TimDapAngiới thiệu tới các bạn Đề thi học kì 2 GDCD 7 sách Chân trời sáng tạo năm học 2022 - 2023 - Đề 2. Đề thi GDCD 7 học kì 2 năm 2023 có đầy đủ đáp án và bảng ma trận cho các em tham khảo và luyện tập. Đây không chỉ là tài liệu hay cho các em ôn luyện trước kỳ thi mà còn là tài liệu cho thầy cô tham khảo ra đề. Sau đây mời các bạn tham khảo chi tiết.

Ma trận đề thi học kì 2 lớp 7 môn Giáo dục công dân

TT

Mạch nội dung

Tên bài/

Chủ đề

Mức độ nhận thức

Tổng

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

Vận dụng cao

Tỉ lệ

Tổng điểm

TN

TL

TN

TL

TN

TL

TN

TL

TN

TL

1

Giáo dục KNS

Phòng, chống bạo lực học đường

2 câu

2 câu

0,5

2

Giáo dục kinh tế

Quản lí tiền

2 câu

2 câu

0,5

3

Giáo dục pháp luật

Phòng, chống tệ nạn xã hội

4 câu

1/2 câu

1/2 câu

4 câu

1 câu

5,0

Quyền và nghĩa vụ của công dân trong gia đình

4 câu

1/2 câu

1/2 câu

4 câu

1 câu

4.0

Tổng

12

1

1/2 câu

1/2 câu

12

2

10 điểm

Tỉ lệ %

30%

30%

30%

10%

30%

70%

Bản đặc tả đề thi học kì 2 GDCD 7

TT

Mạch nội dung

Tên bài/ chủ đề

Mức độ đánh giá

Số câu hỏi theo mức đô ̣nhận thức

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

Vận dụng cao

1

Giáo dục kĩ năng sống

Phòng chống bạo lực học đường.

Nhận biết:

- Nêu được các nguyên nhân dẫn đến tình trạng bạo lực học đường.

- Nêu được một số quy định cơ bản của pháp luật liên quan đến phòng, chống bạo lực học đường.

Thông hiểu:

Vận dụng:

- Phê phán đấu tranh với những hành vi bạo lực học đường.

Vận dụng cao:

- Sống tự chủ, không để bị lôi kéo tham gia bạo lực học đường.

2 câu

2

Giáo dục kinh tế

Quản lí tiền.

Nhận biết:

- Nêu được ý nghĩa của việc quản lí tiền hiệu quả.

- Nhận biết được một số nguyên tắc quản lí tiền có hiệu quả.

Thông hiểu:

Vận dụng:

Vận dụng cao:

2 câu

3

Giáo dục pháp luật

Phòng chống tệ nạn xã hội.

Nhận biết:

- Nêu được khái niệm tệ nạn xã hội và các loại tệ nạn

xã hội phổ biến.

- Nêu được một số quy định của pháp luật về phòng, chống tệ nạn xã hội.

Thông hiểu:

- Giải thích được nguyên nhân dẫn đến tệ nạn xã hội.

- Giải thích được hậu quả của tệ nạn xã hội đối với bản thân, gia đình và xã hội.

Vận dụng:

Vận dụng cao:

- Thực hiện tốt các quy định của pháp luật về phòng, chống tệ nạn xã hội.

4 câu

1/2 câu

1/2 câu

Quyền và nghĩa vụ của công dân trong gia đình.

Nhận biết:

- Nêu được khái niệm gia đình.

- Nêu được vai trò của gia đình.

- Nêu được quy định cơ bản của pháp luật về quyền và

nghĩa vụ của các thành viên trong gia đình.

Thông hiểu:

--Nhận xét được việc thực hiện quyền và nghĩa vụ trong gia đình của bản thân và của người khác.

Vận dụng:

-Thực hiện được nghĩa vụ của bản thân đối với ông bà, cha mẹ và anh chị em trong gia đình bằng những việc làm cụ thể.

Vận dụng cao

4 câu

1/2 câu

1/2câu

̉ng

12 câu

1 câu TL

1/2 TL

½ TL

̉ ̣%

30%

30%

30%

10%

Đề thi GDCD 7 học kì 2 năm 2023

I/ PHẦN TRẮC NGHIỆM (3,0 điểm )

Em hãy khoanh tròn vào câu trả lời đúng, mỗi câu được 0,25 điểm.

Câu 1. Nhân vật nào dưới đây đã thể hiện đúng trách nhiệm của mình trong việc phòng, chống tệ nạn xã hội?

A. Bà N dùng bánh kẹo để dụ dỗ trẻ em vận chuyển ma túy hộ mình.

B. Bạn L rủ các bạn trong lớp cùng chơi cá cược bóng đá.

C. Bạn S rủ các bạn cùng lớp chơi đánh bài ăn tiền

D. H kiên quyết từ chối khi được các bạn cùng lớp rủ đi xem bói.

Câu 2: Trong mối quan hệ giữa cha mẹ với con cái, cha mẹ có quyền và nghĩa vụ?

A. Phân biệt đối xử giữa các con

B. Nuôi dạy con thành công dân tốt

C. Ép buộc con làm điều trái pháp luật

D. Ép buộc con làm trái với đạo đức.

Câu 3: Hành động nào là nguyên nhân gây ra bạo lực học đường?

A. Sống lành mạnh, trong sáng.

B. Do stress căng thẳng kéo dài.

C. Do danh dự của học sinh, sinh viên.

D. Sự hợp tác với các bạn khác trong lớp.

Câu 4: Để phòng tránh bạo lực học đường, chúng ta nên lựa chọn cách ứng xử nào dưới đây?

