Câu hỏi trắc nghiệm môn Giáo dục công dân lớp 12

Năm 2020, môn thi GDCD có trong chương trình thi THPT Quốc gia. Vì vậy, Tìm Đáp Án mời các bạn cùng tham khảo bộ câu hỏi trắc nghiệm môn Giáo dục công dân lớp 12 để ôn thi THPT Quốc gia được tốt nhất.

Kì thi THPT Quốc Gia 2020 đang diễn ra. Vui lòng cập nhật Đề thi và đáp án môn GDCD tại:

Đáp án Đề thi THPT Quốc Gia 2020 môn Giáo dục công dân

CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM (HỌC KỲ I)

Học viên đọc kỹ đề bài và khoanh tròn vào câu trả lời đúng nhất:

Câu 1: Pháp luật là:

A. Hệ thống các văn bản và nghị định do các cấp ban hành và thực hiện .

B. Những luật và điều luật cụ thể trong thực tế đời sống.

C. Hệ thống các quy tắc sử xự chung do nhà nước ban hànhvà được bảo đảm thực hiện bằng quyền lực nhà nước.

D. Hệ thống các quy tắc sử xự được hình thành theo điều kiện cụ thể của từng địa phương.

Câu 2: Pháp luật có đặc điểm là:

A. Bắt nguồn từ thực tiễn đời sống xã hội.

B. Vì sự phát triển của xã hội.

C. Pháp luật có tính quy phạm phổ biến ;mang tính quyền lực, bắt buộc chung; có tính xác định chặt chẻ về mặt hình thức.

D. Mang bản chất giai cấp và bản chất xã hội.

Câu 3: Điền vào chổ trống: Các quy phạm pháp luật do nhà nước ban hành ............... mà nhà nước là đại diện.

A. phù hợp với ý chí của giai cấp cầm quyền

B. phù hợp với ý chí nguyện vong của nhân dân

C. phù hợp với các quy phạm đạo đức

D. phù hợp với mọi tầng lớp nhân dân

Câu 4: Bản chất xã hội của pháp luật thể hiện ở:

A. Pháp luật được ban hành vì sự phát triển của xã hội.

B. Pháp luật phản ánh những nhu cầu, lợi ích của các tầng lớp trong xã hội.

C. Pháp luật bảo vệ quyền tự do, dân chủ rộng rãi cho nhân dân lao động.

D. Pháp luật bắt nguồn từ xã hội, do các thành viên của xã hội thực hiện, vì sự phát triển của xã hội.

Câu 5: Người nào tuy có điều kiện mà không cứu giúp người đang ở tình trạng nguy hiểm đến tánh mạng, dẫn đến hậu quả người đó chết thì:

A. Vi phạm pháp luật hành chánh.

B. Vi phạm pháp luật hình sự.

C. Bị xử phạt vi phạm hành chánh.

D. Cả A, B, C đều đúng.

Câu 6: Nội dung cơ bản của pháp luật bao gồm:

A. Các chuẩn mực thuộc về đời sống tinh thần, tình cảm của con người.

B. Quy định các hành vi không được làm.

C. Quy định các bổn phận của công dân.

D. Các quy tắc xử sự (việc được làm, việc phải làm, việc không được làm)

Câu 7: Luât Hôn nhân và gia đình năm 2000 ở điều 34 khẳng định chung "cha mẹ không được phân biệt đối xử giữa các con". Điều này phù hợp với:

A. Quy tắc xử sự trong đời sống xã hội.

B. Chuẩn mực đời sống tình cảm, tinh thần của con người.

C. Nguyện vọng của mọi công dân.

D. Hiến pháp.

Câu 8: Các tổ chức cá nhân chủ động thực hiện quyền (những việc được làm) là

A. Sử dụng pháp luật.

B. Thi hành pháp luật.

C. Tuân thủ pháp luật.

D. Áp dụng pháp luật.

Câu 9: Các tổ chức cá nhân chủ động thực hiện nghĩa vụ (những việc phải làm) là:

A. Sử dụng pháp luật.

B. Thi hành pháp luật.

C. Tuân thủ pháp luật.

D. Áp dụng pháp luật.

Câu 10: Các tổ chức cá nhân không làm những việc bị cấm là

A. Sử dụng pháp luật.

B. Thi hành pháp luật.

C. Tuân thủ pháp luật.

D. Áp dụng pháp luật.

Câu 11: Người phải chịu trách nhiệm hành chính do mọi vi phạm hành chính mà mình gây ra theo quy định của pháp luật có độ tuổi là:

A. Từ đủ 18 tuổi trở lên.

B. Từ 18 tuổi trở lên.

C. Từ đủ 16 tuổi trở lên.

D. Từ đủ 14 tuổi trở lên.

Câu 12: Vi phạm dân sự là hành vi vi phạm pháp luật, xâm phạm tới ...........

