Đề cương ôn tập học kì 1 lớp 12 môn GDCD trường THPT Đa Phúc, Hà Nội

Đề cương ôn tập học kì 1 lớp 12 môn GDCD trường THPT Đa Phúc, Hà Nội năm học 2019-2020 vừa được Tìm Đáp Án sưu tập và gửi tới bạn đọc. Mời bạn đọc cùng tham khảo chi tiết và tải về tại đây.

Tìm Đáp Án xin gửi tới bạn đọc đề cương ôn tập học kì 1 lớp 12 môn GDCD trường THPT Đa Phúc, Hà Nội năm học 2019-2020. Đề cương tổng hợp toàn bộ kiến thức môn Giáo dục công dân trong học kì 1 lớp 12. Đề cương gồm 2 phần: phần kiến thức cơ bản và phần trắc nghiệm. Mời bạn đọc cùng tham khảo chi tiết tại đây.

TRƯỜNG THPT ĐA PHÚC

Tổ: Xã hội

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KỲ 1-NĂM HỌC 2019-2020
MÔN: GDCD LỚP 12

I. KIẾN THỨC CƠ BẢN

Phần A: Phần nhận biết

1. Nhận biết được đặc điểm của pháp luật?

2. Nhận biết được các giai đoạn thực hiện pháp luật?

3. Nhận biết được vai trò của pháp luật đối với sự phát triển của xã hội?

4. Nhận biết được sự bình đẳng trong xã hội?

5. Nhận biết được dấu hiệu cho sự bình đẳng về quyền, về nghĩa vụ?

6. Nhận biết được năng lực hành vi của công dân?

7. Nhận biết được các quyền dân chủ cơ bản của con người?

8. Nhận biết được quyền học tập, sáng tạo của công dân?

Phần B: Phần Hiểu

1. Hiểu được vai trò của pháp luật đối với sự phát triển của xã hội?

2. Hiểu được bản chất của pháp luật?

3. Hiểu được tính cưỡng chế của pháp luật?

4. Hiểu được quyền bình đẳng về quyền và nghĩa vụ của mọi công dân?

5. Hiểu được bản chất của quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân?

6. Hiểu được quy định bình đẳng giữa các dân tộc và tôn giáo của pháp luật?

Phần C: Vận dụng và vận dụng cao?

1. Vận dụng đặc trưng của pháp luật để giải thích tình huống pháp luật?

2. Vận dụng các giai đoạn thực hiện pháp luật để xây dựng các bước tiến hành(thực hiện) giải quyết tình huống pháp luật?

3. Vận dụng những quy định về bình đẳng giữa các tôn giá để phân tích tình huống pháp luật?

4. Vận dụng quy định về quyền bất khả xâm phạm về thân thể để phân tích việc 2 nữ sinh Nhí TiNo đánh bạn?

5. Vận dụng các hình thức thực hiện pháp luật để phân biệt được nội dung của điều luật thuộc hình thức thực hiện nào?

II.TRẮC NGHIỆM

Câu 1. Pháp luật nước ta có mấy đặc trưng cơ bản?

A. Hai.

B. Ba.

C. Bốn.

D. Năm

Câu 2: Hệ thống những quy phạm pháp luật do Nhà nước ban hành nhằm quản lý và điều chỉnh các quan hệ xã hội có nguồn gốc từ

A. thực tiễn đời sống xã hội

B. sự chỉ đạo của giai cấp lãnh đạo

C. ý trí của ban soạn thảo pháp luật

D. sự tác động của khu vực và quốc tế

Câu 3. Từ ngày 15-12-2007, theo nghị quyết 32/CP/2007 mọi người ngồi trên xe gắn máy phải đội mũ bảo hiểm, điều này thể hiện

A. hình thức của pháp luật.

B. tính cưỡng chế của pháp luật.

C. nguồn gốc của pháp luật.

D. tính phổ biến của pháp luật.

Câu 4: Theo quy định: “Tất cả các văn bản pháp luật của các cơ quan nhà nước cấp dưới phải phù hợp với văn bản pháp luật của cơ quan nhà nước cấp trên và không trái với Hiến pháp”, đây là quy định thể hiện đặc tính nào của pháp luật?

A. Tính phổ biến về văn bản

B. Tính thống nhất về quyền lực

C. Tính đa dạng về nội dung

D.Tính chặt chẽ về mặt hình thức

Câu 5: Công ty TNHH một thành viên ABC đóng trên địa bàn Huyện Sóc Sơn, đăng ký nộp thuế theo quý với cơ quan thuế Sóc Sơn. Tuy nhiên hết quý 3 năm 2018(hết ngày 30/9/2018), công ty ABC không hoàn thành nộp thuế quý 2 năm 2018. Căn cứ vào khoản 6 điều 19 Nghị định 129/2013/NĐ-CP, cơ quan thuế Sóc Sơn ra quyết định: “6. Thu hồi giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, giấy phép thành lập và hoạt động, giấy phép hành nghề.”Quyết định trên của cơ quan thuế Sóc Sơn thể hiện đặc trưng nào của pháp luật?

