Mời thầy cô và các em học sinh tham khảo Bộ đề thi HSG cấp huyện môn Ngữ văn 7 năm học 2020 - 2021 do TimDapAntổng hợp và đăng tải sau đây. Đây là tập hợp đề thi học sinh cấp huyện từ các địa phương khác nhau, như đề thi hsg Văn của Phòng GD&ĐT huyện Yên Định, Thanh Hóa; Phòng GD&ĐT Yên Thành, Nghệ An, GD&ĐT Lục Ngạn, Bắc Giang...., trong đó có một số đề đã có đáp án, mời thầy cô và các em học sinh tải về tham khảo chi tiết.
Nhằm mang đến cho các em học sinh lớp 7 tài liệu luyện thi học sinh giỏi, cũng như các thầy cô giáo ôn luyện đội tuyển của mình, TimDapAngiới thiệu bộ tài liệu Thi học sinh giỏi lớp 7 với đầy đủ các môn được sưu tầm và tuyển chọn từ các đề thi học sinh giỏi cấp trường, cấp huyện, cấp tỉnh... Sau đây mời các bạn tham khảo chi tiết.
Đề thi học sinh giỏi môn Ngữ Văn lớp 7 năm 2021
- Đề thi học sinh giỏi lớp 7 môn Văn năm học 2020 - 2021 số 1
- Đáp án đề thi học sinh giỏi Văn 7 năm 2020 - 2021 số 1
- Đề thi học sinh giỏi Cụm môn Ngữ văn 7 Phòng GD&ĐT Nông Cống, Thanh Hóa năm 2021
- Đáp án đề thi HSG Văn 7 huyện Nông Cống, Thanh Hóa năm 2021
- Đề thi học sinh giỏi Văn 7 Phòng GD&ĐT Yên Định, Thanh Hóa năm 2020 - 2021
- Đề thi HSG Văn 7 Phòng GD&ĐT Thành phố Bắc Giang năm 2020 - 2021
- Đề thi hsg lớp 7 môn Ngữ văn Phòng GD&ĐT Lục Ngạn, Bắc Giang năm 2020 - 2021
- Đề thi học sinh giỏi Văn 7 Phòng GD&ĐT Yên Thành, Nghệ An năm 2021
- Đề thi học sinh giỏi môn Văn lớp 7 số 2
- Đáp án đề thi học sinh giỏi môn Văn lớp 7 số 2
Đề thi học sinh giỏi lớp 7 môn Văn năm học 2020 - 2021 số 1
PHÒNG GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO HUYỆN ……………… |
ĐỀ CHỌN HỌC SINH GIỎI NĂM HỌC 2020 - 2021 MÔN: NGỮ VĂN LỚP 7 Thời gian làm bài: 120 phút (Không kể thời gian giao đề) |
Đề thi gồm: 01 trang
PHẦN I: ĐỌC HIỂU (6.0 điểm)
Đọc đoạn trích dưới dây và trả lời câu hỏi:
“Mỗi chúng ta đều giống một đóa hoa. Có những bông hoa lớn và cũng có những bông hoa nhỏ, có những bông nở sớm và những bông nở muộn, có những đóa hoa rực rỡ sắc màu được bày bán ở những cửa hàng lớn, cũng có những đóa hoa đơn sắc kết thúc “đời hoa” bên vệ đường.
Sứ mệnh của hoa là nở. Cho dù không có những ưu thế để như nhiều loài hoa khác, cho dù được đặt ở bất cứ đâu, thì cũng hãy bừng nở rực rỡ, bung ra những nét đẹp mà chỉ riêng ta mới có thể mang đến cho đời. (…)
Hãy bung nở đóa hoa của riêng mình dù có được gieo mầm ở bất cứ đâu.”
(Kazuko Watanabe, Mình là nắng việc của mình là chói chang, Vũ Thùy Linh dịch, NXB Thế giới, 2018)
Câu 1 (0.5 điểm) Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn trích trên?
Câu 2 (1.0 điểm) Xác định nội dung đoạn trích?
