Bộ đề thi học kì 2 lớp 4 năm học 2017 - 2018 theo Thông tư 22 bao gồm bộ tổng hợp 6 môn Toán, Tiếng Việt, Khoa Học, Lịch Sử - Địa Lý, Tin học. Bộ đề thi học kì 2 lớp 4 này có đáp án và bảng ma trận đề thi học kì 2 theo Thông tư 22 kèm theo giúp các em ôn tập, hệ thống, củng cố kiến thức chuẩn bị tốt cho các bài thi học kì 2. Đồng thời đây cũng là tài liệu tham khảo hữu ích cho các thầy cô khi ra đề thi học kì cho các em học sinh. Sau đây mời thầy cô cùng các bạn học sinh tham khảo và tải về trọn bộ đề thi, đáp án.

Đề thi học kì 2 lớp 4 được tải nhiều nhất

Bộ đề thi học kì 2 lớp 4

Đề thi học kì 2 môn Toán lớp 4

I. PHẦN TRẮC NGHIỆM (7,0 điểm)

Hãy khoanh vào mỗi chữ cái trước ý trả lời đúng nhất hoặc viết vào chỗ chấm kết quả chính xác nhất trong mỗi yêu cầu dưới đây:

Câu 1. Số "Hai trăm tám mươi mốt nghìn bảy trăm tám mươi" được viết là:

A. 281 870

B. 281 780

C. 218 780

D. 128 780

Câu 2. Rút gọn phân số 12/28 ta được kết quả là:

Đề thi học kì 2 môn Toán lớp 4

Câu 3. Phép chia 43 659 : 63 có thương là:

A. 596

B. 639

C. 693

D. 722

Câu 4. Số thích hợp lần lượt điền vào chỗ chấm của 73 038 g = ....kg.....g là:

A. 73; 38 B. 7; 3038 C. 73; 83 D. 7303; 8

Câu 5: Trong khoảng thời gian sau, khoảng thời gian nào dài nhất:

A. 85 phút B. 2 giờ 5 phút C. 1 giờ 5 phút D. 128 phút

Câu 6. Nửa chu vi của một hình chữ nhật là 24 cm. Nếu chiều dài là 15 cm thì diện tích của hình chữ nhật là:

A. 24 cm2 B. 126 cm2 C. 135 cm2 D.720 cm2

Câu 7. Viết tiếp vào chỗ chấm để có câu trả lời đúng nhất:

Để lát nền một phòng học hình chữ nhật, người ta dùng loại gạch men hình vuông có cạnh 20 cm. Hỏi cần bao nhiêu viên gạch để lát kín phòng học đó, biết rằng nền phòng học có chiều rộng 5m, chiều dài 8m và phần mạch vữa không đáng kể?

Trả lời: Người ta phải dùng ...........viên gạch để lát kín phòng học trên.

II. PHẦN TỰ LUẬN (3,0 điểm)

Câu 8. (1 điểm)

Một trường học có tất cả 405 học sinh. Biết số học sinh nữ của trường đó bằng 2/3 số học sinh nam. Tính số học sinh nữ, số học sinh nam của trường học đó?

Bài giải
..............................................................................................................................

Câu 9 (1 điểm):

Thửa ruộng thứ nhất thu hoạch được 1070 ki-lô gam thóc. Thửa ruộng thứ hai thu hoạc được nhiều hơn thửa ruộng thứ nhất 386 ki - lô gam thóc. Hỏi trung bình mỗi thửa ruộng thu hoạch được bao nhiêu ki - lô - gam thóc?

Bài giải

.................................................................................................
.................................................................................................
.................................................................................................
.................................................................................................

Câu 10: (1 điểm) Tìm X biết:

X x 2 + X x 3 + X x 4 + X = 2130

........................................
.......................................
.......................................

Đáp án và biểu điểm đề thi học kì 2 môn Toán lớp 4

A. PHẦN TRẮC NGHIỆM: 7,0 điểm

Câu

1

2

3

4

5

6

7

Đáp án

B

C

C

A

D

C

1000

Số điểm

1,0

1,0

1,0

1,0

1,0

1,0

1,0

B. PHẦN TỰ LUẬN: 3,0 điểm

Câu 8: (1,0 điểm)

Theo bài ra ta có sơ đồ:

Đề thi học kì 2 môn Toán lớp 4

Theo sơ đồ, tổng số phần bằng nhau là:

2 + 3 = 5 (phần) (0,25 điểm)

Số học sinh nữ của trường học đó là:

405 : 5 x 2 = 162 (học sinh) (0,25 điểm)

Số học sinh nam của trường học đó là:

405 - 162 = 243 (học sinh) (0,25 điểm)

Đáp số: nữ: 162 học sinh; nam: 243 học sinh

Câu 9: (1,0 điểm)

Thửa ruộng thứ hai thu hoạch được số ki - lô - gam thóc là:

1070 + 386 = 1456 (kg) (0,5 điểm)

Trung bình mỗi thửa ruộng thu hoạch được số ki - lô - gam thóc là:

1456 : 2 = 728 (kg) (0,25 điểm)

Đáp số: 728 kg thóc (0,25 điểm)

Câu 10: (1,0 điểm) Tìm x biết:

X x 2 + X x 3 + X x 4 + X = 2130

X x 2 + X x 3 + X x 4 + X x 1= 2130

X x (2 + 3 + 4 + 1) = 2130

X x 10 = 2130

X = 2130 : 10

X = 213

Đề cương, đề ôn tập học kì 2 môn Toán lớp 4

Bảng ma trận đề thi học kì 2 môn Toán lớp 4

Mạch kiến thức, kĩ năng

Số câu và số điểm

Mức 1

Mức 2

Mức 3

Mức 4

TN

TL

TN

TL

TN

TL

TN

TL

Số tự nhiên, phân số, và các phép tính với chúng....