A. Quản lý chặt chẽ

B. Cưỡng chế

C. Thống nhất

D. Phù hợp

Câu 6: Các hộ sản xuất – kinh doanh chủ động đăng kí khai thuế và nộp thuế tại cơ quan thuế là hành vi

A. tuân thủ pháp luật

B. thi hành pháp luật

C. sử dụng pháp luật

D. D. áp dụng pháp luật

Câu 7: Các tổ chức cá nhân không làm những việc pháp luật cấm là hành hành vi

A. sử dụng pháp luật.

B. thi hành pháp luật.

C. áp dụng pháp luật.

D. tuân thủ pháp luật.

Câu 8: Ngày 28/6/2017, công an huyện Đông Anh ra quyết định bắt giữ Đ.V.V (SN1975, trú tại thôn Đào Thục, Thụy Lâm, Đông Anh, Hà Nội) để làm rõ hành vi hiếp dâm con gái ruột là cháu Đ.T.D (SN 2000, đang học THPT tại địa phương). Sau quá trình thụ lý, điều tra, tòa án huyện Đông Anh đã mở phiên tòa xét xử và căn cứ vào quy định của pháp luật Tại mục b, mục e Khoản 2 Điều 141 quy định:

Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:

b) Đối với người mà người phạm tội có trách nhiệm chăm sóc, giáo dục, chữa bệnh;e) Có tính chất loạn luân; Tòa án huyện Đông Anh đã tuyên án Đ.V.V 14 năm tù giam.

Việc làm trên của Tòa án huyện Đông Anh là hành vi thực hiện pháp luật nào dưới đây?

A. Áp dụng pháp luật

B. Sử dụng pháp luật

C.Thi hành pháp luật

D. Tuân thủ pháp luật

Câu 9: Hành vi của học sinh A đang học lớp 11(16 tuổi) chạy xe gắn máy trên 50cc ra đường chơi(Có đội mũ bảo hiểm), được xem là hành vi vi phạm pháp luật

A. Hành chính.

B. Dân sự.

C. Hình sự.

D. Kỷ luật

Câu 10: Đâu không phải là dấu hiệu cơ bản của vi phạm pháp luật

A. hành vi có lỗi

B. Do người có năng lực trách nhiệm pháp lý thực hiện

C. hành vi trái pháp luật

D. do người có năng lực sống thực hiện

Câu 11: Vi phạm hành chính là hành vi vi phạm pháp luật, xâm phạm tới các

A. quy tắc quản lý nhà nước.

B. quan hệ tài sản.

C. quan hệ lao động xã hội.

D. quan hệ nhân thân

Câu 12: Theo điều 12, bộ Luật hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017, có hiệu lực từ ngày 01/01/2018 có quy định về độ tuổi phải chịu trách nhiệm trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm là bao nhiêu?( trừ những tội phạm mà Bộ luật này có quy định khác)

A. từ đủ 14 tuổi trở lên.

B. từ đủ 16 tuổi trở lên.

C. từ 17 tuổi trở lên.

D. từ đủ 18 tuổi trở lên.

Câu 13: Người nào sử dụng lời nói xúc phạm nghiêm trọng nhân phaẩm danh dự của người khác sẽ bị xử lý theo quy định Tại mục 1 Điều 155. Tội làm nhục người khác: “1.Người nào xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự của người khác, thì bị phạt cảnh cáo, phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm.” Đó là hành vi vi phạm pháp luật nào?

A. Dân sự

B. Hành chính

C. Hình sự

D. Kỷ luật

Câu 14: Điều 27, Hiến pháp năm 2013: “Công dân đủ mười tám tuổi trở lên có quyền bầu cử và đủ hai mươi mốt tuổi trở lên có quyền ứng cử vào Quốc hội, Hội đồng nhân dân. Việc thực hiện các quyền này do luật định.” Quy định trên là ghi nhận quyền bình đẳng cơ bản của công dân trong lĩnh vực

A. Chính trị

B.Kinh tế

C. Văn hóa

D. Tư tưởng

Câu 15: Bất kỳ công dân nào vi phạm pháp luật đều phải chịu trách nhiệm về hành vi vi phạm của mình và phải bị xử lý theo quy định của pháp luật là bình đẳng về

A. quyền cơ bản.

B. trách nhiệm pháp lý.

C. nghĩa vụ cơ bản.

D. trách nhiệm trước xã hội

Câu 16. Sau khi tốt nghiệp Trung học phổ thông, A lựa chọn đi học Đại học, còn B thì lựa chọn làm công nhân nhà máy, C lại lựa chọn học nghề quảng cáo, cả 3 vẫn thường xuyên liên lạc và hỗ trợ nhau trong cuộc sống. Với việc tôn trọng người khác, không kiêu nghạo, khinh rẻ người khác, 3 bạn đã góp phần thực hiện tốt nội dung pháp luật nào dưới đây?