Câu 3 (2.5 điểm) Xác định và phân tích các biện pháp tu từ có trong câu văn: “Có những bông hoa lớn và cũng có những bông hoa nhỏ, có những bông nở sớm và những bông nở muộn, có những đóa hoa rực rỡ sắc màu được bày bán ở những cửa hàng lớn, cũng có những đóa hoa đơn sắc kết thúc “đời hoa” bên vệ đường.”
Câu 4 (2.0 điểm) Thông điệp mà tác giả muốn giử gắm trong đoạn trích là gì?
PHẦN II: TẠO LẬP VĂN BẢN (14.0 điểm)
Câu 1 (4.0 điểm) Viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày cảm nhận của em về vẻ đẹp của đoạn thơ sau:
“Quê hương tôi có con sông xanh biếc
Nước gương trong soi tóc những hàng tre
Tâm hồn tôi là một buổi trưa hè
Toả nắng xuống lòng sông lấp loáng”
(Trích “Nhớ con sông quê hương”- Tế Hanh)
Câu 2 (10.0 điểm) Nhà thơ Xuân Diệu từng cho rằng: “Thơ hay là hay cả hồn lẫn xác, hay cả bài”. Qua bài thơ “Cảnh khuya” của Hồ Chí Minh em hãy làm sáng tỏ nhận định trên
------------Hết------------
Đáp án đề thi học sinh giỏi Văn 7 năm 2020 - 2021 số 1
Phần |
Câu |
Yêu cầu cần đạt |
Điểm |
I |
ĐỌC HIỂU |
||
1 |
-Phương thức biểu đạt chính: Nghị luận |
0.5 |
|
2 |
-Nội dung chính: +Khẳng định giá trị to lớn của cuộc đời con người qua hình ảnh cuộc đời của những bông hoa +Dù ở đâu con người đều là một bản sắc riêng của chính mình, bản sắc sáng ngời hay mù mịt con người đều là bản sắc riêng của họ |
0.5 0.5 |
|
3 |
-Biện pháp tu từ có trong câu văn: +Điệp ngữ: “Những bông hoa” ; “cũng có những” ; “có những” +Điệp cấu trúc câu: “Có những bông hoa lớn”; “Có những bông hoa nhỏ”; “Có những bông hoa nở sớm”; “có những bông hoa nở muộn”; “có những đóa hoa rực rỡ sắc màu được bày bán ở những cửa hàng lớn”; “có những đóa hoa đơn sắc kết thúc “đời hoa” bên vệ đường.” +Liệt kê: Những cuộc đời khác nhau của mỗi đóa hoa -Tác dụng: +Nhấn mạnh một điều rằng ở mỗi cuộc đời ai cũng có những may rủi, sướng hay khổ có khó khăn bị vùi dập căm ghét hay chà đạp +Nhưng ẩn sâu trong đó mỗi người vẫn có một vẻ đẹp riêng bản sắc riêng của chình mình bởi vậy phải phát huy tất cả bản sắc ấy |
1.5 0.5 0.5 |
|
4 |
-Trình bày thành một đoạn văn dài từ 5-7 câu -Qua đoạn văn trên tác giả muốn gửi gắm đến người đọc: +Mỗi con người đều có một cuộc đời mỗi số phận khác nhau như những bông hoa +Nhưng dù bất hạnh hay đau khổ ta vẫn phải sống phải thể hiện vẻ đẹp trong mình |
1.0 1.0 |
|
II |
TẠO LẬP VĂN BẢN |
14.0 |
|
1 |
a, Đảm bảo hình thức một đoạn văn có mở đoạn thân đoạn và kết đoạn b, Xác định đúng nội dung đoạn văn: Trình bày cảm nhận về vẻ đẹp về nội dung nghệ thuật của đoạn thơ |
0.25 0.25 |
|