A. Các quy tắc quản lý nhà nước.

B. Các quan hệ tài sản và quan hệ nhân thân.

C. Các quan hệ lao động, công vụ nhà nước.

D. Tất cả các phương án trên.

Câu 13: Người phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm do mình gây ra có độ tuổi theo quy định của pháp luật là:

A. Từ đủ 14 tuổi trở lên.

B. Từ đủ 16 tuổi trở lên.

C. Từ 18 tuổi trở lên.

D. Từ đủ 18 tuổi trở lên.

Câu 14: Công dân bình đẳng về trách nhiệm pháp lý là:

A. Công dân ở bất kỳ độ tuổi nào vi phạm pháp luật đều bị xử lý như nhau.

B. Công dân nào vi phạm quy định của cơ quan, đơn vị, đều phải chịu trách nhiệm kỷ luật.

C. Công dân nào vi phạm pháp luật cũng bị xử lý theo quy định của pháp luật.

D. Công dân nào do thiếu hiểu biết về pháp luật mà vi phạm pháp luật thì không phải chịu trách nhiệm pháp lý.

Câu 15: Công dân bình đẳng trước pháp luật là:

A. Công dân có quyền và nghĩa vụ như nhau nếu cùng giới tính, dân tộc, tôn giáo.

B. Công dân có quyền và nghĩa vụ giống nhau tùy theo địa bàn sinh sống.

C. Công dân nào vi phạm pháp luật cũng bị xử lý theo quy định của đơn vị, tổ chức, đoàn thể mà họ tham gia.

D. Công dân không bị phân biệt đối xử trong việc hưởng quyền, thực hiện nghĩa vụ và chịu trách nhiệm pháp lý theo quy định của pháp luật.

Câu 16: Trách nhiệm của nhà nước trong việc bảo đảm quyền bình đẳng của công dân trước pháp luật thể hiện qua việc:

A. Quy định quyền và nghĩa vụ công dân trong Hiến pháp và Luật.

B. Tạo ra các điều kiện bảo đảm cho công dân thực hiện quyền bình đẳng trước pháp luật.

C. Không ngừng đổi mới và hoàn thiện hệ thống pháp luật.

D. Tất cả các phương án trên.

Câu 17: Biểu hiện của bình đẳng trong hôn nhân là:

A. Người chồng phải giữ vai trò chính trong đóng góp về kinh tế và quyết định công việc lớn trong gia đình.

B. Công viêc của người vợ là nội trợ gia đình và chăm sóc con cái, quyết định các khoản chi tiêu hàng ngày của gia đình.

C. Vợ, chồng cùng bàn bạc, tôn trọng ý kiến của nhau trong việc quyết định các công việc của gia đình.

D. Tất cả các phương án trên.

Câu 18: Biểu hiện của bình đẳng trong hôn nhân là:

A. Chỉ có người vợ mới có nghĩa vụ kế hoạch hóa gia đình, chăm sóc và giáo dục con cái.

B. Chỉ có người chồng mới có quyền lựa chọn nơi cư trú, quyết định số con và thời gian sinh con.

C. Vợ, chồng bình đẳng với nhau, có quyền và nghĩa vụ ngang nhau về mọi mặt trong gia đình.

D. Tất cả các phương án trên.

Câu 19: Bình đẳng giữa các thành viên trong gia đình được hiểu là:

A. Các thành viên trong gia đình đối xử công bằng, dân chủ, tôn trọng lẫn nhau.

B. Tập thể gia đình quan tâm đến lợi ích của từng cá nhân, từng cá nhân phải quan tâm đến lợi ích chung của gia đình.

C. Các thành viên trong gia đình có quyền và nghĩa vụ chăm sóc, giúp đỡ nhau, cùng nhau chăm lo đời sống chung của gia đình.