Số câu

2

1

1

Câu số

1,2

3

10

Số điểm

2,0

1,0

1,0

Đại lượng và đo đại lượng: khối lượng, thời gian,... ..

Số câu

2

Câu số

4,5

Số điểm

2,0

Yếu tố hình học: chu vi, diện tích, các hình đã học.

Số câu

2

Câu số

6,7

Số điểm

2,0

Giải toán: Các bài toán điển hình: Tổng tỉ, trung bình cộng...

Số câu

1

1

Câu số

9

8

Số điểm

1,0

1,0

Tổng

Số câu

2

0

3

1

2

1

0

1

Số điểm

2,0

0

3,0

1,0

2,0

1,0

0

1,0

Đề thi học kì 2 môn Toán lớp 4 - Đề 2

I. Trắc nghiệm

Khoanh tròn vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng.

Câu 1 (1điểm)

a). Trung bình cộng của các số: 150; 151 và 152 là:

A. 150

B. 152

C. 151

D. 453

b). Trong các số 36; 150; 180; 250. Số chia hết cho cả 2; 3; 5 và 9 là:

A. 36

B.180

C. 150

D. 250

Câu 2 (1điểm). Điền số thích hợp vào chỗ chấm:

a) 1/6 ngày = ….. giờ

b) 5000 tạ = …… tấn

c) 2 000 305 m2 = …… km2 ....... m2

d) 1/4 thế kỉ = .............năm

Câu 3 (1điểm):

a) Biểu thức có kết quả là: Đề thi học kì 2 môn Toán lớp 4 có kết quả là:

Đề thi học kì 2 môn Toán lớp 4

b) Tìm X: X + 295 = 45 x 11

A. X = 200

B. X = 495

C. X = 790

D. X = 350

Câu 4 (1điểm). Hai lớp 4A và 4B thu gom được tất cả 250 ki-lô-gam giấy vụn. Lớp 4A thu gom được nhiều hơn lớp 4B là 20 ki-lô-gam giấy vụn. Hỏi lớp 4A thu gom được nhiêu ki-lô-gam giấy vụn?

A. 125kg

B.135kg

C. 230kg

D. 270kg

Câu 5 (0,5 điểm). Một hình bình hành có chiều cao 2dm và độ dài đáy 10cm. Diện tích hình bình hành đó là:

A. 20cm2

B. 200cm2

C. 20dm2

D. 24 dm2

Câu 6 (0,5 điểm). Một hình thoi có độ dài các đường chéo là 60dm và 4m. Diện tích hình thoi là:

A. 120 dm2

B. 240 m2

C. 12m2

D. 24dm2

II. TỰ LUẬN

Câu 7 (1 điểm). Tính:

Đề thi học kì 2 môn Toán lớp 4

Câu 8 (1.5 điểm). Bà hơn cháu 60 tuổi. Biết tuổi cháu bằng 1/4 tuổi bà. Tính tuổi mỗi người?

Câu 9. (2 điểm): Một mảnh vườn hình chữ nhật có chiều dài 15m, chiều rộng bằng 2/3 chiều dài. Trung bình cứ 1 m2 vườn đó người ta thu được 10 ki - lô - gam cà chua. Hỏi trên cả mảnh vườn đó người ta thu được bao nhiêu ki - lô - gam cà chua?

Câu 10. (0.5 điểm) Tính bằng cách thuận tiện nhất:

(36 + 54) x 7 + 7 x 9 + 7

ĐÁP ÁN BÀI KIỂM TRA CUỐI HỌC KỲ II

NĂM HỌC 2017-2018

MÔN: TOÁN – Lớp 4

I. Trắc nghiệm: (5 điểm)

II. Tự luận: (5 điểm)

Câu 7. Tính (1điểm) mỗi phép tính đúng ( 0,25 điểm)

Đề thi học kì 2 môn Toán lớp 4

Câu 8.(1,5điểm)

Bài giải

Ta có sơ đồ, biểu diễn tuổi của ông và tuổi của cháu như sau:

Đề thi học kì 2 môn Toán lớp 4

Theo sơ đồ, hiệu số phần bằng nhau là:

4 – 1 = 3 (phần) (0,25 đ)

Tuổi của bà là:

60 : 3 x 4 = 80 (tuổi) : (0,5 đ)

Tuổi của cháu là:

80 – 60 = 20 (tuổi) ( 0,25 đ)

Đáp số (0,25đ). Bà: 80 tuổi

Cháu: 20 tuổi

Câu 9. (2 điểm)

Tóm tắt: (0,25đ)

Bài giải

Chiều rộng mảnh vườn hình chữ nhật là:

15 x = 10 (m)

Diện tích mảnh vườn hình chữ nhật là:

15 x 10 = 150 (m2)

Số ki- lô-gam cà chua thu hoạch được trên thửa ruộng đó là:

10 x 150 = 1 150 (kg)

Đáp số: 1 150 kg cà chua

Câu 10. (0, 5đ)

Tính bằng cách thuận tiện nhất.