c, Yêu cầu cụ thể: *Học sinh có thể viết theo định hướng sau: -Đoạn thơ được trích từ thi phẩm “Nhớ con sông quê hương” của Tế Hanh đã bộc lộ một vẻ đẹp duyên dáng của con sông quê hương cùng lòng yêu quê hương sâu sắc thiết tha của nhà thơ -Lời thơ hiện lên một cách sâu lắng thiết tha mà du dương trĩu nặng một tâm hồn nghệ sĩ yêu quê hương đất nước da diết -Vẻ đẹp của dòng sông được tác giả khắc họa qua tính từ “xanh biếc” gợi một vẻ vừa tươi xanh, mát mẻ vừa ấm áp và tràn trề nhựa sống -Hay qua biện pháp so sánh ngầm “Nước gương trong” khơi gợi một vẻ đẹp tuyệt diệu trong vắt nhưng mặt gương soi của dòng sông -Hình ảnh cô thiếu nữ “Hàng tre” hiện lên qua biện pháp so sánh “Soi tóc hàng tre” cô thiếu nữ xinh tươi đẹp đẽ thu hút mặt gương xanh mát, trong veo -> Hình ảnh dòng sông hiện lên một vẻ rất đỗi sinh động, cụ thể tạo ấn tượng sâu sắc trong trái tim độc giả -Hai câu sau tác giả biệu lộ tình cảm và tâm hồn của mình qua biện phá so sánh “Tâm hồn tôi là một buổi trưa hè” giữa một ánh nhìn thiết tha tâm hồn tác giả như một ánh nắng chói chang chiếu xuống dòng sông mang một vẻ lấp loáng -> Tình yêu quê hương của Tế Hanh thật sâu nặng thiết tha mà da diết ấm áp đó vừa là một nền tảng vững chắc cho tình yêu đất nước nồng nàn *Liên hệ với lòng yêu quê hương, đất nước trong trái tim mỗi người d, Sáng tạo: cánh diễn đạt mới mẻ, cảm nhận sâu sắc thật sự ý nghĩa e, Chính tả: dúng đúng ngữ pháp chính tả |
0.5 0.5 0.5 0.5 1.0 0.25 0.25 |
||
2 |
a, Đảm bảo hình thức bài văn nghị luận có mở bài thân bài và kết bài b, Xác định đúng nội dung bài văn |
0.5 0.5 |
|
c, Yêu cầu cụ thể: *Học sinh có thể viết theo định hướng sau: 1. Giới thiệu vấn đề: “Thơ hay là hay cả hồn lẫn xác” qua bài thơ “Cảnh khuya” của Hồ Chí Minh 2. Giải thích ý kiến: - “Thơ”: Có nhiều cách định nghĩa về thơ, có thể nói khái quát: thơ là một hình thức sáng tác văn học nghiêng về thể hiện cảm xúc thông qua cách tổ chức ngôn từ đặc biệt, giàu nhạc tính, giàu hình ảnh và gợi cảm,… - “Thơ hay là hay cả hồn” Tức là: Một bài thơ hay phải là bài thơ hay từ nội dung, ý nghĩa của xuất phát từ bên trong bài thơ, đó có thể là cảm xúc những tình cảm tốt đẹp, hay một chủ đề trong cuộc sống hằng ngày - “Thơ hay là hay lẫn cả xác”: Một biài thơ hay còn phải là bài thơ hay lẫn cả về hình thức nghệ thuật bên ngoài thể hiện ở thể loại, việc tổ chức ngôn từ, hình ảnh, nhịp điệu, cấu tứ ð Như vậy, theo Xuân Diệu thơ hay là có sự sáng tạo độc đáo về nội dung cũng như hình thức nghệ thuật, khơi gợi tình cảm cao đẹp và tạo đ ược ấn tượng sâu sắc đối với người đọc. Chỉ khi đó thơ mới đạt đến vẻ đẹp hoàn mĩ của một chỉnh thể nghệ thuật. ð (khát quát mở rộng ý kiến) Ý kiến của Xuân Diệu hoàn toàn xác đáng bởi nó xuất phát từ đặc thù sáng tạo của văn chương nghệ thuật Cái hay của một tác phẩm văn học được tạo nên từ sự kết hợp hài hòa giữa nội dung và hình thức. Một nội dung mới mẻ có ý nghĩa sâu sắc phải được truyền tải bằng một hình thức phù hợp thì người đọc mới dễ cảm nhận, tác phẩm mới có sức hấp dẫn bền lâu. 3. Chứng minh qua bài thơ “Cảnh khuya” *Bài thơ “Cảnh khutya” của Hồ Chí Minh là một thi phẩm hay về nội dung, ý nghĩa – “hay phần hồn”: -Trước tiên nội dung và ý ngĩa của bài thơ đó là: Cảnh đêm trăng tuyệt đẹp thơ mộng trữ tình (tập trung phân tích hai câu thơ đầu) -Tiếp đến ý nghĩa đặc sắc ở bài thơ còn là một tâm trạng, lòng yêu