A. Bình đẳng về quyền và nghĩa vụ.

B. Bình đẳng về thực hiện nghĩa vụ công dân.

C. Bình đẳng về trách nhiệm đối với đất nước.

D. Bình đẳng về trách nhiệm với xã hội.

Câu 17: Chiều 29/3, sau thời gian nghị án, TAND Hà Nội sẽ tuyên án với bị cáo Đinh La Thăng - nguyên Chủ tịch Hội đồng quản trị/Hội đồng thành viên Tập đoàn Dầu khí Việt Nam – PVN cùng 6 đồng phạm trong vụ án “Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng” và “Lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản” liên quan đến việc góp vốn 800 tỷ đồng của PVN vào Ngân hàng thương mại cổ phần Đại Dương (Oceanbank).

Với những hoạt động trên, Đảng và Nhà nước đã và đang đảm bảo thực hiện QBĐ của công dân về

A. quyền cơ bản

B. nghĩa vụ cơ bản

C. đời sống xã hội

D. trách nhiệm pháp lý

Câu 18: Một hôm, xe của Bác Hồ đang đi ở Hà Nội bỗng đèn đỏ ở một ngã tư bật lên. Xe của Bác dừng lại, đồng chí cảnh vệ chạy đến bục yêu cầu Công an giao thông bật đèn xanh để xe Bác đi. Nhưng Bác đã ngăn lại rồi bảo: “Các chú không được làm như thế... không nên bắt người khác nhường quyền ưu tiên cho mình”. Lời nói của Bá Hồ thể hiện

A. quyền bình đẳng về quyền của công dân.

B. quyền bình đẳng về địa vị xã hội.

C. quyền bình đẳng về quyền và nghĩa vụ.

D. quyền bình đẳng về trách nhiệm.

Câu 19. Nội dung nào dưới đây không đúng khi nói về quyền bình đẳng về nghĩa vụ của công dân?

A. Bảo vệ Tổ quốc.

B. Đóng góp vào quỹ từ thiện.

C. Đóng thuế.

D. Quyền bầu cử.

Câu 20: Vợ chồng giữ gìn danh dự, nhân phẩm và uy tín của nhau là biểu hiện trong QH nào dưới đây ?

A. Quan hệ thân nhân.

B. Quan hệ tài sản.

C. Quan hệ hợp tác.

D. Quan hệ tinh thần.

Câu 21: Bình đẳng trong lao động không bao gồm những nội dung nào dưới đây ?

A. Bình đẳng trong việc tổ chức lao động.

B. Bình đẳng trong thực hiện quyền lao động.

C. Bình đẳng trong giao kết hợp đồng lao động.

D. Bình đẳng giữa lao động nam và lao động nữ.

Câu 22: Ngày 19/11, một nam sinh lớp 6 trường THCS Duy Ninh nói tục trong giờ ra chơi nên bị đội cờ đỏ ghi lại. Cô Nguyễn Thị Phương Thủy đã yêu cầu 23 bạn cùng lớp tát nam sinh vi phạm tổng cộng 230 cái trước khi tát thêm một cái cuối cùng. Ngày 26/11, Công an huyện Quảng Ninh-Quảng Bình đã khởi tố vụ án hình sự Hành hạ người khác để điều tra làm rõ. Quyết định của công an Huyện Quảng Ninh thể hiện quyền

A. bình đẳng về quyền của giáo viên và học sinh

B. bình đẳng về nghĩa vụ của giáo viên và học sinh

C. bình đẳng về trách nhiệm pháp lý giữa giáo viên và học sinh

D. bình đẳng về trách nhiệm pháp lý của giáo viên trong luật giáo dục

Câu 23: Hôn nhân được bắt đầu bằng một sự kiện

A. Đăng ký kết hôn

B. ly hôn

C. rước dâu

D. đám cưới

Câu 24: Theo quy định của Bộ luật lao động, người lao động ít nhất phải đủ

A. 18 tuổi

B. 15 tuổi

C. 14 tuổi

D. 16 tuổi

Câu 25. Sau một thời gian hoạt động, công ty Xây dựng và thương mại Hà Thu đã thu về nguồn vốn và lợi nhuận cao từ đó quyết định mở rộng quy mô ngành nghề của mình. Công ty Xây dựng và thương mại Hà Thu đã thực hiện quyền

A. bình đẳng trong lao động

B. bình đẳng trong kinh doanh

C. bình đẳng trong sản xuất

D. bình đẳng trong quan hệ kinh tế - xã hội

Câu 26. Nội dung nào dưới đây là quy định không đúng về tài sản giữa vợ và chồng ?

