Cách rút hồ sơ xét tuyển Đại học 2015
Làm thế nào để rút hồ sơ xét tuyển Đại học 2015? Làm thế nào để thay đổi nguyện vọng xét tuyển? Sau khi xem xét dữ liệu tuyển sinh mà các trường đại học, cao đẳng đã tuyên bố, nhiều bạ thí sinh có mong muốn rút hồ sơ xét tuyển để nộp và các trường có khả năng đỗ cao hơn. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết quy trình rút hồ sơ xét tuyển. Tìm Đáp Án sẽ hướng dẫn các bạn cách rút hồ sơ xét tuyển đại học năm 2015 chi tiết dưới đây.
Thống kê hồ sơ xét tuyển các trường Đại học năm 2015
Tải mẫu đơn xin rút hồ sơ đăng ký xét tuyển
Giấy ủy quyền rút hồ sơ xét tuyển
Công văn hỗ trợ thay đổi nguyện vọng xét tuyển đại học, cao đẳng số 4079/BGDĐT-KTKĐCLGD
Thí sinh có 3 cách để rút hồ sơ xét tuyển như sau:
1. Thí sinh đến trực tiếp trường để rút hồ sơ, thí sinh phải mang theo chứng minh thư nhân dân.
2. Hoặc viết giấy ủy quyền (bằng văn bản) cho người thân đến trường rút hồ sơ (Người được ủy quyền phải mang theo giấy tờ ủy quyền có xác nhận của ủy ban nhân dân hoặc công an địa phương kèm theo chứng minh nhân dân của mình)
Thí sinh xin rút hồ sơ đăng ký xét tuyển phải nộp đơn xin rút hồ sơ xét tuyển theo mẫu.
- Tải mẫu đơn xin rút hồ sơ đăng ký xét tuyển
- Tải mẫu Giấy ủy quyền rút hồ sơ xét tuyển
3. Thí sinh có thể tới sở GDĐT địa phương hoặc tới các trường trung học phổ thông (THPT) do sở GDĐT quy định để nộp hồ sơ đề nghị điều chỉnh nguyện vọng ĐKXT.
Hồ sơ gồm:
- Đơn đề nghị thay đổi nguyện vọng ĐKXT (theo mẫu)
- Giấy biên nhận thu hồ sơ của trường cũ hoặc Phiếu báo phát chuyển Hồ sơ ĐKXT của Bưu điện.
Một số giấy tờ cần mang thêm do đặc thù quy định mỗi trường để tránh mất thời gian các em cần chuẩn bị:
-
Đối với Thí sinh phải nộp tại trường thì đem biên lai đóng lệ phí và giấy biên nhận để rút hồ sơ
- Đối với thí sinh nộp qua đường bưu điện phải có giấy báo phát (Hóa đơn chuyển hồ sơ xét tuyển do bưu điện cung cấp khi gửi hồ sơ) trường mới trả hồ sơ
Vậy nên, đối với các em khi đi nộp hồ sơ trực tiếp tại trường cần giữ lại biên lai đóng lệ phí xét tuyển, những em gửi hồ sơ xét tuyển qua đường bưu điện chuyển phát nhanh phải giữ lại bill để nếu trường nào yêu cầu sẽ nộp để rút hồ sơ sang trường khác.
Cơ sở nào để quyết định rút hồ sơ?
Học sinh cần theo dõi liên tục 3 ngày một lần trường sẽ cập nhật danh sách học sinh đã nộp hồ sơ vào trường, dựa vào chỉ tiêu của trường và điểm số của bản thân so với các bạn cùng nộp vào trường để có quyết định thông mInh và sáng suốt.
Khi nộp hồ sơ sang trường mới các em nộp tương tự như hồ sơ đã làm trước đó. Lưu ý ngày 20/08 sẽ hết hạn nộp hồ sơ NV1.
Lưu ý:
- Được rút hồ sơ để nộp sang trường khác đối với xét tuyển đợt I, còn khi xét tuyển nguyện vọng bổ sung, thí sinh không được thay đổi nguyện vọng cũng như rút hồ sơ;
- Khi rút hồ sơ các em lưu ý bản gốc giấy chứng nhận kết quả thi của thí sinh là cực kỳ quan trọng, không có giấy này các em không thể nộp sang trường khác được vì NV1 dù bất kỳ trường nào yêu cầu là phải nộp bản gốc.
Bộ GD&ĐT cũng yêu cầu các trường cần quản lý hồ sơ một cách khoa học, đảm bảo việc tìm kiếm hồ sơ để trả cho thí sinh được thực hiện một cách thuận lợi cũng như thông báo thời gian thí sinh có thể bắt đầu đăng ký lại vào trường khác sau khi rút hồ sơ.
Thông tin đăng ký xét tuyển của thí sinh (bao gồm: số mã vạch của Giấy chứng nhận kết quả thi, các ngành thí sinh đăng ký xét tuyển) và danh sách thí sinh đề nghị rút hồ sơ, trường nhập trên các máy tính đon lẻ dưới dạng file Excel (có mẫu trong hướng dẫn sử dụng phần mềm xét tuyển) sau đó mỗi ngày ít nhất 1 lần, trường tổng họp thành file chung và upload lên phần mềm quản lý tuyển sinh của bộ và nhận dữ liệu của thí sinh đã đăng ký vào trường để xét tuyển. Sau khi các trường upload dữ liệu, các thí sinh đã đăng kí vào trường không thể đăng ký sang trường khác và thí sinh đề nghị rút hồ sơ có thể nộp hồ sơ sang trường khác.