đất nước sâu nặng và thiết tha để mất ngủ trằn trọc (tập trung phân tích hai câu thơ cuối để làm sáng tỏ) *Lưa ý khi phân tích thơ để làm sáng tỏ luận điểm này học sinh chưa chỉ ra và phân tích vẻ đẹp nghệ thuật (nếu mắc lối này mỗi lần trừ 0.25 điểm) *Bài thơ “Cảnh khutya” của Hồ Chí Minh còn là một thi phẩm hay về hình thức nghệ thuật – “hay phần xác”: -Đặc sắc nghệ thuật ở việc sử dụng linh hoạt nhuần nhuyễn thể thơ thất ngôn tứ tuyệt -Các biện pháp tu từ như nhân hóa, so sánh, điệp ngữ (dẫn chứng) - Vẻ đẹp đêm trăng vừa cổ điển mang nét đẹp hiện đại. (dẫn chứng) - Ngôn từ, hình ảnh giản dị, trong sáng (Dẫn chứng) toát lên tình yêu thiên nhiên, yêu nước và sự lạc quan, yêu đời của Bác. Đặc biệt là nghệ thuật tả cảnh ngụ tình, vừa trực tiếp giãi bày tình cảm, tâm trạng của Bác vào những năm đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp đầy gian khổ . Thể hiện tình yêu thiên nhiên, lòng yêu nước sâu nặng, tinh thần trách nhiệm lớn lao đối với dân, với nước. 4. Đánh giá, mở rộng: - Bài học cho người nghệ sĩ: Những bài thơ hay góp phần làm phong phú thêm cho thơ ca nhân loại. Vì vậy, bằng tài năng và tâm huyết của mình, nhà thơ hãy sáng tạo nên những thi phẩm hay và giàu sức hấp dẫn từ nội dung đến hình thức . Điều đó vừa là thiên chức vừa là trách nhiệm của nhà thơ, là yêu cầu thiết yếu, sống còn của sáng tạo nghệ thuật - Sự tiếp nhận ở người đọc thơ: Cần thấy thơ hay là hay cả hồn lẫn xác. Từ đó có sự tri âm, sự đồng cảm với tác phẩm, với nhà thơ để có thể sẻ chia những tình cảm đồng điệu. Khi ấy, thơ sẽ có sức sống lâu bền trong lòng người đọc nhiều thế hệ. *Học sinh cần đánh giá khái quát về bài thơ d, Sáng tạo: cánh diễn đạt mới mẻ, lập luận thuyết phục” e, Chính tả: dúng đúng ngữ pháp chính tả |
9.0 0.5 1.0 6.5 1.0 0.25 0.25 |
Mời các bạn tham khảo thêm tại đây: Đề thi chọn HSG cấp huyện môn Ngữ văn 7 có đáp án năm học 2020 - 2021.
Đề thi học sinh giỏi Cụm môn Ngữ văn 7 Phòng GD&ĐT Nông Cống, Thanh Hóa năm 2021
Đáp án đề thi HSG Văn 7 huyện Nông Cống, Thanh Hóa năm 2021
Đề thi học sinh giỏi Văn 7 Phòng GD&ĐT Yên Định, Thanh Hóa năm 2020 - 2021
Đề thi HSG Văn 7 Phòng GD&ĐT Thành phố Bắc Giang năm 2020 - 2021
Đề thi hsg lớp 7 môn Ngữ văn Phòng GD&ĐT Lục Ngạn, Bắc Giang năm 2020 - 2021
Đề thi học sinh giỏi Văn 7 Phòng GD&ĐT Yên Thành, Nghệ An năm 2021
Đề thi học sinh giỏi môn Văn lớp 7 số 2
Câu 1 (4 điểm)
Chỉ ra và phân tích tác dụng của các biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn thơ sau:
“Mùa xuân trở dạ dịu dàng
hoa khe khẽ hé nhẹ nhàng hương bay
Câu 2 (6 điểm):
Nhẹ nhàng lộc cựa nách cây
dịu dàng vương dải tím mây ngang chiều”
(Dịu và nhẹ - Nguyễn Duy)
Trong bài hát "Tâm hồn của đá", cố nhạc sỹ Trần Lập đã viết: "Đừng sống như hòn đá, sống không một tình yêu, sống chỉ biết thân mình, tâm hồn luôn luôn băng giá, đừng hóa thân thành đá…"
Em hiểu những câu trên như thế nào? Trình bày suy nghĩ của em bằng một đoạn văn
ngắn khoảng một trang giấy thi.