(36 + 54) x 7 + 7 x 9 + 7

= 90 x 7 + 7 x 9 + 7

= (90 + 9 + 1) x 7

= 100 x 7

= 700

Đề thi học kì 2 môn Tiếng Việt lớp 4

A. Bài kiểm tra Đọc, Nghe và Nói – Kiến thức tiếng Việt (10 điểm)

I. Đọc thành tiếng (3 điểm)

Đọc một trong các đoạn văn sau (Tiếng Việt 4, tập 2) và trả lời câu hỏi:

(1). Trống đồng Đông Sơn (từ Niềm tự hào... đến có gạc).

* TLCH: Trống đồng Đông Sơn đa dạng như thế nào?

(2). Đoàn thuyền đánh cá (3 khổ thơ cuối)

* TLCH: Em thích hình ảnh nào trong 3 khổ thơ trên? Vì sao?

(3) Con sẻ (từ Con chó chậm rãi ... đến khản đặc).

* TLCH: Hình ảnh con sẻ mẹ dũng cảm lao xuống cứu con được miêu tả như thế nào?

(4) Đường đi Sa Pa (từ Xe chúng tôi... đến lướt thướt liễu rủ).

* TLCH: Đường đi Sa Pa được tả trong đoạn văn có gì đẹp?

(5) Con chim chiền chiện (3 khổ thơ đầu)

* TLCH: Tiếng hót của chim chiền chiện được miêu tả như thế nào?

II. Đọc hiểu và kiến thức tiếng Việt (7 điểm)

NẾU ƯỚC MƠ ĐỦ LỚN

Tôi chú ý đến cô bé ấy khi thấy cô rất ham mê bóng rổ. Có lần, hai bác cháu nói chuyện, cô bé bảo: “Cháu muốn vào đại học. Nhưng cháu chỉ có thể theo học nếu có học bổng. Cháu nghĩ nếu chơi bóng thật xuất sắc, sẽ nhận được học bổng. Ba cháu bảo nếu ước mơ đủ lớn, những chuyện khác chỉ là chuyện nhỏ.”

Một hôm, thấy cô bé buồn, tôi hỏi, cô trả lời:

- Các huấn luyện viên bảo cháu hơi thấp, không thể chơi cho đội hạng nhất. Như vậy thì nói gì đến học bổng được nữa!

- Ý ba cháu thế nào?

- Ba cháu bảo: “Các huấn luyện viên sai bét, vì họ không hiểu được sức mạnh của ước mơ. Nếu con thực sự muốn thì không gì có thể ngăn cản con, ngoại trừ một điều – thái độ của chính mình!”

Năm cuối bậc phổ thông, đội bóng của cô giành giải vô địch toàn quốc, cô được cấp học bổng vào đại học. Vừa vào trường, cô nhận được tin dữ: ba bị ung thư.

Trước khi qua đời, ông nắm lấy bàn tay cô, gắng sức nói: “Tiếp tục ước mơ con nhé! Đừng để ước mơ của con chết theo ba.”

Những năm tiếp theo quá khó khăn đối với cô. Nhưng cô đã hoàn tất chương trình đại học một cách xuất sắc. Bởi vì mỗi khi muốn bỏ cuộc, cô lại nhớ lời ba: “Nếu ước mơ đủ lớn, con có thể làm được mọi việc”. Và tôi nghe cô nói với bạn bè: “Nếu ước mơ đủ lớn, những điều còn lại chỉ là chuyện nhỏ.”

Khoanh vào chữ cái trước ý trả lời đúng:

Câu 1. Cô bé buồn phiền vì điều gì?

a. Không đủ chiều cao để chơi cho đội bóng rổ hạng nhất.

b. Không đủ tiền để tham gia khoá huấn luyện của đội bóng quốc gia.

c. Không có học bổng để theo học đại học.

d. Các huấn luyện viên không nhận vào đội bóng rổ của trường.

Câu 2. Ba dòng nào dưới đây nêu đúng điều bố cô bé đã nói với cô?

a. Nếu con thực sự muốn thì không gì có thể ngăn cản con.

b. Nếu ước mơ đủ lớn, con có thể làm được mọi việc.

c. Nếu ước mơ đủ lớn, những chuyện khác chỉ là chuyện nhỏ.

d. Cần phải biết khắc phục nhược điểm của bản thân.

Câu 3. Câu nói “Đừng để ước mơ của con chết theo ba.” ý nói gì?

a. Đừng ước mơ như ba!

b. Đừng chết theo ba!

c. Đừng ước mơ!

d. Đừng từ bỏ ước mơ!