A. Tài sản riêng của vợ hoặc chồng phải được chia đôi sau khi ly hôn.

B. Vợ chồng có quyền có tài sản riêng.

C. Vợ chồng có quyền ngang nhau về sở hữu tài sản chung.

D. Vợ chồng có quyền thừa kế tài sản của nhau theo quy định của pháp luật

Câu 27: Chủ thể của hợp đồng lao động là

A. người lao động và đại diện của người sử dụng lao động.

B. người lao động và người sử dụng lao động.

C. đại diện của người lao động và người sử dụng lao động.

D. đại diện hợp pháp của người sử dụng lao động và người làm thuê.

Câu 28. Việc giao kết hợp đồng lao động phải tuân theo nguyên tắc nào dưới đây?

A. Giao kết bằng văn bản giữa người sử dụng lao động và người lao động.

B. Giao kết trực tiếp giữa người lao động và người sử dụng lao động.

C. Giao kết giữa người sử dụng lao động và đại diện của người lao động.

D. Giao kết giữa người đại diện của người sử dụng lao động và người lao động

Câu 29. Để trực tiếp giao kết HĐLĐ, người lao động phải đáp ứng điều kiện nào dưới đây ?

A. Đủ 15 tuổi trở lên và có khả năng lao động.

B. Đủ 16 tuổi trở lên và có khả năng lao động.

C. Đủ 18 tuổi trở lên và có khả năng lao động.

D. Đủ 21 tuổi trở lên và có khả năng lao động.

Câu 30. Điều 105 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định “Anh, chị, em có quyền, nghĩa vụ nuôi dưỡng nhau trong trường hợp không còn cha mẹ”, quy định đó thể hiện

A. trách nhiệm của anh chị em

B. nghĩa vụ của anh chị với em.

C. quyền bình đẳng giữa anh, chị, em.

D. nguyên tắc chăm sóc giữa các thành viên.

Câu 31: Ngày 25/11/2018, chị Đ.T.Đ(Dược Thượng – Tiên Dược) trên đường(từ KCNNB) đi làm về nhà, chị đã bị tai nạn giao thông tổn thương 6% sức lao động, công ty NCI(nơi chị làm việc) quyết định cho chị lĩnh lương tháng 11 và cho chị nghỉ việc, chị Đ.T.Đ đã khởi kiện quyết định đó, sau khi xét xử, tòa quyết định chị Đ.T.Đ được hưởng bảo hiểm về chế độ tai nạn lao động, công ty NCI phải thực hiện theo quy định tại Điều 43 Luật Bảo hiểm xã hội. Quyết định đó thể hiện nội dung

A. trách nhiệm của người sử dụng lao động

B. quyền của người lao động

C. trách nhiệm pháp lý của người lao động

D. bình đẳng trong lao động

Câu 32: Mục đích quan trọng nhất của hoạt động kinh doanh là

A. tiêu thụ sản phẩm

B. tạo ra lợi nhuận

C. nâng cao chất lượng sản phẩm

D. giảm giá thành sản phẩm

Câu 33: Cùng kinh doanh một ngành nghề, tuy nhiên những công ty đóng tại địa bàn các tỉnh miền núi được ưu tiên miễn thuế thu nhập trong thời gian 2 năm đầu. Việc miễn thuế thể hiện nội dung

A. bình đẳng nghĩa vụ đối với xã hội.

B. bình đẳng về sản xuất kinh doanh.

C. bình đẳng về nghĩa vụ trong kinh doanh.

D. bình đẳng về thuế trong sản xuất kinh doanh.

Câu 34. Theo quy định tại Điều 8 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 về độ tuổi kết hôn ở Việt nam, theo đó điều kiện về tuổi kết hôn ở Việt nam là

A. Nam từ đủ 20 tuổi và nữ từ đủ 18 tuổi trở lên

B. Nam đủ 20 tuổi trở lên, nữ từ đủ 18 tuổi trở lên

C. Nam đủ 22 tuổi trở lên, nữ đủ 20 tuổi trở lên

D. Nam từ 22 tuổi trở lên, nữ đủ 22 tuổi.

Câu 35: Theo quy định tại điều 8, Luật hôn nhân gia đình 2014, Nhà nước Việt Nam

A. chưa thừa nhận hôn nhân đồng giới

B. đã thừa nhận hôn nhân đồng giới

C. tạo điều kiện cho hôn nhân đồng giới

D. không thừa nhận hôn nhân đồng giới

Câu 36: Các dân tộc có quyền dùng tiếng nói, chữ viết là thể hiện các dân tộc đều bình đẳng về lĩnh vực