Câu 3 (10 điểm):
Có ý kiến cho rằng:”Thơ ca dân gian là tiếng nói trái tim của người lao động. Nó thể hiện sâu sắc những tình cảm tốt đẹp của nhân dân ta."
Bằng hiểu biết của em về ca dao dân ca hãy làm sáng tỏ nhận định trên.
Đáp án đề thi học sinh giỏi môn Văn lớp 7 số 2
Câu |
Nội dung |
Điểm |
1 |
- Xác định biện pháp tu từ + Nhân hóa: Mùa xuân trở dạ dịu dàng; lộc cựa nách cây; mây dịu dàng. + Điệp từ: nhẹ nhàng (2 lần); dịu dàng (2 lần). HS có thể chỉ ra thêm kết cấu đảo ngữ trong các cụm: khe khẽ hé, nhẹ nhàng hương bay, nhẹ nhàng lộc cựa, dịu dàng vương dải, từ láy: nhẹ nhàng, dịu dàng, khe khẽ |
1,5đ |
- Tác dụng: + Phép nhân hoá: Mùa xuân giống như một sinh thể có sự sống.”Trở dạ”: Cách nhân hóa mới mẻ, diễn tả bước chuyển của thời gian, thời điểm giao mùa giữa đông và xuân. Mùa xuân đến từ từ, chầm chậm làm biến đổi cả đất trời, tạo ra sự sống. Sự”trở dạ” ấy đã sinh ra những đứa con mùa xuân là những tín hiệu đầu tiên của đất trời: hoa, hương, lộc và làn mây tím mỏng mềm mại dịu dàng. Các động từ”cựa”,”hé” diễn tả sự thức dậy, sự trở mình sinh sôi, sự lan tỏa của sự sống. + Điệp từ:”nhẹ nhàng”,”dịu dàng” kết hợp với đảo ngữ đã nhấn mạnh vào trạng thái”dịu”,”nhẹ” của sự vật trong bước đi của thời gian. => Bước đi của thời gian, sự biến chuyển của đất trời mùa xuân được cảm nhận tinh tế qua tâm hồn nhạy cảm và tình yêu thiên nhiên, lòng yêu sống của nhà thơ Nguyễn Duy. |
2,5đ |
|
2 |
Yêu cầu: + Viết thành một đoạn văn hoàn chỉnh + Biết vận dụng các thao tác lập luận chứng minh, giải thích, bình luận, lập luận chặt chẽ, thuyết phục + Lời văn trong sáng, diễn đạt mạch lạc, hạn chế lỗi chính tả Cụ thể: - Giải thích: +”Đá” là vật vô tri vô giác, có vẻ ngoài cứng nhắc, rắn rỏi. Theo cách khắc họa của tác giả, đá được hiện lên với vẻ thô mịch tự nhiên của nó”sống không một tình yêu, sống chỉ biết thân mình, tâm hồn luôn băng giá”. Đá tồn tại giữa cuộc đời nhưng lại sống như thể vũ trụ chỉ có riêng nó. =>Tác giả muốn phủ nhận lối sống ích kỉ, hẹp hòi; Sống khô khan thiếu thốn tình cảm của con người hiện nay. Nếu như sự cứng nhắc của đá là bản chất thì lối sống tiêu cực này đang dần trở thành”bản chất” của không ít người - những người chỉ biết đến mình mà quên đi người khác. - Chứng minh, bình luận + Câu hát trên đã đưa ra lời khuyên đúng đắn, giàu ý nghĩa nhân văn trong đời sống. + Tình yêu thương là một thứ vô cùng quý giá, là sợi dây kết nối giữa con người với con người. + Sống biết yêu thương, sẻ chia là lối sống cao đẹp, là cách sống nhân văn khiến cho cuộc đời trở nên ý nghĩa hơn. (Dẫn chứng) + Sống yêu thương là biết cho đi, biết sẻ chia, đồng cảm để xua đi sự ích kỉ, |
