khiếu

Câu 10. Cho tình huống:

Gần nhà bạn Nam có một người chuyên làm nghề bói toán. Mẹ Nam cũng thỉnh thoảng sang xem bói. Nam can ngăn nhưng mẹ Nam cho rằng đó là quyền tự do tín ngưỡng của mỗi người và khuyên Nam không nên can thiệp vào.

a. Theo em mẹ Nam nói vậy có đúng không? Vì sao?

b. Nếu là Nam em sẽ làm gì?

** GỢI Ý TRẢ LỜI:

a. Mẹ Nam nói vậy là không đúng

Vì: Bói toán là một biểu hiện của mê tín, dị đoan chứ không phải là tự do tín ngưỡng và pháp luật đã nghiêm cấm hành nghề này.

b. Nếu là Nam

- Giải thích cho mẹ hiểu tác hại của mê tín dị đoan

- Vận động gia đình và người thân khuyên giải mẹ

- Báo với chính quyền địa phương can thiệp, xử lí người hành nghề bói toán.

Câu 11. Cho tình huống:

Sinh ra trong một gia đình đông con. Cha mẹ A làm việc vất vả, sớm khuya, chắt chiu từng đồng để anh em A được đi học cùng các bạn. Nhưng do đua đòi, ham chơi với những bạn xấu, kết quả học tập ngày càng kém. Có lần bị mẹ mắng A trốn học đi chơi cả ngày không về nhà. Cuối năm A không đủ điểm để lên lớp và phải học lại.

a. Em có nhận xét gì về việc làm của bạn A?

b. A đã không làm tốt quyền và bổn phận nào của trẻ em?

** GỢI Ý TRẢ LỜI:

a. Việc làm của A là sai vì:

- Không biết yêu thương, vâng lời cha mẹ, thầy cô.

- đã không làm tốt quyền giáo dục mà A đang được hưởng

- Không làm tròn bổn phận của người con đối với gia đình, chưa làm tròn nghĩa vụ học tập của một người học sinh.

Câu 12. Giải thích vì sao Nhà nước ta là Nhà nước của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân?

** GỢI Ý TRẢ LỜI:

Vì: - Nhà nước ta là thành quả cách mạng của nhân dân

- Do nhân dân lập ra

- Hoạt động vì lợi ích của nhân dân

Câu 13.

Vì sao chúng ta phải bảo vệ di sản văn hóa?

Trả lời

- Di sản văn hóa, di tích lịch sử - văn hóa và danh lam thắng cảnh là những cảnh đẹp của đất nước, là tài sản của dân tộc, nói lên truyền thống của dân tộc, thể hiện công đức của các thế hệ cha ông trong công cuộc xây dựng và bảo vệ tổ quốc, thể hiện kinh nghiệm của dân tộc trên các lĩnh vực.

- Những di tích, di sản và cảnh đẹp đó cần được giữ gìn, phát huy trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc, phát triển văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc và góp vào kho tàng di sản văn hóa thế giới.

Câu 14. Em hiểu gì về tín ngưỡng, tôn giáo? Cho ví dụ.

- Tín ngưỡng: là niềm tin của con người vào một cái gì đó thần bí, hư ảo, vô hình như thần linh, thượng đế, chúa trời.

- Tôn giáo: là một hình thức tín ngưỡng có hệ thống tổ chức, với những quan niệm giáo lí thể hiện rõ sự tín ngưỡng, sùng bái thần linh và những hình thức lễ nghi thể hiện sự sùng bái ấy.

- VD: Tin vào thần linh, thượng đế; Đạo Phật, đạo Thiên Chúa, đạo Tin Lành, …

Câu 15. Bộ máy nhà nước cấp cơ sở (xã, phường, thị trấn) gồm có những cơ quan nào? Cho biết nhiệm vụ của một trong các cơ quan đó?

- Gồm có Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân xã(phường, thị trấn) là cơ quan chính quyền nhà nước cấp cơ sở.

Các em có thể nêu nhiệm vụ của một trong hai cơ quan sau:

- Nhiệm vụ và quyền hạn của Hội đồng nhân dân(xã, phường, thị trấn): HĐND do nhân dân bầu ra và chịu trách nhiệm trước nhân dân về phát triển kinh tế- xã hội, ổn định và nâng cao đời sống nhân dân, về quốc phòng và an ninh ở địa phương.

- Nhiệm vụ và quyền hạn của Ủy ban nhân dân xã(phường, thị trấn): UBND do HĐND bầu ra và là cơ quan chấp hành nghị quyết của HĐND, là cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương:

+ Quản lí nhà nước ở địa phương các lĩnh vực.

+ Tuyên truyền và giáo dục pháp luật.

+ Đảm bảo an ninh trật tự an toàn xã hội.

+ Phòng chống thiên tai, bảo vệ tài sản.

+ Chống tham nhũng và tệ nạn xã hội.

Câu 16. Nêu nhiệm vụ của công dân địa phương đối với cơ quan chính quyền nhà nước cấp cơ sở?

Mỗi chúng ta phải tôn trọng và bảo vệ các cơ quan nhà nước, đồng thời làm tròn trách nhiệm, nghĩa vụ của mình đối với Nhà nước, đặc biệt là phải chấp hành nghiêm chỉnh những quy định của pháp luật cũng như những quy định của chính quyền địa phương.

Trên đây, TimDapAnđã giới thiệu tới các bạn Đề cương ôn tập học kì 2 môn GDCD 7 năm học 2021 - 2022. Ngoài ra, mời các bạn tham khảo thêm tài liệu các môn: Toán lớp 7, Ngữ văn lớp 7, Vật Lý lớp 7... và các Đề thi học kì 1 lớp 7, Đề thi học kì 2 lớp 7... được cập nhật liên tục trên Tìm Đáp Án.

Nếu bạn không thấy đề thi được hiển thị. Vui lòng tải về để xem. Nếu thấy hay thì các bạn đừng quên chia sẻ cho bạn bè nhé!



Xem thêm