Câu 4. Nhờ biết ước mơ, cô bé trong câu chuyện đạt được điều gì?

a. Đội bóng của cô giành giải vô địch toàn quốc, cô được cấp học bổng vào đại học và hoàn tất chương trình đại học một cách xuất sắc.

b. Đội bóng rổ của cô giành giải vô địch toàn quốc và được đi thi đấu quốc tế.

c. Cô nhận được học bổng toàn phần vào một trường đại học danh tiếng.

d. Đội bóng của cô giành giải vô địch toàn quốc, cô được cấp học bổng vào trường đại học và được một chuyến du lịch Châu Âu.

Câu 5. Theo em, ước mơ thế nào là đủ lớn?

...............................................................................................................................

...............................................................................................................................

...............................................................................................................................

...............................................................................................................................

Câu 6. Em cũng đã từng ước mơ. Em hãy kể một ước mơ và cho biết em đã làm gì để thực hiện ước mơ đó?

...............................................................................................................................

...............................................................................................................................

...............................................................................................................................

...............................................................................................................................

Câu 7. Câu nào dưới đây có bộ phận trạng ngữ?

a. Tôi chú ý đến cô bé ấy khi thấy cô rất ham mê bóng rổ.

b. Năm cuối bậc phổ thông, đội bóng của cô giành giải vô địch toàn quốc.

c. Các huấn luyện viên bảo cháu hơi thấp, không thể chơi cho đội hạng nhất.

d. Cháu nghĩ nếu chơi bóng thật xuất sắc, sẽ nhận được học bổng.

Câu 8. Dấu hai chấm trong câu sau có tác dụng gì?

Ba cháu bảo: “Các huấn luyện viên sai bét, vì họ không hiểu được sức mạnh của ước mơ”.

a. Báo hiệu bộ phận câu đứng sau là lời giải thích cho bộ phận đứng trước.

b. Báo hiệu bộ phận câu đứng sau là lời nói của nhân vật.

c. Báo hiệu bộ phận câu đứng sau là các ý liệt kê.

d. Báo hiệu bộ phận đứng sau là ý nghĩ của nhân vật.

Câu 9. Chuyển câu khiến “Đừng để ước mơ của con chết theo ba.” thành hai câu khiến mới bằng cách sử dụng từ cầu khiến khác.

a) ...........................................................................................................................

................................................................................................................................

b) ...........................................................................................................................

...............................................................................................................................

Câu 10. Viết câu văn tả hình dáng của một con vật trong đó có sử dụng từ ngữ gợi tả và biện pháp so sánh.

...............................................................................................................................

...............................................................................................................................

...............................................................................................................................

................................................................................................................................

B. Bài kiểm tra viết (10 điểm)

I. Chính tả nghe – viết (2 điểm)

Cây cối sống qua mùa đông lạnh giá như thế nào? Chúng ta biết rằng, cây cối muốn sinh trưởng phải tiêu hao chất dinh dưỡng. Mùa xuân và mùa hè, cây sinh trưởng nhanh, chất dinh dưỡng tiêu hao nhiều hơn so với tích luỹ, vì vậy sức kháng lạnh cũng giảm. Nhưng đến mùa thu, tình hình lại ngược lại, lúc này nhiệt độ ban ngày cao. Mặt trời chiếu mạnh, quá trình quang hợp của lá diễn ra nhanh, còn ban đêm nhiệt độ thấp, cây cối sinh trưởng chậm, chất dinh dưỡng tiêu hao ít, tích lũy nhiều nên cây ngày càng “béo”, cành non biến thành chất gỗ, cây cũng dần dần có khả năng chịu lạnh.

(Theo Mười vạn câu hỏi vì sao?)

II. Tập làm văn (8 điểm)

Em đã từng đọc truyện hoặc xem một bộ phim mà trong đó nhân vật là các con vật ngộ nghĩnh, thông minh và rất dễ thương. Hãy tả lại một trong những con vật đó.

Đáp án đề kiểm tra học kì 2 môn Tiếng Việt lớp 4

A. Kiểm tra đọc

II. Đọc hiểu và kiến thức tiếng Việt (8 điểm)

1. a

2. a,b,c

3. d

4. a

5. Gợi ý:

Ước mơ đủ lớn là một ước mơ có ý nghĩa, mang lại hạnh phúc cho bản thân mình và nhiều người khác, đồng thời phải là ước mơ cho người ta phấn đấu không ngừng, cố gắng hết mình, vượt qua mọi khó khăn để đạt được.

6. Tham khảo:

Em ước mơ sau này lớn lên sẽ trở thành phi công, được lái chiếc máy bay bay lượn trên bầu trời. Em luôn phấn đấu học thật giỏi và chăm tập thể dục để rèn luyện sức khỏe tốt ngay từ bây giờ.

7. b

8. b

9. Gợi ý: Học sinh viết được 02 trong số những câu sau: - Chớ để ước mơ của con chết theo ba!

- Không được để ước mơ của con chết theo ba!

- Mong ước mơ của con đừng chết theo ba!

- Xin đừng để ước mơ của con chết theo ba!

10. Tham khảo:

Cô nàng vẹt có chiếc mỏ dài, nhọn hoắt, phần trên dài hơn phần dưới, khoằm xuống uốn cong như một chiếc lưỡi câu.