A. kinh tế.

B. chính trị.

C. văn hóa, giáo dục.

D. tự do tín ngưỡng

Câu 37. Việc đảm bảo tỷ lệ thích hợp người dân tộc thiểu số trong các cơ quan quyền lực nhà nước là thể hiện

A. tính nhân văn của Nhà nước.

B. tính đa dạng dân tộc trong đất nước.

C. quyền chính trị của công dân.

D. quyền bình đẳng giữa các dân tộc

Câu 38: Hoạt động của nhóm người tự xưng là tổ chức tôn giáo”Hội thánh đức chúa trời” trong thời gian qua trên cả nước, đặc biệt các tỉnh như Thái Bình, Quảng Ninh, nghệ An,…..tự ý tuyên truyền lôi kéo, mê mị tư tưởng người dân,…là hành vi vi phạm pháp luật

A. hành chính

B. hình sự

C. dân sự

D. bình đẳng tôn giáo

Câu 39: Quyền bình đẳng giữa các dân tộc không bao gồm bình đằng

A. về chính trị.

B. về địa vị xã hội.

C. về kinh tế.

D. về văn hóa, giáo dục

Câu 40: Cuộc thi Hoa hậu hoàn vũ Việt Nam năm 2107, sự kiện cô gái H’hen Nie sinh năm 1992 là nguời dân tộc thiểu số(Ê –đê) sống tại buôn Sứt M’Đưng, xã Cư Suê, Huyện Cư M’gả, Tỉnh Đăk Lăck được tham gia cuộc thi và giành ngôi vị cao nhất là minh chứng cho

A.quyền bình đẳng về học tập và cơ hội phát triển giữa các dân tộc

B. quyền bình đẳng về việc duy trì và phát triển văn hóa giữa các dân tộc

C. quyền bình đẳng trong việc tham gia rèn luyện giữa các dân tộc

D. quyền bình đẳng về tham gia các hoạt động văn hóa xã hội giữa các dân tộc

Câu 41. Nội dung nào sau đây thể hiện quyền bình đẳng trong lĩnh vực hôn nhân và gia đình

A. Cùng đóng góp công sức để duy trì đời sống phù hợp với khả năng của mình

B. Tự do lựa chọn nghề nghiệp phù phợp với khả năng của mình

C. Thực hiện đúng các giao kết trong hợp đồng lao động

D. Đảm bảo quyền lợi hợp pháp của người lao động.

Câu 42. Kết hôn là

A. xác lập quan hệ vợ chồng với nhau theo quy định của Luật về điều kiện kết hôn và đăng kí kết hôn

B. xác lập quan hệ vợ chồng với nhau theo quy định của Luật về độ tuổi, năng lực trách nhiệm pháp lý và đăng ký kết hôn

C. xác lập quan hệ vợ chồng với nhau theo quy định của Luật về sự tự nguyện, không bị mất năng lực hành vi dân sự và đăng ký kết hôn

D. xác lập quan hệ vợ chồng với nhau theo quy định của Luật về độ tuổi, sự tự nguyện và đăng kí kết hôn

Câu 43. Độ tuổi được phép kết hôn theo quy định của pháp luật hiện hành đối với nam, nữ là

A. Nam từ đủ 20 tuổi trở lên, nữ từ đủ 18 tuổi trở lên

B. Nam đủ 20 tuổi trở lên, nữ từ đủ 18 tuổi trở lên

C. Nam đủ 20 tuổi trở lên, nữ đủ 18 tuổi trở lên

D. Nam từ 19 tuổi trở lên, nữ đủ 18 tuổi.

Câu 44. Điều nào sau đây không phải là mục đích của hôn nhân:

A. xây dựng gia đình hạnh phúc

B. củng cố tình yêu lứa đôi

C. tổ chức đời sống vật chất của gia đình

D. thực hiện đúng nghĩa vụ của công dân đối với đất nước

Câu 45. Bình bẳng trong quan hệ vợ chồng được thể hiện qua quan hệ nào sau đây?

A. Quan hệ vợ chồng và quan hệ giữa vợ chồng với họ hàng nội, ngoại.

B. Quan hệ gia đình và quan hệ xã hội.

C. Quan hệ nhân thân và quan hệ tài sản.

D. Quan hệ hôn nhân và quan hệ quyết thống.

Câu 46. Nhận định nào sau đây là sai?

