Đề cương ôn thi Sinh học 7 học kì 1 năm 2020
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Sinh học 7 năm 2020 - 2021 bao gồm hệ thống các câu hỏi về trọng tâm kiến thức được học trong học kì 1, giúp các bạn ôn tập và củng cố kiến thức hiệu quả, từ đó đạt kết quả cao trong kì thi học kì 1 sắp tới. Mời các bạn tham khảo.
Trong quá trình ôn thi học kì 1, các em học sinh nên tham khảo đề cương câu hỏi các môn học để có sự định hướng cách ôn tập. Đối với môn Sinh học 7, TimDapAngiới thiệu Đề cương ôn thi học kì 1 môn Sinh lớp 7 năm học 2020 - 2021 với những bài tập bám sát chương trình học, giúp các em ghi nhớ dễ dàng để chuẩn bị cho kì thi học kì 1 đạt kết quả cao.
ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KÌ I SINH HỌC 7
1. Trình bày đặc điểm chung và vai trò của ngành động vật nguyên sinh?
Đặc điểm chung của ngành động vật nguyên sinh
+ Cơ thể chỉ là một tế bào đảm nhận mọi chức năng sống.
+ Dinh dưỡng chủ yếu bằng cách dị dưỡng.
+ Sinh sản vô tính và hữu tính.
- Vai trò của ngành ĐVNS
* Lợi ích: - Trong tự nhiên:
+ Làm sạch môi trường nước.
+ Làm thức ăn cho động vật nước: giáp xác nhỏ, cá biển.
- Đối với con người:
+ Giúp xác định tuổi địa tầng, tìm mỏ dầu.
+ Nguyên liệu chế giấy giáp.
* Tác hại: - Gây bệnh cho động vật
- Gây bệnh cho người
2. Vì sao bệnh sốt rét hay xảy ra ở miền núi và vùng sông nước? Biện pháp phòng tránh?
+ Bệnh sốt rét thường hay xảy ra ở miền núi và vùng sông nước vì có nước tù đọng nơi sinh đẻ của muỗi Anôphen.
+ Đời sống còn thiếu thốn, trình độ văn hóa thấp nên vệ sinh kém và y thức phòng chống bệnh sốt rét còn ít
+ Nêu được các biện pháp phòng tránh,
3. Lối sống dị dưỡng khác lối sống tự dưỡng như thế nào?
Lối sống dị dưỡng khác lối sống tự dưỡng:
- Dị dưỡng là nhờ thức ăn có sẵn trong tự nhiên.
- Tự dưỡng là cơ thể tự tổng hợp được chất (thức ăn) để nuôi cơ thể.
5. Kể tên các đại diện ngành ĐVNS?
6. Trình bày đặc điểm chung và vai trò thực tiễn của ngành ruột khoang?
Đặc điểm chung của ngành ruột khoang:
- Cơ thể có đối xứng toả tròn.
- Ruột dạng túi.
- Thành cơ thể có hai lớp tế bào.
- Tự vệ và tấn công bằng tế bào gai.
* Vai trò của ngành ruột khoang:
- Trong tư nhiên: + Tạo vẻ đẹp thiên nhiên.
+ Có ý nghĩa sinh thái đối vơí biển.
- Đối với đời sống:
+ Làm đồ trang trí, trang sức: San hô
+ Làm thưc phẩm có giá trị: Sứa
+ Hoá thạch san hô góp phần nghiên cứu địa chất.
- Tác hại: + Một số loài gây độc và ngứa cho con người: Sứa
+ Tạo đá ngầm ảnh hưởng đến giao thông.
7. Kể tên các đại diện ngành Ruột khoang?
8. So sánh sinh sản vô tính của thủy tức và san hô?
9. Nêu tác hại của giun sán kí sinh. Biện pháp phòng chống giun sán kí sinh?
- Tác hại của giun sán kí sinh:
+ Tranh lấy dinh dưỡng
+ Tiết độc tố gây độc
+ Gây loét, chảu máu nội quan
+ Đau bụng, tắc ruột, tắc ống mật
+ ........
- Biện pháp phòng chống giun sán kí sinh:
+ Vệ sinh môi trường, ăn uống...
+ Tẩy giun định kì theo hướng dẫn
+ Chữa bệnh
+ .............
10. Đặc điểm cấu tạo nào của giun đũa khác với sán lá gan? Nêu tác hại của giun đũa với sức khoẻ con người? Nêu biện pháp phòng chống giun đũa kí sinh ở người?
- Đặc điểm của giun đũa khác với sán lá gan:
+ Cơ thể giun đũa thon dài, hai đầu thon lại
+ Tiết diện ngang tròn
+ Khoang cơ thể chua chính thức
+ Ống tiêu hóa phân hóa, có ruột sau và hậu môn
+ Phân tính, tuyến sinh dục dạng ống phát triển
+ Chỉ có 1 vật chủ
- Tác hại: Kí sinh gây tắc ruột, tắc ống tiêu hóa gây nên các bệnh về đường tiêu hóa.
- Biện pháp phòng chống
+ Giữ vệ sinh môi trường
+ vệ sinh cá nhân khi ăn uống.
+ Tẩy giun định kì.
+ Tuyên truyền với mọi người giữ vệ sinh chung
11. Nêu vòng đời của giun đũa?
12. Cấu tạo ngoài giun đất thích nghi với đời sống trong đất như thế nào?
Cấu tạo ngoài giun đất thích nghi đời sống trong đất:
- Cơ thể hình giun.