B. Kiểm tra viết

II. Tập làm văn (8 điểm)

Bài tham khảo

Thứ bảy tuần qua, bố mẹ về quê thăm ngoại cùng bé Ti. Em ở nhà trông nhà. Sau khi dùng điểm tâm do mẹ chuẩn bị sẵn, em vào xem ti vi. Chương trình của kênh thế giới loài vật đã làm em thấy thật thích thú.

Lần đầu tiên em được thấy một kẻ săn mồi ngộ nghĩnh đến thế. Loài chồn núi có tên khoa học không nhớ nổi này có dáng vóc như con sóc, nhỏ hơn thỏ. Thế mà lại săn thỏ đấy. Theo bình luận của người dẫn chương trình thì chúng săn mồi bằng phương pháp thôi miên. Tức là khiến con mắt bị say và mất khả năng tự vệ. Chồn núi dùng bốn chân ngắn và nhỏ như chân chuột đi qua đi lại trước mặt con mồi; sau đó nhảy thẳng người lên, kể cả chiếc đuôi cũng thẳng. Toàn thân chú như một vệt chớp loằng ngoằng màu xám chờn vờn trước cặp mắt đờ đẫn, ngơ ngác của con thỏ. Hình như chưa đúng lúc đế tiêu diệt con mồi. Chú ta còn trổ tài xiếc: chống hai chân trước, đưa hai cân sau và chiếc đuôi chổng lên trời, lộn cả thân hình tạo thành một vòng tròn. Cứ thế chồn ta ra chiêu. Thú thật rằng nhờ em nhìn qua ti vi, chứ nếu nhìn gần em cũng sẽ bị cuốn hút vào trò nhào lộn ấy mà phải chóng cả mặt. Cuối cùng, điều phải đến đã đến. Cả thân mình con thỏ như nhũn ra, ngã khuỵu xuống. Nhanh như chớp, con chồn lao nhanh về phía con mồi, há to miệng ra và ngoặm ngay cổ con thỏ rồi tha đi.

Em vô cùng thích thú với những hình ảnh có thật và sống động mà người thực hiện chương trình đã cung cấp. Đúng là đi một ngày đàng, học một sàng khôn. Tầm hiểu biết của em đã được mở rộng qua việc nhìn rõ những điều mắt thấy tai nghe.

Đề cương, đề ôn tập học kì 2 môn Tiếng Việt lớp 4

Đề thi học kì 2 môn Sử - Địa lớp 4

PHẦN I: LỊCH SỬ (5 điểm)

Khoanh vào chữ cái đặt trước ý đúng nhất của câu 1, câu 2.

Câu 1. Nhà Hậu Lê cho vẽ bản đồ Hồng Đức để làm gì?

A. Để quản lí đất đai, bảo vệ chủ quyền dân tộc. B. Để bảo vệ dân.

C. Để bảo vệ trật tự xã hội. C. Để bảo vệ quyền lợi của vua.

Câu 2. Tác phẩm nào dưới đây không phải của Nguyễn Trãi?

A. Bộ Lam Sơn thực lục. B. Bộ Đại Việt sử kí toàn thư.

C. Dư địa chí. D. Quốc âm thi tập.

Câu 3. Nối ý ở cột A với ý ở cột B cho phù hợp:

A

B

‘Chiếu khuyến nông”

Phát triển giáo dục

Mở cửa biển, mở cửa biên giới

phát triển nông nghiệp

“Chiếu lập học"

Phát triển kinh tế

Câu 4. Năm 1786 Nguyễn Huệ kéo quân ra Bắc để làm gì?

………………………………………………………………………………………………………………………………………………

Câu 5. Nhà Nguyễn ra đời trong hoàn cảnh nào?

………………………………………………………………………………………………………………………………………………

PHẦN II: ĐỊA LÍ (5 điểm).

Khoanh vào chữ cái đặt trước ý đúng nhất của câu 1, câu 2.

Câu 1. Những loại đất nào có nhiều ở đồng bằng Nam Bộ?

A. Đất phù sa, đất mặn. B. Đất mặn, đất phèn.

C. Đất phù sa, đất phèn. D. Đất phù sa, đất mặn, đất phèn.

Câu 2. Quần đảo Hoàng sa và Trường Sa thuộc:

A. Vùng biển phía Bắc. B. Vùng biển phía Nam.

C. Vùng biển miền Trung. D. Vùng biển đảo Phú Quốc.

Câu 3. Điền các từ ngữ trong ngoặc đơn vào chỗ trống thích hợp:

(sông; tấp nập; xuồng ghe; rau quả, thịt cá, quần áo; các chợ nổi)

Chợ nổi thường họp ở những đoạn………...........thuận tiện cho việc gặp gỡ của…………………Việc mua bán ở

…………........diễn ra…………....... các loại hàng hóa bán ở chợ là……………………………............................

Câu 4. Vì sao ở duyên hải miền Trung khí hậu lại có sự khác biệt giữa khu vực phía Bắc và phía Nam?

………………………………………………………………………………………………………………………………………………

Câu 5. Vì sao Huế được gọi là thành phố du lịch?

………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

Đáp án đề thi học kì 2 môn Sử, Địa lớp 4

PHẦN I: LỊCH SỬ (5 điểm).