A. Vợ chồng phải có trách nhiệm với nhau trong công việc gia đình

B. Chỉ có cha mẹ mới có quyền dạy dỗ con cái

C. Cha mẹ nuôi phải có trách nhiệm nuôi dạy con cái như con ruột.

D. Ông bà, người thân có trách nhiệm nuôi dạy con cháu cho đến khi trưởng thành nếu mồ côi cha mẹ.

Câu 47. Khoảng thời gian tồn tại quan hệ vợ chồng, tính từ ngày đăng kí kết hôn đến ngày chấm dứt hôn nhân là thời kì:

A. Hôn nhân

B. Hòa giải

C. Li hôn

D. Li thân.

Câu48. Nội dung nào sau đây thể hiện sự bình đẳng giữa anh chị em trong gia đình:

A. Đùm bọc, nuôi dưỡng nhau trong trường hợp không còn cha mẹ.

B. Không phân biệt đối xử giữa các anh chị em.

C. Yêu quý kính trọng ông bà cha mẹ.

D. Sống mẫu mực và noi gương tốt cho nhau.

Câu49. Biểu hiện của bình đẳng trong hôn nhân là:

A. Người chồng phải giữ vai trò chính trong đóng góp về kinh tế và quyết định công việc lớn trong gia đình.

B. Công viêc của người vợ là nội trợ gia đình và chăm sóc con cái, quyết định các khoản chi tiêu hàng ngày của gia đình.

C. Vợ, chồng cùng bàn bạc, tôn trọng ý kiến của nhau trong việc quyết định các công việc của gia đình.

D. Duy trì hạnh phúc trong gia đình trách nhiệm thuộc về người phụ nữ

Câu 50. Bình đẳng giữa các thành viên trong gia đình được hiểu là

A. Các thành viên trong gia đình đối xử công bằng, dân chủ, tôn trọng lẫn nhau.

B. Tập thể gia đình quan tâm đến lợi ích của từng cá nhân

C. Các thành viên trong gia đình có quyền và nghĩa vụ chăm sóc, giúp đỡ nhau

D. Từng cá nhân phải quan tâm đến lợi ích chung của gia đình.

Câu 51. Vợ, chồng có quyền ngang nhau đối với tài sản chung là

A. Những tài sản hai người có được sau khi kết hôn.

B. Những tài sản hiện đang sử dụng trong gia đình.

C. Những tài sản hai người có được sau khi kết hôn và tài sản riêng của vợ hoặc chồng.

D. Tài sản riêng của vợ hoặc chồng sau khi kết hôn.

Câu 52. Chị B có chồng là anh A. Chị H là bạn thân hồi đại học có gửi cho chị một bì thư và 2000 USD với nội dung như sau: “Mến tặng vợ chồng bạn, chúc hai bạn nhanh chóng qua khỏi thời kì khó khăn này”. 2000 USD là

A. tài sản chung của chị B và anh A.

B. tài sản riêng của chị B

C. Tài sản chung của chị B, anh A, chị H

D. Tài sản riêng của anh A

Câu 53 Ý nghĩa của bình đẳng trong hôn nhân

A. Tạo cơ sở củng cố tình yêu, cho sự bền vững của gia đình.

B. Phát huy truyền thống dân tộc về tình nghĩa vợ, chồng.

C. Khắc phục tàn dư phong kiến, tư tưởng lạc hậu "trọng nam, khinh nữ".

D. Tạo cơ hội cho phụ nữ phát triển

Câu 54. Thời gian làm việc của người cao tuổi được quy định trong luật lao động là:

A. Không được quá 4 giờ một ngày hoặc 24 giờ một tuần.

B. Không được quá 5 giờ một ngày hoặc 30 giờ một tuần.

C. Không được quá 6 giờ một ngày hoặc 24 giờ một tuần.

D. Không được quá 7 giờ một ngày hoặc 42 giờ một tuần.

Câu 55. Nội dung nào sau đây thể hiện bình đẳng trong lao động:

A. Cùng thực hiện đúng nghĩa vụ tài chính đối với nhà nước

B. Tự do lựa chọn các hình thức kinh doanh

C. Có cơ hội như nhau trong tiếp cận việc làm

D. Tự chủ trong kinh doanh để nâng cao hiệu quả cạnh tranh.

Câu 56. Theo Hiến pháp nước ta đối với công dân: lao động là

A. Nghĩa vụ

B. Bổn phận

C. Quyền lợi

D. Quyền và nghĩa vụ

Câu 57. Quyền bình đẳng giữa nam và nữ trong lao động thể hiện:

A. Nam và nữ bình đẳng về tuyển dụng, sử dụng, nâng bậc lương và trả công lao động.

B. Người sử dụng lao động ưu tiên nhận nữ vào làm việc khi cả nam và nữ đều có đủ tiêu chuẩn làm công việc mà doanh nghiệp đang cần.

C. Lao động nữ được hưởng chế độ thai sản, hết thời gian nghỉ thai sản, khi trở lại làm việc, lao động nữ vẫn được bảo đảm chỗ làm việc.

D. Người sử dụng lao động ưu tiên nhận nam vào làm việc khi cả nam và nữ đều có đủ tiêu chuẩn làm công việc mà doanh nghiệp đang cần.