D. Tất cả các phương án trên.

Câu 20: Quyền bình đẳng giữa nam và nữ trong lao động thể hiện:

A. Nam và nữ bình đẳng về tuyển dụng, sử dụng, nâng bậc lương và trả công lao động.

B. Người sử dụng lao động ưu tiên nhận nữ vào làm việc khi cả nam và nữ đều có đủ tiêu chuẩn làm công việc mà doanh nghiệp đang cần.

C. Lao động nữ được hưởng chế độ thai sản, hết thời gian nghỉ thai sản, khi trở lại làm việc, lao động nữ vẫn được bảo đảm chỗ làm việc.

D. Tất cả các phương án trên.

Câu 21: Quyền tự do kinh doanh của công dân có nghĩa là:

A. Mọi công dân đều có quyền thực hiện hoạt động kinh doanh.

B. Công dân có quyền quyết định quy mô và hình thức kinh doanh.

C. Công dân có thể kinh doanh bất kỳ ngành, nghề nào theo sở thích của mình.

D. Tất cả các phương án trên.

Câu 22: Luật nghĩa vụ quân sự quy định độ tuổi gọi nhập ngũ trong thời bình là:

A. Từ 18 đến 27 tuổi.

B. Từ 17 tuổi đến 27 tuổi.

C. Từ đủ 18 tuổi đến hết 25 tuổi.

D. Từ đủ 17 tuổi đến hết 25 tuổi.

Câu 23: Vai trò của Nhà nước đối với vấn đề phát triển văn hóa là:

A. Bảo vệ và phát huy các giá trị văn hóa vật thể, văn hóa phi vật thể.

B. Khuyến khích tạo điều kiện các tổ chức, cá nhân tiến hành các hoạt động văn hóa.

C. Giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, làm giàu kho tàng văn hóa Việt Nam.

D. Tất cả các phương án trên.

Câu 24: Pháp luật bảo vệ môi trường quy định:

A. Bảo vệ môi trường phải gắn hài hòa với phát triển kinh tế, tiến bộ xã hội để phát triển bền vững đất nước.

B. Bảo vệ môi trường phải phù hợp quy luật, đặc điểm lịch sử, phù hợp với trình độ phát triển kinh tế - xã hội.

C. Bảo vệ môi trường là việc làm thường xuyên, ngăn ngừa và khắc phục ô nhiễm, cải thiện chất lượng môi trường.

D. Tất cả các phương án trên.

Câu 25: Sắp xếp các văn bản quy phạm pháp luật sau đây theo các lĩnh vực khác nhau:

STT

Lĩnh vực

Tên văn bản

Pháp luật về

Kinh doanh

Pháp luật về Văn hóa

Pháp luật về xã hội

1

Hiến pháp

 

 

 

2

Luật giáo dục

 

 

 

3

Luật di sản văn hóa

 

 

 

4

Pháp lệnh dân số

 

 

 

5

Luật doanh nghiệp

 

 

 

6

Bộ luật lao động

 

 

 

7

Luật đầu tư

 

 

 

8

Luật phòng, chống ma túy

 

 

 

9

Pháp lệnh phòng, chống mại dâm

 

 

 

10

Luật thuế thu nhập cá nhân

 

 

 

Câu 26: Vai trò của pháp luật đối với hòa bình và sự phát triển tiến bộ của nhân loại là:

A. Là cơ sở thực hiện hợp tác kinh tế, thương mại giữa các nước.

B. Là phương tiện bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các quốc gia.

C. Là cơ sở để bảo vệ quyền con người trên phạm vi toàn thế giới.

D. Tất cả các phương án trên.

Câu 27: Văn bản pháp luật quốc tế có nội dung bao gồm các quy định về mục đích thành lập, nguyên tắc tổ chức và hoạt động, cơ cấu tổ chức của một tổ chức quốc tế được gọi là:

A. Hiến chương.

B. Hiệp định.

C. Hiệp ước.

D. Nghị định thư.

Câu 28: Văn bản pháp luật quốc tế thường do các quốc gia ký kết với nhau, trong đó có các điều khoản quy định về quyền và nghĩa vụ của các quốc gia thành viên được gọi là:

A. Hiến chương.

B. Hiệp định.

C. Hiệp ước.

D. Công ước.

Câu 29: Văn bản pháp luật quốc tế, được ký kết giữa các quốc gia với nhau, hoặc giữa quốc gia với tổ chức quốc tế, nội dung đa số thường liên quan đến lĩnh vực bảo vệ quyền con người được gọi là:

A. Hiến chương.

B. Hiệp định.

C. Hiệp ước.

D. Công ước.

Câu 30: Văn bản bổ sung cho điều ước quốc tế trước đó được gọi là:

A. Hiến chương.

B. Hiệp định.

C. Hiệp ước.

D. Nghị định thư.

Câu 31: Điều ước quốc tế là công cụ hữu hiệu nhất trong quan hệ hợp tác và phát triển giữa các quốc gia là vì:

A. Nội dung của điều ước quốc tế là các quy định về quyền và nghĩa vụ của các quốc gia thành viên, là cơ sở pháp lý để thực hiện hợp tác quốc tế.

B. Nội dung của điều ước quốc tế xác định rõ mục tiêu hợp tác của các quốc gia trong mỗi lĩnh vực.

C. Thực hiện rõ mục tiêu hợp tác vì sự phồn thịnh và phát triển của mỗi quốc gia và vì cả Cộng đồng quốc tế.

D. Tất cả các phương án trên.

Câu 32: Điền vào chỗ trống:

Thông qua việc ký kết các điều ước quốc tế với các nước ASEAN về hợp tác đầu tư, dịch vụ, công nghiệp và giao thông Nhà nước ta mong muốn tăng cường quan hệ hợp tác …………………. vì lợi ích riêng của mỗi nước và vì lợi ích chung của toàn thế giới.

A. Trong lĩnh vực bảo vệ quyền con người.

B. Xây dựng những đường biên giới hòa bình

C. Kinh tế - thương mại.

D. Tất cả các phương án trên.

Câu 33: Việt Nam đã và đang tích cực góp phần vào việc ký kết và thực hiện các điều ước quốc tế về quyền con người thể hiện qua các việc:

A. Ký kết nhiều điều ước quốc tế quan trọng về quyền con người.

B. Ban hành các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến quyền con người.

C. Tổ chức bộ máy nhà nước từ trung ương đến địa phương để bảo vệ quyền con người.

D. Tất cả các phương án trên.

Câu 34: Sắp xếp các điều ước quốc tế dưới đây theo các cột tương ứng:

STT

Tên điều ước quốc tế

Điều ước quốc tế về quyền con người

Điều ước quốc tế về hòa bình, hữu nghị và hợp tác giữa các quốc gia

Điều ước quốc tế về hội nhập kinh tế khu vực và quốc tế

1

Công ước của Liên hợp quốc về quyền trẻ em

 

 

 

2

Công ước của Liên hợp quốc về Luật biển

 

 

 

3

Nghị định thư Ki-ô-tô về môi trường

 

 

 

4

Hiệp ước về biên giới trên bộ giữa Việt Nam với các nước láng giềng

 

 

 

5

Hiệp định về khuyến khích và bảo hộ đầu tư

 

 

 

6

Hiệp định Thương mại Việt Nam – Nhật Bản

 

 

 

7

Hiệp định về giáo dục và đào tạo giữa Việt Nam và Australia

 

 

 

8

Công ước về chống phân biệt đối xử với phụ nữ

 

 

 

Trên đây Tìm Đáp Án vừa giới thiệu tới các bạn Câu hỏi trắc nghiệm môn Giáo dục công dân lớp 12. Mong rằng qua đây các bạn có thể học tập tốt hơn môn Giáo dục công dân lớp 12 nhé. Mời các bạn cùng tham khảo thêm các môn Toán 12, Ngữ văn 12, Tiếng Anh 12, đề thi học kì 1 lớp 12, đề thi học kì 2 lớp 12...

Nếu bạn không thấy đề thi được hiển thị. Vui lòng tải về để xem. Nếu thấy hay thì các bạn đừng quên chia sẻ cho bạn bè nhé!



Xem thêm