Câu 1 (1 điểm) Khoanh vào ý A

Câu 2 (1 điểm) Khoanh vào ý B

Câu 3 (1 điểm) Nối ý ở cột A với ý ở cột B cho phù hợp:

Đáp án đúng là:

Đề thi học kì 2 môn sử địa lớp 4

Câu 4 (1 điểm) Năm 1786 Nguyễn Huệ kéo quân ra Bắc tiến vào Thăng Long để lật đỗ chính quyền họ Trịnh, thống nhất giang sơn đất nước.

Câu 5 (1 điểm) Nhà Nguyễn ra đời trong hoàn cảnh là:

Sau khi vua Quang Trung qua đời, triều đại Tây Sơn suy yếu dần. Lợi dụng cơ hội đó, Nguyễn Ánh đã huy động lực lượng tấn công nhà Tây Sơn. Năm 1802 triều đại Tây Sơn bị lật đỗ. Nguyễn Ánh lên ngôi Hoàng đế, lấy niên hiệu là Gia Long, định đô ở Phú Xuân (Huế).

PHẦN II: ĐỊA LÍ (5 điểm).

Câu 1 (1 điểm) Khoanh vào ý D

Câu 2 (1 điểm) Khoanh vào ý C

Câu 3 (1 điểm)

Thứ tự điền đúng là:

sông; xuồng, ghe; các chợ nổi; tấp nập; rau quả, thịt cá, quần áo

Câu 4 (1 điểm) Vì dãy núi Bạch Mã (nằm giữa Huế và Đà Nẵng), kéo dài ra biển tạo thành bức tường chắn gió mùa Đông Bắc thổi đến, làm cho từ phía nam của dẫy núi này không có mùa đông.

Câu 5 (1 điểm) Huế được gọi là thành phố du lịch vì Huế có nhiều cảnh thiên nhiên tươi đẹp, nhiều công trình kiến trúc có giá trị nghệ thuật cao. Huế được công nhận là Di sản Văn hóa thế giới.

Bảng ma trận đề thi học kì 2 môn Sử - Địa lớp 4

Mạch kiến thức, kĩ năng

Câu/ điểm

Mức 1

Mức 2

Mức 3

Mức 4

Tổng số

TN

TL

TN

TL

TN

TL

TN

TL

TN

TL

MÔN ĐỊA LÍ

1

Thiên nhiên và hoạt động sản xuất của con người ở đồng bằng

Số câu

1

1

1

1

2

2

Câu số

1

3

4

5

Số điểm

1

1

1

1

2

2

2

Vùng biển Việt Nam

Số câu

1

1

Câu số

2

Số điểm

1

1

MÔN LỊCH SỬ

Số câu

2

1

3

1

Nước Đại Việt Buổi đầu thời Hâu Lê( thế kỉ XV)

Câu số

1,2

3

Số điểm

2

1

3

Số câu

1

1

2

Nước Đại Việt thế kỉ XVI-XVII

Câu số

4

Số điểm

1

1

Số câu

1

1

3

Buổi đầu thời Nguyễn (từ năm 1802-1858)

Câu số

5

Số điểm

1

1

Tổng số câu

4

2

2

2

6

4

Tổng số điểm

4

2

2

2

6

4

Đề thi học kì 2 môn Tin học lớp 4

A. Lí thuyết (4 điểm) (20 phút)

Câu 1: Em hãy khoanh tròn chữ cái trước câu trả lời đúng.

Câu A1.M 1. Trong phần mềm PowerPoint để thêm một trang trình chiếu mới em nhấn tổ hợp phím nào sau đây: (0,5 điểm)

A. Ctrl + N B. Ctrl +I C. Ctrl +M D. Ctrl + I

Câu A2.M1. Trong phần mềm PowerPoint để bắt đầu trình chiếu em nhấn phím nào sau đây: (0,5 điểm)

A. F5 B.F3 C. F2 D. F1

Câu A3.M2. Trong phần mềm PowerPoint để lưu bài trình chiếu mới em nhấn tổ hợp phím nào sau đây: (0,5 điểm)

A. Ctrl + B B. Ctrl +I C. Ctrl +U D. Ctrl + S

Câu A4.M1. Trong phần mềm The Monkey Eyes để tạo màn chơi mới em nhấn phím? (0,5 điểm)

A. F5 B. F3 C. F2 D.F1

Câu A5.M1. (0,5đ) Chọn lệnh đúng để hiển thị chữ ”HELLO” trên sân chơi

A. Label HELLO B. Label[ HELLO] C. Label”HELLO” D. PR HELLO

Câu A6. M2. (0,5đ) Lệnh Repeat 3[fd 100 rt 360/3] vẽ được hình nào dưới đây:

Đề thi học kì 2 môn Tin lớp 4

Câu A7. M1: Điền hành động của Rùa vào ô theo mẫu (1 điểm)

Thứ tự

Lệnh

Hành động của Rùa

1

FD n

2

BK n

3

LT k

4

RT k

5

HT

6

ST

7

Home

8

Clean

Về vị trí xuất phát, xóa toàn bộ sân chơi

9

PU

10

CS

11

PD

B. Thực hành (6 điểm)( 20 phút)

Câu B1.M3 Tạo một trang trình chiếu với nội dung và yêu cầu như sau: (2 điểm)

- Dòng tiêu đề: “CHIẾC XE ĐẠP”

Yêu cầu: Sử dụng hiệu ứng Blinds, phông chữ, cỡ chữ, màu chữ tùy chọn.