A. Giữ im lặng khi bị bạo lực học đường.

B. Kết bạn với những người bạn tốt.

C. Ở lại nơi có nguy cơ xảy ra bạo lực.

D. Tỏ thái độ tiêu cực với bạn bè.

Câu 5: Tệ nạn xã hội nào dưới đây học sinh thường dễ mắc phải ?

A. Cờ bạc, ma túy, mại dâm

B. Mại dâm, nghiện rượu bia, cờ bạc.

C. Mê tín dị đoan, cờ bạc, mại dâm.

D. Hút thuốc, nghiện game, đua xe.

Câu 6: Nội dung nào sau dưới đây không phải là biện pháp phòng chống tệ nạn xã hội?

A. Sống giản dị, trong sáng, lành mạnh.

B. Nhận thức được tác hại của tệ nạn xã hội.

C. Lo làm ăn kinh tế hơn việc giáo dục con cái.

D. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền phòng chống tệ nạn xã hội.

Câu 7: Hiện tượng xã hội bao gồm những hành vi sai lệch chuẩn mực xã hội, vi phạm đạo đức và pháp luật, gây hậu quả nghiêm trọng về mọi mặt đối với đời sống xã hội là nội dung của khái niệm nào dưới đây?

A. Tệ nạn xã hội.

B. Vi phạm pháp luật.

C. Vi phạm đạo đức.

D. Vi phạm quy chế.

Câu 8: Việc làm nào sau đây không phải là cách chi tiêu tiền hiệu quả?

A. Chi tiêu các khoản sinh hoạt hợp lí.

B. Gửi tiết kiệm một phần trong thu nhập.

C. Sử dụng tiền tiết kiệm để chữa bệnh.

D. Dùng toàn bộ tiền mừng tuổi để mua đồ chơi.

Câu 9: Việc làm nào sau đây thể hiện chi tiêu tiền hiệu quả?

A. Lấy tiền tiết kiệm để chơi game.

B. Lấy tiền tiết kiệm ủng hộ quỹ trẻ em.

C. Lấy tiền nộp học để rủ bạn đi ăn uống.

D. Lấy tiền nộp học để mua pháo nổ.

Câu 10: Tập hợp những người gắn bó với nhau do hôn nhân, quan hệ huyết thống hoặc quan hệ nuôi dưỡng, làm phát sinh các quyền và nghĩa vụ giữa họ với nhau là khái niệm nào dưới đây?

A. Nhà trường

B. Gia đình.

C. Đất nước.

D. Làng xóm.

Câu 11: Việc làm nào dưới đây không phải là vai trò của gia đình?

A. Là nơi để trở về sau mỗi ngày làm việc, học tập.

B. Là chiếc nôi để hình thành, giáo dục, nuôi dưỡng nhân cách.

C. Là nguồn động lực lớn lao, giúp chúng ta vững bước trên con đường đời.

D. Là chỗ dựa vật chất và tinh thần vững chắc của mọi thành viên.

Câu 12: Quyền và nghĩa vụ của các thành viên trong gia đình được thể hiện rõ nhất trong bộ luật nào?

A. Luật trẻ em.

B. Luật lao động.

C. Luật kinh tế.

D. Luật hôn nhân và gia đình.

I/ PHẦN TỰ LUẬN ( 7,0 điểm )

Câu 1. Tình huống (4 điểm)

T là học sinh khá giỏi, khi bố mẹ ly hôn, T thấy buồn bã, chán nản và thường xuyên bỏ học đi chơi điện tử. Đúng thời điểm đó B rủ T dùng thử ma túy đá, với suy nghĩ hút vài lần thì không sao nên T đã làm theo và trở thành người nghiện ma túy.

Câu hỏi:

a. Nguyên nhân dẫn đến việc T sa vào tệ nạn xã hội trong tình huống trên?

b. Em hãy chia sẻ những việc làm để giúp bạn T thoát khỏi tệ nạn ma túy?

Câu 2: (3,0 điểm)

L rất yêu thích môn Mĩ thuật, từ lâu bạn đã có mơ ước là họa sĩ. L đã xin mẹ cho đi học vẽ ở cung thiếu nhi nhưng mẹ bạn không đồng ý vì sợ sẽ ảnh hưởng đến việc học ở trường của L.

a. Em có nhận xét như thế nào về việc làm của mẹ L trong việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của công dân trong gia đình?

b. Nếu em chứng kiến trường hợp này thì em sẽ làm gì?

-------Hết--------

Mời các bạn xem đáp án trong file tải về

Trên đây là Đề thi học kì 2 GDCD 7 Chân trời sáng tạo năm học 2022 - 2023 - Đề 2. Để chuẩn bị cho kì thi học kì 2 lớp 7 sắp tới, ngoài việc ôn luyện theo đề cương, các em học sinh cũng cần thực hành luyện đề để làm quen với nhiều dạng đề khác nhau, cũng như nắm được cấu trúc bài thi. TimDapAngiới thiệu tới các bạn chuyên mục Đề thi học kì 2 lớp 7 với đầy đủ các môn. Đây là tài liệu hay cho thầy cô tham khảo ra đề, cũng là nguồn tài liệu để các em học sinh ôn luyện trước kì thi. Mời thầy cô và các em tham khảo.

Nếu bạn không thấy đề thi được hiển thị. Vui lòng tải về để xem. Nếu thấy hay thì các bạn đừng quên chia sẻ cho bạn bè nhé!



Xem thêm