Đề thi học kì 1 môn Giáo dục công dân lớp 12

Đề thi học kì 1 môn Giáo dục công dân lớp 12 trường THPT Nguyễn Huệ, Quảng Nam năm học 2014 - 2015 là tài liệu ôn tập môn GDCD hữu ích, dành cho các bạn học sinh lớp 12, giúp các bạn luyện tập và củng cố kiến thức môn Giáo dục công dân, từ đó, chuẩn bị tốt nhất cho kì thi cuối kì I đạt kết quả cao nhất.

Câu hỏi trắc nghiệm môn Giáo dục công dân lớp 12

Đề thi học kì 1 môn Giáo dục công dân lớp 12 trường THPT Lê Quý Đôn, Hưng Yên năm học 2015 - 2016

SỞ GD&ĐT QUẢNG NAM

TRƯỜNG THPT NGUYỄN HUỆ

ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I – NĂM HỌC 2014-2015

Môn: GDCD - Lớp: 12

Thời gian làm bài: 45 phút

ĐỀ A

Câu 1: (4 điểm)

Trình bày các hình thức thực hiện pháp luật.

Câu 2: (1.5 điểm)

Hãy kể ra ba trường hợp vi phạm pháp luật.

  1. Xử phạt nhẹ hơn bình thường.
  2. Xử phạt nặng hơn bình thường.
  3. Không bị xử phạt.

Câu 3: (3 điểm)

Trình bày nội dung bình đẳng giữa các dân tộc.

Câu 4: (1.5 điểm)

A bị rơi một trăm nghìn đồng. B nhặt được. A trông thấy đến xin lại nhưng B chỉ đưa cho A 80 nghìn đồng còn 20 nghìn đồng B giữ lại vì lí do B nhặt được. Nếu là giáo viên chủ nhiệm, em sẽ xử lí như thế nào?

SỞ GD&ĐT QUẢNG NAM

TRƯỜNG THPT NGUYỄN HUỆ

ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I – NĂM HỌC 2014-2015

Môn: GDCD - Lớp: 12

Thời gian làm bài: 45 phút

ĐỀ B

Câu 1: (4 điểm)

Trình bày dấu hiệu cơ bản trong vi phạm pháp luật. Mục đích trách nhiệm pháp lí là gì?

Câu 2: (2 điểm)

Hãy phân loại các loại vi phạm pháp luật ở những trường hợp sau:

  1. Đi xe máy không đội mũ bảo hiểm.
  2. Tranh chấp đất đai.
  3. Đánh người gây thương tích nặng.
  4. Bỏ dạy không lí do.

Câu 3: (2.5 điểm)

Trình bày nội dung bình đẳng trong kinh doanh.

Câu 4: (1.5 điểm)

Gà ông A sang nhà ông B đẻ. Ông A phát hiện sai con qua bắt gà và lấy luôn trứng. Ông B chỉ cho bắt gà còn trứng để lại cho ông B vì lí do ông B đã nuôi con gà trong thời gian con gà đẻ. Ông A không đồng ý. Hai bên ẩu đả rồi dẫn nhau ra tòa. Nếu em là tòa án, em sẽ giải quyết như thế nào?

Đáp án đề thi học kì 1 môn Giáo dục công dân lớp 12

ĐỀ A

Câu 1: Trình bày các hình thức thực hiện pháp luật.

  • Sử dụng pháp luật: Các cá nhân, tổ chức sử dụng đúng đắn các quyển của mình, làm những gì mà pháp luật cho phép.
  • Thi hành pháp luật: Các cá nhận, tổ chức thực hiện đầy đủ những nghĩa vụ, chủ động làm những gì mà pháp luật quy định phải làm.
  • Tuân thủ pháp luật: Các cá nhân, tổ chức không làm những việc mà pháp luật cấm.
  • Áp dụng pháp luật: các cơ quan, công chức nhà nước có thẩm quyền căn cứ vào pháp luật đề ra các quyết định làm phát sinh, chấm dứt hoặc thay đổi việc thực hiện các quyền, nghĩa vụ cụ thể của cá nhân, tổ chức.