- Phần nội dung: Chèn vào hình ảnh một chiếc xe đạp

Yêu cầu: Trong mục More Motion Paths, sử dụng hiệu ứng Diagonal Up Right.

Câu B2.M2: Viết lệnh để Logo thực hiện tính các biểu thức sau: ( 1điểm)

a> 10 + 50 x (7 – 5) – 10

b> (30 : 2 – 5 x 2) x 5 - 10

Câu B3.M4: Sử dụng câu lệnh lặp trong phần mềm logo để vẽ hình sau: ( 3 điểm)

Đề thi học kì 2 môn Tin lớp 4

Đáp án và biểu điểm chấm đề thi học kì 2 môn Tin học lớp 4

Phần A. Lý thuyết (5 điểm)

Câu 1 (3 điểm)

Mỗi ý đúng 0,5 điểm

1. C (0,5 điểm)

2. A (0,5 điểm)

3. D (0,5 điểm)

4. C (0,5 điểm)

5. B(0,5 điểm)

6. A (0,5 điểm)

Câu 2. (2 điểm) (mỗi ý đúng 0,1 điểm)

Thứ tự

Lệnh

Hành động của Rùa

1

FD n

Tiến về trước n bước

2

BK n

Lùi lại sau n bước

3

LT k

Quay trái k độ

4

RT k

Quay phải k độ

5

HT

Rùa ẩn mình

6

ST

Rùa hiện mình

7

Home

Về vị trí xuất phát

8

Clean

Xóa sân chơi, Rùa ở vị trí hiện tại

9

PU

Nhấc bút (Rùa không vẽ nữa)

10

CS

Về vị trí xuất phát, xóa toàn bộ sân chơi

11

PD

Hạ bút (Rùa tiếp tục vẽ)

Phần B. Thực hành (5 điểm)

Câu B.1: (1 điểm)

- Hs làm đúng một yêu cầu (0,5 điểm)

Câu B. 2: (1 điểm)

Học sinh gõ đúng 1 dòng được 0.5 điểm

a> Pr 10 + 50 * (7 – 5) – 10

b> Pr (30 / 2 – 5 * 2) * 5 - 10

Câu B. 3: (3 điểm)

- Vẽ hình vuông to:

Repeat 4[fd 100 rt 90]

Viết đúng câu lệnh vẽ hình vuông to được 1đ

- Vẽ hình vuông nhỏ

Pu fd 25 rt 90 fd 25 pd

Viết đúng câu lệnh được 1đ

Repeat 4[fd 50 rt 90]

Viết đúng câu lệnh được 1 đ

Ma trận đề thi học kì 2 môn Tin học lớp 4

Mạch

kiến thức,

kĩ năng

(Chủ đề)

Số câu &

Số điểm

Mức 1

Mức 2

Mức 3

Mức 4

Tổng điểm và tỉ lệ %

TNKQ

TN TL

TNKQ

TN TL

TNKQ

TN

TL

TNKQ

TN

TL

Tổng điểm

%

Thiết kế bài trình chiếu

Số câu

2

1

1

Số điểm

1

0,5

2

2,5

25

Phần mềm The Monkey Eyes

Số câu

1

Số điểm

0,5

0,5

5

Logo

Số câu

1

1

1

1

1

Số điểm

0,5

1

0,5

1

3

7

70

Tổng

Số câu

4

1

2

1

1

1

10

100

Số điểm

2

1

1

1

2

3

10

100

Đề thi học kì 2 môn Khoa học lớp 4

(Đánh dấu chéo vào ô trống câu trả lời đúng nhất ở câu 1, câu 2)

Câu 1. (0,5 điểm) Vật phát ra âm thanh khi nào?

a. khi ta cầm vật lên.

c. khi nén vật.

b. khi uốn cong vật.

d. khi làm vật rung động.

Câu 2. (0,5 điểm) Để sống và phát triển bình thường, thực vật cần:

a. có đủ nước, ánh sáng và không khí.

b. có đủ nước, ánh sáng, chất khoáng, không khí.

c. có đủ nước, ánh sáng, chất khoáng.

d. chỉ cần có đủ không khí và nước.

Câu 3. (0,5 điểm) Nối từ ngữ ở cột A với từ ngữ ở cột B sao cho thích hợp.

A

B

Dây đồng, ống sắt

·

·

Vật cách nhiệt

Ghế gỗ, chén nhựa

·

·

Vật dẫn nhiệt

Câu 4. (0,5 điểm) Điền từ thích hợp vào chỗ chấm để hoàn thành câu sau:

Đề thi học kì 2 môn Khoa học lớp 4

Chiếc đèn pin chiếu qua khe hở của một tấm bìa. Ánh sáng sẽ ………………………………………………….

Câu 5. (1 điểm) Dùng túi ni lông buộc chặt chiếc đồng hồ đang reo rồi thả vào chậu nước. Bạn nhỏ áp tai vào thành chậu. Bạn nhỏ nghe thấy gì?

