Bộ đề thi học sinh giỏi môn Ngữ văn lớp 6
Bộ đề thi học sinh giỏi môn Ngữ văn lớp 6 theo cấu trúc mới bao gồm chi tiết cấu trúc đề thi giúp các em nắm được nội dung kiểm tra chuẩn bị cho các bài thi HSG lớp 6. Mời các em học sinh tham khảo chi tiết.
Lưu ý: Nếu không tìm thấy nút Tải về bài viết này, bạn vui lòng kéo xuống cuối bài viết để tải về.
Đề thi HSG môn Văn lớp 6 - Đề số 1
PHẦN I: ĐỌC HIỂU (6,0 điểm)
Đọc bài thơ sau và trả lời các câu hỏi
Cả nhà đi học
Đưa con đến lớp mỗi ngày
Như con mẹ cũng "thưa thầy", "chào cô"
Chiều qua bố đón tình cờ
Con nghe bố cũng "chào cô", "thưa thầy"...
Cả nhà đi học, vui thay!
Hèn chi điểm xấu, buồn lây cả nhà
Hèn chi mười điểm hôm qua
Nhà mình như thể được... ba điểm mười.
(Cao Xuân Sơn)
Câu 1 (1,0 điểm): Xác định thể thơ của bài thơ trên.
Câu 2 (1,0 điểm): Em bé trong bài thơ reo lên: “Cả nhà đi học, vui thay!” vì phát hiện ra điều gì?
Câu 3 (2,0 điểm): Hãy chỉ ra và phân tích tác dụng của biện pháp tu từ có trong hai câu thơ đầu bài thơ.
Câu 4 (2,0 điểm): Qua khổ thơ thứ hai trong bài thơ trên, em cảm nhận được niềm vui đi học của cả nhà như thế nào?
PHẦN II: TẠO LẬP VĂN BẢN (14,0 điểm)
Câu 1 (4,0 điểm):
Từ việc hiểu nội dung bài thơ phần đọc hiểu ở trên, em hãy viết một đoạn văn (khoảng 150 chữ) miêu tả hình ảnh mẹ hoặc bố khi em được điểm tốt.
Câu 2 (10,0 điểm): Cho bài thơ sau:
Đàn chim se sẻ
Hót trên cánh đồng
Bạn ơi biết không
Hè về rồi đó
Chiều nay bạn gió
Mang nồm về đây
Ôi mới đẹp thay!
Phượng hồng mở mắt
Dòng sông trong vắt
Trườn lên bãi xa
Một chuyến đò qua
Mang theo lũ bướm
Cánh diều bay lượn
Thênh thang lúa đồng
Bạn ơi thích không?
Hè về rồi đó
(Nguyễn Lãm Thắng, Hè về)
Dựa vào ý bài thơ trên và tên của bài thơ, kết hợp với trí tưởng tượng của mình, em hãy viết thành một bài văn miêu tả.
Đề thi HSG môn Văn lớp 6 - Đề số 2
PHẦN I: ĐỌC HIỂU (6,0 điểm)
Đọc đoạn thơ sau và trả lời các câu hỏi
Dù giáp mặt cùng biển rộng
Cửa sông chẳng dứt cội nguồn
Lá xanh mỗi lần trôi xuống
Bỗng … nhớ một vùng núi non …
(Cửa sông - Quang Huy)
Câu 1 (1,0 điểm): Phương thức biểu đạt chính của đoạn thơ trên.
Câu 2 (1,0 điểm): Khổ thơ gợi cho em liên tưởng tới câu tục ngữ nào?
Câu 3 (2,0 điểm): Chỉ ra và phân tích tác dụng biện pháp tu từ có trong đoạn thơ trên
Câu 4 (2,0 điểm): Qua đoạn thơ, em thấy cửa sông có những tình cảm, cảm xúc nào? Tình cảm ấy có gì đáng quý và đáng trân trọng?
PHẦN II: TẠO LẬP VĂN BẢN (14,0 điểm)
Câu 1 (4,0 điểm):
Từ việc hiểu nội dung đoạn thơ phần đọc hiểu ở trên, em hãy viết một đoạn văn (khoảng 150 chữ) kể về những nghĩa cử cao đẹp của lòng biết ơn.
Câu 2 (10,0 điểm): Đọc bài thơ sau
BUỔI SÁNG
Biển giấu mặt trời
Sáng ra mới thả
Quả cầu bằng lửa
Bay trên sóng xanh.
Trời như lồng bàn
Úp lên đồng lúa
Nhốt cả bầy chim
Đang còn mê ngủ.
Cỏ non sương đêm
Trổ đầy lưỡi mác
Nắng như sợi mềm
Xâu từng chuỗi ngọc.
Đất vươn vai thở
Thành khói lan a đà
Trời hừng bếp lửa
Xóm làng hiện ra.
(Lam Giang)
Dựa vào nội dung bài thơ trên và tên của bài thơ, kết hợp với trí tưởng tượng của mình, em hãy viết thành một bài văn miêu tả.