Câu 58. Chủ thể của hợp đồng lao động là

A. Người lao động và đại diện người lao động.

B. Người lao động và người sử dụng lao động.

C. Đại diện người lao động và người sử dụng LĐ.

D. Cha mẹ, người bảo hộ hợp pháp của người lao động

Câu 59. Nhận định nào sau đây không phải là nội dung cơ bản của bình đẳng trong lao động là

A. Bình đẳng trong việc thực hiện quyền lao động .

B. Bình đẳng trong giao kết hợp đồng lao động.

C. Bình đẳng giữa lao động nam và lao động nữ.

D. Bình đẳng trong việcchia lợi nhuận

Câu 60. Việc giao kết hợp đồng lao động phải tuân theo nguyên tắc nào?

A. Tự do, tự nguyện, bình đẳng

B. Không trái với pháp luật và thỏa ước lao động tập thể

C. Giao kết trực tiếp giữa người lao động và người sử dụng lao động

D. Tự do, tự nguyện,dân chủ và bình đẳng

Câu 61 Công dân bình đẳng về trách nhiệm pháp lý là:

A. Công dân ở bất kỳ độ tuổi nào vi phạm pháp luật đều bị xử lý như nhau.

B. Công dân nào vi phạm quy định của cơ quan, đơn vị, đều phải chịu trách nhiệm kỷ luật.

C. Công dân nào vi phạm pháp luật cũng bị xử lý theo quy định của pháp luật.

D.Công dân nào do thiếu hiểu biết về pháp luật mà vi phạm pháp luật thì không phải chịu trách nhiệm pháp lý.

Câu 62. Công dân bình đẳng trước pháp luật là:

A. Công dân có quyền và nghĩa vụ như nhau nếu cùng giới tính, dân tộc, tôn giáo.

B. Công dân có quyền và nghĩa vụ giống nhau tùy theo địa bàn sinh sống.

C. Công dân nào vi phạm pháp luật cũng bị xử lý theo quy định của đơn vị, tổ chức, đoàn thể mà họ tham gia.

D. Công dân không bị phân biệt đối xử trong việc hưởng quyền, thực hiện nghĩa vụ và chịu trách nhiệm pháp lý theo quy định của pháp luật.

Câu 63. Nhận định nào không đúng về trách nhiệm của nhà nước trong việc bảo đảm quyền bình đẳng của công dân trước pháp luật

A. Quy định quyền và nghĩa vụ công dân trong Hiến pháp và Luật.

B. Tạo ra các điều kiện bảo đảm cho công dân thực hiện quyền bình đẳng trước pháp luật.

C. Không ngừng đổi mới và hoàn thiện hệ thống pháp luật.

D. Ban hành các qui định về tự do xuất cảnh

Câu 64. Điền vào chỗ trống: “Công dân ...............có nghĩa là bình đẳng về hưởng quyền và làm nghĩa vụ trước Nhà nước và xã hội theo quy định của pháp luật. Quyền của công dân không tách rời nghĩa vụ của công dân.”

A. Được hưởng quyền và nghĩa vụ

B. Bình đẳng về quyền và nghĩa vụ

C. Có quyền bình dẳng và tự do về quyền và nghĩa vụ

D. Có quyền và nghĩa vụ ngang nhau.

Câu 65. Công dân có quyền cơ bản nào sau đây:

A. Quyền bầu cử, ứng cử

B. Quyền tổ chức lật đổ

C. Quyền lôi kéo, xúi giục.

D. Quyền tham gia tổ chức phản động

Câu 66. Chủ tịch xã A ra quyết định thu hồi đất theo trái với qui định của pháp luật, chủ tịch xã A đã không thực hiện hình thức pháp luật nào dưới đây

A. Tuân thủ pháp luật

B. Áp dụng pháp luật

C. Thi hành pháp luật

D. Sử dụng pháp luật

Câu 67. Văn kiện Đại hội VI Đảng cộng sản Việt Nam có viết : « ... Mọi vi phạm đều được xử lý. Bất cứ ai vi phạm đều bị đưa ra xét xử theo pháp luật... ».

Nội dung trên đề cập đến

A. Công dân bình đẳng về quyền.

B. Công dân bình đẳng về trách nhiệm pháp lý.

C. Công dân bình đẳng về nghĩa vu.

D. Quy định xử lý những trường hợp vi phạm.

Câu 68. Cơ sở nào sau đây là cơ sở pháp lý cao nhất để bảo đảm bình đẳng quyền và nghĩa vụ của công dân?