2,0đ
4,0đ |
nhỏ nhen, hẹp hòi. Tình yêu thương sẽ xóa đi lạnh sự lạnh giá của cuộc đời. (Dẫn chứng) + Lấy tình yêu thương là cốt lõi, là lẽ sống ở đời mỗi người sẽ luôn thấy hạnh phúc đồng thời cũng sẽ tạo ra niềm hạnh phúc, vui sướng cho người khác. Phải biết cho đi, sẻ chia, sống biết mình biết người chúng ta mới không bị”hóa thân thành đá” sống vô tâm, ích kỉ. (Dẫn chứng) + Phê phán lối sống ích kỉ, vô tâm |
||
3 |
A. Mở bài Dẫn dắt được vào vấn đề hợp lí. Trích dẫn được nội dung cần chứng minh ở đề bài, đánh giá khái quát vấn đề. B. Thân bài 1. Khái quát - Thơ ca dân gian: Thuộc phương thức biểu đạt trữ tình của văn học dân gian gồm dân ca, ca dao...; diễn tả đời sống nội tâm của nhân dân lao động với nhiều cung bậc tình cảm. cảm xúc khác nhau, xuất phát từ trái tim mộc mạc, chân thành của nhân dân lao động. - Những tình cảm tốt đẹp: Là những cảm xúc chân thành xuất phát từ chính những ước mơ, khát vọng, tâm tư, tình cảm chân thật nhất của con người....Là tình cảm gia đình, tình yêu quê hương đất nước, tình yêu đôi lứa, tình cảm giữa con người với con người.... 2. Cụ thể - Thơ ca dân gian”thể hiện sâu sắc những tình cảm tốt đẹp của nhân dân ta". Đó là tiếng nói của tình cảm gia đình, thứ tình cảm gần gũi, thiêng liêng nhất của mỗi con người. + Tình cảm của con cháu đối với tổ tiên, ông bà (dẫn chứng). + Tình cảm của con cái đối với cha mẹ (dẫn chứng). + Tình cảm anh em, chị em (dẫn chứng). + Tình cảm vợ chồng (dẫn chứng). - Thơ ca dân gian còn thể hiện một cách sâu sắc tình yêu đối với quê hương đất nước (Dẫn chứng - phân tích) - Thơ ca dân gian ghi lại một cách chân thực tình cảm cộng đồng: tình yêu thương, sự đồng cảm, sẻ chia giữa con người với con người, tình cảm bạn bè, tình hàng xóm thân thương (dẫn chứng). - Tình yêu đôi lứa (dẫn chứng). 3. Đánh giá - Giá trị của ca dao dân ca trong kho tàng văn học dân gian cũng như đối với nền văn học dân tộc - Nhận xét về giá trị nghệ thuật của ca dao, dân ca qua các dẫn chứng đã phân tích C. Kết bài - Đánh giá khái quát lại vấn đề. |
1,0đ
1,5đ
5,0đ
1,5đ
1,0đ |
------------------------------
Ngoài Bộ đề thi học sinh giỏi cấp huyện môn Ngữ văn 7 năm học 2020 - 2021, mời các bạn học sinh tham khảo các đề thi học kì 2 lớp 7 các môn Toán, Văn, Anh, Lý, Địa, Sinh mà chúng tôi đã sưu tầm và chọn lọc. Với đề thi học kì 2 lớp 7 này giúp các bạn rèn luyện thêm kỹ năng giải đề và làm bài tốt hơn. Chúc các bạn ôn thi tốt