Đề thi HSG môn Văn lớp 6 - Đề số 3
PHẦN I: ĐỌC HIỂU (6,0 điểm)
Đọc kĩ đoạn thơ và thực hiện các yêu cầu bên dưới
... Đi qua thời ấu thơ
Bao điều bay đi mất
Chỉ còn trong đời thật
Tiếng người nói với con
Hạnh phúc khó khăn hơn
Mọi điều con đã thấy
Nhưng là con giành lấy
Từ hai bàn tay con.
(“Sang năm con lên bảy” - Vũ Đình Minh)
Câu 1 (1,0 điểm): Xác định thể thơ của đoạn thơ trên.
Câu 2 (1,0 điểm): Từ “Đi” trong câu thơ “Đi qua thời ấu thơ” được hiểu theo nghĩa gốc hay nghĩa chuyển?
Câu 3 (2,0 điểm): Chỉ ra và phân tích tác dụng của một biện pháp tu từ có trong đoạn thơ mà em thích nhất ?
Câu 4 (2,0 điểm): Qua đoạn thơ người cha muốn nói với con điều gì khi con lớn lên và từ giã thời thơ ấu?
PHẦN II: TẠO LẬP VĂN BẢN (14,0 điểm)
Câu 1 (4,0 điểm):
Từ việc hiểu nội dung đoạn thơ phần đọc hiểu ở trên, em hãy viết một đoạn văn (khoảng 150 chữ) để trả lời câu hỏi: Em sẽ trả lời cha như thế nào khi có người cha dặn dò mình như thế?
Câu 2 (10,0 điểm):
Câu chuyện của nàng tiên xuân kể về thiên nhiên, con người mỗi khi Tết đến xuân về
Đề thi HSG môn Văn lớp 6 - Đề số 4
PHẦN I: ĐỌC HIỂU (6,0 điểm)
Đọc đoạn thơ sau và trả lời câu hỏi
Ru hoa, mẹ hát theo mùa
Cái hoa khép mở tựa hồ mắt con
Mẹ quen chân lấm tay bùn
Lấy đâu hoa quế, hoa hồng mà ru.
Dẫu yêu hoa mận, hoa mơ,
Cái liềm kéo áo, cái bừa níu chân.
Ba cữ rét mấy tuần xuân
Mẹ đem hoa lúa kết thành lời ru.
Sen mùa hạ, cúc mùa thu
Hoa đồng cỏ nội, bốn mùa gọi con.
(Trích Ru hoa –Ngô Văn Phú – NXB Hội nhà văn 2007, trang 113)
Câu 1 (1,0 điểm): Xác định thể thơ của đoạn thơ trên
Câu 2 (1,0 điểm): Hãy chỉ ra những từ ngữ gợi lên hình ảnh tảo tần, vất vả sớm hôm của người mẹ có trong đoạn thơ trên.
Câu 3 (2,0 điểm): Chỉ ra biện pháp tu từ chính và phân tích tác dụng biện pháp tu từ đó trong câu thơ:
Dẫu yêu hoa mận, hoa mơ,
Cái liềm kéo áo, cái bừa níu chân.
Câu 4 (2,0 điểm): Nội dung của đoạn thơ trên là gì?
PHẦN II: TẠO LẬP VĂN BẢN (14,0 điểm)
Câu 1 (4,0 điểm):
Từ việc hiểu nội dung đoạn thơ phần đọc hiểu ở trên, em hãy viết một đoạn văn (khoảng 150 chữ) trả lời câu hỏi: Lời hát ru có ý nghĩa gì đối với em?
Câu 2 (10,0 điểm): Cho bài thơ sau:
LÀNG QUÊ
Nông thôn thay đổi mới rồi
Đường làng sạch đẹp khắp nơi rộn ràng
Nhà nhà xây mới khang trang
Loa đài tiếng hát âm vang đêm ngày
Mọi người gắng sức ra tay
Thi đua lao động hăng say cần cù
Đến mùa hoa quả bội thu
Cả làng vui vẻ cười đùa thật vui
Mong sao tất cả khắp nơi
Nông thôn thay đổi cho đời tươi hơn.
(Đồng Tâm)
Dựa vào ý bài thơ trên và tên của bài thơ, kết hợp với trí tưởng tượng của mình, em hãy viết thành một bài văn kể về ước mơ đổi mới của quê hương em.
Bộ đề thi học sinh giỏi môn Ngữ văn lớp 6 theo cấu trúc mới bao gồm 4 đề thi giúp các em học sinh ôn luyện, nắm được cấu trúc bài thi HSG môn Ngữ văn để chuẩn bị cho các kì thi đạt kết quả cao.
Ngoài Đề thi học sinh giỏi lớp 6 môn Ngữ Văn mới nhất trên, các em học sinh tham khảo các bài giải SGK môn Toán lớp 6, Môn Ngữ văn 6, Môn Vật lý 6, môn Sinh Học 6, môn Địa lý lớp 6, môn Lịch sử lớp 6....và các đề thi học kì 2 lớp 6 để chuẩn bị cho các bài thi đề thi học kì 2 đạt kết quả cao.