A. Hiến pháp, Luật, Bộ luật.

B. Nội quy của cơ quan.

C. Điều lệ Đoàn.

D. Điều lệ Đảng

Câu 69. Công dân bình đẳng về quyền và nghĩa vụ được hiểu là:

A. Mọi công dân đều được hưởng quyền như nhau theo quy định của pháp luật

B. Mọi công dân đều phải có nghĩa vụ như nhau theo quy định của pháp luật

C. Mọi công dân đều được bình đẳng về hưởng quyền và làm nghĩa vụ trước Nhà nước và xã hội theo quy định của Pháp luật.

D. Mọi công dân đều có quyền và nghĩa vụ giống nhau.

Câu 70. Vi phạm pháp luật là hành vi trái pháp luật, do người ……...trách nhiệm pháp lý thực hiện.

A. đủ tuổi.

B. bình thường.

C. không có năng lực.

D. có năng lực.

Câu 71. Bình đẳng về quyền và nghĩa vụ có nghĩa là:

A. Mọi công dân đều có quyền lựa chọn nghề nghiệp phù hợp với sở thích của mình.

B. Mọi công dân đủ 18 tuổi trở lên có quyền bầu cử theo quy định của pháp luật

C. Mọi công dân từ 21 tuổi trở lên có quyền ứng cử và đại biểu Quốc hội.

D. Những người có cùng mức thu nhập, phải đóng thuế thu nhập như nhau.

Câu 72. Trách nhiệm pháp lý là nghĩa vụ của các cá nhân hoặc tổ chức phải……….. hậu quả bất lợi từ hành vi vi phạm pháp luật của mình.

A. gánh chịu

B. nộp phạt

C. đền bù

D. bị trừng phạt

Câu 73. Trong các nội dung dưới đây nội dung nào không có trong bình đẳng

A. Quyền lợi

B. Nhân cách.

C. Trách nhiệm

D. Nghĩa vụ

Câu 74. Bạo lực trong gia đình thể hiện điều gì trong các ý dưới đây

A. Thiếu tình cảm

B. Thiếu kinh tế.

C. Thiếu tập trung

D. Thiếu bình đẳng

Câu 75. Điền vào chỗ trống : Bình đẳng trước pháp luật có nghĩa là mọi công dân, nam, nữ thuộc các dân tộc, tôn giáo, thành phần, địa vị xã hội khác nhau đều không bị ……….. trong việc hưởng quyền, thực hiện nghĩa vụ và chịu trách nhiệm pháp lí theo quy đinh của pháp luật.

A. Hạn chế khả năng.

B. Ràng buộc bởi các quan hệ

C. Khống chế về năng lực

D. Phân biệt đối xử

Câu 76. Bình đẳng trước pháp luật là một trong những ......… của công dân

A. quyền chính đáng

B. quyền thiêng liêng

C. quyền cơ bản

D. quyền hợp pháp

Câu 77. Điều 52 – Hiến pháp nước CHXHCN Việt Nam năm 1992 quy định mọi công dân đều

A. bình đẳng trước nhà nước

B. bình đẳng trước pháp luật

C. bình đẳng về quyền lợi

D. bình đẳng về nghĩa vụ

Câu 78. Quyền và nghĩa vụ công dân không bị phân biệt bởi dân tộc, giới tính, tôn giáo, giàu, nghèo, thành phần, địa vị xã hội, thể hiện ở nội dung

A. công dân bình đẳng về quyền.

B. công dân bình đẳng về nghĩa vụ

C. công dân bình đẳng về trách nhiệm pháp lý

D. công dân bình đẳng về quyền và nghĩa vụ

Câu 79. Quyền và nghĩa vụ công dân được quy định trong

A. chính sách kinh tế, văn hóa, chính trị

B. Hiến pháp và Pháp luật

C. các văn bản quy phạm pháp luật

D. các thông tư, nghị quyết

Câu 80. Công dân bình đẳng về trách nhiệm pháp lí được hiểu là

A. công dân nào vi phạm pháp luật cũng phải chịu trách nhiệm hình sự.

B. công dân nào vi phạm pháp luật cũng bị xử lí theo quy định của pháp luật.

C. công dân nào vi phạm pháp luật cũng bị truy tố và xét xử trước tòa án.

D. công dân nào vi phạm pháp luật cũng bị xử lí theo quy định của Nhà nước.

Trên đây Tìm Đáp Án vừa giới thiệu tới bạn đọc Đề cương ôn tập học kì 1 lớp 12 môn GDCD trường THPT Đa Phúc, Hà Nội năm học 2019-2020, mong rằng đây là tài liệu hữu ích giúp bạn đọc ôn tập tốt hơn. Bên cạnh đó bạn đọc có thể tham khảo thêm kiến thức môn Toán 12, Tiếng Anh 12, Ngữ văn 12 hay đề thi học kì 2 lớp 12...

Nếu bạn không thấy đề thi được hiển thị. Vui lòng tải về để xem. Nếu thấy hay thì các bạn đừng quên chia sẻ cho bạn bè nhé!



Xem thêm