Câu 2: Hãy kể ra ba trường hợp vi phạm pháp luật

  1. Xử phạt nhẹ hơn bình thường. VD: Phạm tội lần đầu
  2. Xử phạt nặng hơn bình thường. VD: Phạm tội có tổ chức
  3. Không bị xử phạt. VD: Tình tiết bất ngờ

Câu 3: Trình bày nội dung bình đẳng giữa các dân tộc.

  • Các dân tộc Việt Nam đều bình đẳng về chính trị:
    • Mọi công dân đều có quyền tham gia quản lí nhà nước và xã hội, tham gia vào bộ máy nhà nước, tham gia thảo luận, đóng góp ý kiến về những vẫn đề chung của cả nước.
    • Không phân biệt đa số hay thiểu số, trình độ phát triển.
  • Các dân tộc ở Việt Nam đều bình đẳng về kinh tế:
    • Các dân tộc đều được hưởng và thực hiện chính sách phát triển kinh tế của đảng và nhà nước, không phân biệt đa số hay thiểu số, đặc biệt ưu tiên cho các vùng dân tộc có điều kiện khó khăn.
  • Các dân tộc Việt Nam đều được bình đẳng về văn hóa, giáo dục:
    • Các dân tộc có quyền dùng tiếng nói, chữ viết của mình; phong tục tập quán, truyền thống văn hóa tốt đẹp đều được bảo tồn, giữ gìn, khôi phục, phát huy.
    • Mọi dân tộc đều được hưởng nền giáo dục nước nhà.

Câu 4: Giải quyết tình huống: Bạn B phải trả hết số tiền nhặt được cho bạn A vì số tiền đó không thuộc sở hữu của B.

ĐỀ B

Câu 1:

  • Trình bày các dấu hiệu cơ bản trong vi phạm pháp luật
    • Có hành vi trái pháp luật:
      • Làm hoặc không làm đúng theo yêu cầu của pháp luật.
      • Xâm hại đến các quan hệ xã hội mà pháp luật bảo vệ.
    • Do người có năng lực trách nhiệm pháp lí thực hiện.
      • Đủ độ tuổi quy định.
      • Nhận thức được hành vi và hậu quả.
    • Người vi phạm phải có lỗi:
      • Lỗi thể hiện thái độ của người biết hành vi của mình là trái pháp luật nhưng vẫn cố ý hoặc vô ý để mặc cho sự việc xảy ra.
  • Mục đích trách nhiệm pháp lí:
    • Buộc chủ thể vi phạm pháp luật phải chấm dứt hành vi trái pháp luật.
    • Giáo dục, răn đe người khác.

Câu 2: Phân loại các loại vi phạm pháp luật ở các trường hợp sau:

  1. Đi xe máy không đội mủ bảo hiểm - Vi phạm hành chính.
  2. Tranh chấp đất đai - Vi phạm dân sự.
  3. Đánh người trọng thương - Vi phạm hình sự.
  4. Bỏ dạy không lí do - Vi phạm kỉ luật.

Câu 3: Trình bày nội dung bình đẳng trong kinh doanh.

  • Mọi công dân đều có quyền tự do lựa chọn hình thức kinh doanh.
  • Mọi doanh nghiệp đều có quyền tự chủ đăng kí kinh doanh trong những ngành nghề mà pháp luật không cấm khi có đủ điều kiện theo quy định.
  • Mọi doanh nghiệp đều được khuyến khích phát triển lâu dài, hợp tác và cạnh tranh lành mạnh.
  • Mọi doanh nghiệp đều bình đẳng về quyền chủ động mở rộng quy mô, ngành, nghề kinh doanh.
  • Mọi doanh nghiệp đều bình đẳng về nghĩa vụ.

Câu 4: Giải quyết tình huống: Ông B có quyền bắt gà và lấy toàn bộ trứng.

Nếu bạn không thấy đề thi được hiển thị. Vui lòng tải về để xem. Nếu thấy hay thì các bạn đừng quên chia sẻ cho bạn bè nhé!



Xem thêm