Đề thi học kì 2 môn Khoa học lớp 4

Thí nghiệm chứng tỏ là âm thanh có thể………………………

………………………………………………………………

Câu 6. (1 điểm) Chỉ ra mối quan hệ về thức ăn trong tự nhiên qua sơ đồ hình ảnh sau:

Đề thi học kì 2 môn Khoa học lớp 4

Câu 7. (1 điểm) Đúng ghi Đ, sai ghi S vào các ý sau đây:

a. Các loài cây khác nhau đều có nhu cầu nước giống như nhau.

b. Không khí cần cho quá trình quang hợp và hô hấp của thực vật.

Câu 8. (2 điểm) Điền vào chỗ chấm để hoàn thành sơ đồ sự trao đổi chất ở động vật.

Đề thi học kì 2 môn Khoa học lớp 4

Câu 9. (2 điểm) Trong trường hợp nào người ta sử dụng bình ô-xi?

Câu 10. (1 điểm) Vì sao con người rất quan tâm đến ô nhiễm không khí?

Đáp án và biểu điểm đề thi học kì 2 lớp 4 môn Khoa học

Câu 1. d (0,5 điểm)

Câu 2. b (0,5 điểm)

Câu 3. (0,5 điểm)

Dây đồng, ống sắt: Vật dẫn nhiệt

Ghế gỗ, chén nhựa: Vật cách điện

Câu 4. (0,5 điểm) Điền từ thích hợp vào chỗ chấm để hoàn thành câu sau:

Chiếc đèn pin chiếu qua khe hở của một tấm bìa. Ánh sáng sẽ truyền theo đường thẳng.

Câu 5. (1 điểm) Bạn nhỏ nghe thấy tiếng chuông điện thoại reo.

Thí nghiệm chứng tỏ âm thanh truyền được qua môi trường nước, chất rắn.

Câu 6. (1 điểm)

Cỏ là thức ăn của thỏ, thỏ là thức ăn của cáo. (0,5 điểm)

Xác chết của cáo được vi khuẩn phân hủy thành chất khoáng, chất khoáng này được rễ cỏ hút để nuôi cây. (0,5 điểm)

Câu 7. S; Đ (0,5 điểm)

Câu 8. (2 điểm) Động vật hấp thụ: ô-xi, nước, các chất hữu cơ có trong thức ăn từ thực vật và động vật.

Động vật thải ra: các-bô-nic, nước tiểu, mồ hôi, chất thải.

+ Đúng 6 ý được 1 điểm.

+ Đúng 4 đến 5 ý tương ứng được 0.5 điểm.

Câu 9. (2 điểm) Người ta phải thở bằng bình ô-xi : làm việc lâu dưới nước, thợ làm việc trong hầm, lò, người bị bệnh nặng cần cấp cứu, thám hiểm mặt trăng…

Câu 10. (1 điểm) Gợi ý: Vì ô nhiễm không khí sẽ mang đến cho con người:

- Gây bệnh viêm phế quản mãn tính.

- Gây ung thư phổi.

- Bụi gây ra các bệnh về mắt.

Làm cho các loài cây hoa quả không lớn được

Bảng ma trận đề thi học kì 2 môn Khoa học lớp 4

MẠCH
KIẾN THỨC

NỘI DUNG KIẾN THỨC - KỸ NĂNG CẦN ĐÁNH GIÁ

SỐ CÂU

HỎI

HÌNH THỨC CÂU HỎI

TỔNG ĐIỂM

TRẮC NGHIỆM

TỰ LUẬN

Nhận biết

Hiểu

Vận dụng

Vận dụng phản hồi

Nhận biết

Hiểu

Vận dụng

Vận dụng phản hồi

VẬT CHẤT VÀ NĂNG LƯỢNG

Không khí bị ô nhiễm

1

1

1,5

Âm thanh

1

0,5

Sự lan truyền của âm thanh

1

1

1

Không khí cần cho sự sống

1

2

2

Vật dẫn nhiệt, vật cách nhiệt

1

0,5

0,5

Ánh sáng

1

0,5

0,5

THỰC VẬT ĐỘNG VẬT

Nhu cầu nước của thực vật.

1

0,5

0,5

Thực vật cần gì để sống

1

1

1

Trao đổi chất của động vât

1

2

2

Chuổi thức ăn trong tự nhiên.

1

1

1

TỔNG CỘNG

10

3

2

1

1

2

1

10

Đề thi học kì 2 lớp 4 năm 2018 - 2019

Ngoài ra các em học sinh hoặc quý phụ huynh còn có thể tham khảo thêm đề thi giữa học kì 2 lớp 4 các môn Toán, Tiếng Việt, Tiếng Anh theo chuẩn thông tư 22 của bộ Giáo Dục và các dạng bài ôn tập môn Tiếng Việt 4, và môn Toán 4. Những đề thi này được Tìm Đáp Án sưu tầm và chọn lọc từ các trường tiểu học trên cả nước nhằm mang lại cho học sinh lớp 4 những đề ôn thi học kì 1 chất lượng nhất. Mời các em cùng quý phụ huynh tải miễn phí đề thi về và ôn luyện.

Bộ đề thi học kì 2 lớp 4 năm 2016 - 2017 theo Thông tư 22

Bộ đề thi học kì 2 môn Toán lớp 4 năm học 2016 - 2017 theo Thông tư 22