- Các đốt phần đầu có thành cơ phát triển.
- Chi bên tiêu giảm nhưng vẫn giữ các vòng tơ làm chỗ dựa khi chui rúc trong đất.
13. Theo em cần có biện pháp gì để phòng chống bệnh giun sán
Biện pháp phòng chống bện giun sán.
- Phải rửa tay sạch trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh.
- Thức ăn nấu chín, uống nước sôi để nguội.
- Tắm rửa nguồn nước phải sạch sẽ.
- Hằng năm phải tẩy giun định kì.
14.Nêu lợi ích của giun đất đối với trồng trọt.
- Lợi ích của giun đất đối với trồng trọt
+ Làm tơi, xốp đất, toạ điều kiện cho không khí thấm vào đất.
+ Làm tăng độ màu mỡ cho đất do phân và chất bài tiết ở cơ thể giun thải ra.
Câu hỏi tự ôn
I. Trắc nghiệm:
Câu 1: Ở nước ta, các động vật nào có số lượng cá thể lớn (cá diếc, tôm sông, cò vạc, kiến, ong mật)
Câu 2: Những thành ngữ dân gian về ĐV nào sau đây có ý nghĩa (đông như kiến, nhiều như rươi, đông như ong)
Câu 3: Các kiểu di chuyển NTN là đặc trưng đối với ĐVNS(lông bơi, roi, cơ, chân giả)
Câu 4: Đăc trưng nào của ĐVNS chứng tỏ chúng là những cơ thể độc lập (dinh dưỡng, phản xạ, sinh trưởng, sinh sản, bài tiết, hô hấp)
Câu 5: Các động vật nào sau đây gây bệnh cho người (Trùng roi xanh,trùng giày, trùng kiết lỵ
Câu 6: Trùng giày khác với trùng biến hình ở những đăc điểm nào (có chân giả, có miệng, lông bơi,diệp lục, hai nhân)
Câu 7: Thành cơ thể ruột khoang có các lớp tế bào nào (lớp ngoài, lớp giữa, lớp trong)
Câu 8: Thủy tức thuộc nhóm động vật nào (động vật phù du, động vật sống bám, động vật ở đáy)
Câu 9: Kiểu sinh sản nào là đặ trưng đối với thủy tức (hữu tính, vô tính, sinh dưỡng)
Câu 10: Thủy tức hô hấp như thế nào (bằng phổi, mang, hay toàn bộ cơ thể)
Câu 11: Chất thải của quá trình tiêu hóa ở thủy tức phóng thích qua chổ nào (da, lỗ ở cuối chân, lỗ miệng)
Câu 12: Sự tái sinh ở thủy tức thuộc kiểu gì (tách ra được cơ thể mới,phục hồi lại phần bị tổn thương)
Câu 13: Sự thụ tinh cho trứng ở thủy tức lưỡng tính thuộc kiểu thụ tinh gì (Tự thụ tinh, thụ tinh chéo)
Câu 14: Đối xứng cơ thể giun dẹp thuộc kiểu gì (tỏa toàn,đối xứng,hai bên)
Câu 15: Ở giun dẹp có loại cơ thể gì (khoang không chính thức,khoang chính thức)
Câu 16: Ở sán lá gan có loại cơ quan bài tiết nào (ống bài tiết, thận, da, thiếu cơ quan bài tiết)
Câu 17: Hình thức hô hấp nào đặc trưng đối với giun đủa trưởng thành (hiếu khí, yếm khí)
Câu 18: Lỗ hậu môn của giun đất nằm ở đâu (đầu, giữa cơ thể, đốt đuôi) Câu 19: Sự trao đổi khí ở trai sông thực hiện ở đâu (phổi, mang, tế bào cơ thể)
Câu 20: Ấu trùng loài thân mềm nào có tập tính kí sinh ngoài ở cá (mực, ốc bươu, trai sông)
Câu 21: Ở tôm có bao nhiêu chân bò (3, 4, 5, 6)
Câu 22: Ống bài tiết của tôm mằm ở vị trí nào của cơ thể (đuôi, đầu, bụng)
Câu 23: Tôm có các loại giác quan nào (thính giác, khứu giác, xúc giác)
Câu 24: Ở nhện có bao nhiêu đôi chi (2.3.4.5.6)
Câu 25: Cơ quan hô hấp ở nhện thuộc kiểu gì (mang, phổi, ống khí, qua da).
II. Tự luận:
1. Thành cơ thể thủy tức phân chia thành mấy lớp?
2. Sự khác nhau trong cách di chuyển của thủy tức và sứa?
3. Đặc điểm nào ở sán lá gan thích nghi với ký sinh?
4. Làm thế nào để phòng bệnh sán dây cho hiệu quả ?
5. Nêu các biện pháp phòng chống giun ký sinh?
Trên đây, TimDapAnđã giới thiệu tới các bạn Đề cương ôn tập môn Sinh học 7 năm học 2020 - 2021. Ngoài ra, các bạn có thể tham khảo thêm các tài liệu lớp 7 khác như: Giải bài tập Sinh học 7, Giải bài tập Sinh học 7 ngắn nhất, Trắc nghiệm Sinh học 7 và các dạng đề thi học kì 1 lớp 7, Đề thi học kì 2 lớp 7 ... cũng được cập nhật liên tục trên Tìm Đáp Án.