Bộ đề thi học kì 1 môn Tiếng Việt lớp 3 năm 2019 - 2020 theo Thông tư 22 gồm có 04 đề được Tìm Đáp Án sưu tầm và đăng tải là tài liệu ôn tập và hệ thống kiến thức Tiếng Việt 3 chuẩn nhất. Đề kiểm tra học kì 1 lớp 3 có đáp án đi kèm, giúp thầy cô và các bậc phụ huynh hướng dẫn các bé ôn tập một cách chủ động nhất.

1. Ma trận câu hỏi đề kiểm tra môn Tiếng Việt năm học 2019 - 2020 - Đề 1

TT

Chủ đề

Mức 1

Mức 2

Mức 3

Mức 4

Cộng

TN

TL

TN

TL

TN

TL

TN

TL

1

Đọc hiểu văn bản

Số câu

3

2

1

6 câu

Câu số

1,3,4

2,5

6

2

Kiến thức Tiếng Việt

Số câu

1

1

1

3 câu

Câu số

7

8

9

Tổng số

TS câu

3 câu

3 câu

2 câu

1 câu

9 câu

TS điểm

1.5 điểm

1.5 điểm

2 Điểm

1 điểm

6 điểm

2. Đề thi học kì 1 môn Tiếng Việt lớp 3 năm học 2019 - 2020 - Đề 1

Phần I: Kiểm tra đọc (10 điểm):

I. Đọc thành tiếng (4 điểm):

* Nội dung: Bốc thăm, đọc và trả lời câu hỏi về nội dung đoạn đọc.

+ Người con của Tây Nguyên.

+ Người liên lạc nhỏ.

+ Hũ bạc của người cha.

+ Cậu bé thông minh

* Thời lượng: Khoảng 60 tiếng/ phút.

II. Đọc thầm bài văn sau và trả lời câu hỏi (6 điểm): 35 phút

Cây gạo

Mùa xuân, cây gạo gọi đến bao nhiêu là chim. Từ xa nhìn lại, cây gạo sừng sững như một tháp đèn khổng lồ. Hàng ngàn bông hoa là hàng ngàn ngọn lửa hồng tươi. Hàng ngàn búp nõn là hàng ngàn ánh nến trong xanh. Tất cả đều lóng lánh lung linh trong nắng. Chào mào, sáo sậu, sáo đen…đàn đàn lũ lũ bay đi bay về. Chúng nó gọi nhau, trêu ghẹo nhau, trò chuyện ríu rít. Ngày hội mùa xuân đấy.

Cây gạo già mỗi năm lại trở lại tuổi xuân, càng nặng trĩu những chùm hoa đỏ mọng và đầy tiếng chim hót.

Hết mùa hoa, chim chóc cũng vãn. Cây gạo trở lại với dáng vẻ xanh mát hiền lành. Cây đứng im lìm cao lớn, làm tiêu cho những con đò cập bến và cho những đứa con về thăm quê mẹ.

(Theo Vũ Tú Nam)

Câu 1: Bài văn tả cây gạo vào mùa nào trong năm?

Khoanh vào chữ cái trước ý trả lời đúng:

A. Mùa xuân.

B. Mùa hạ.

C. Mùa thu

D. Mùa đông.

Câu 2: Từ xa nhìn lại, cây gạo trông giống cái gì?

Khoanh vào chữ cái trước ý trả lời đúng:

A. Ngọn lửa hồng.

B. Ngọn nến trong xanh.

C. Tháp đèn.

D. Cái ô đỏ

Câu 3: các loài chim làm gì trên cậy gạo?

Khoanh vào chữ cái trước ý trả lời đúng:

A. Làm tổ.

B. Bắt sâu.

C. Ăn quả.

D. Trò chuyện ríu rít.

Câu 4: Những chùm hoa gạo có màu sắc như thế nào?

Khoanh vào chữ cái trước ý trả lời đúng:

A. Đỏ chon chót

B. Đỏ tươi.

C. Đỏ mọng.

D. Đỏ rực rỡ.

Câu 5: Hết mùa hoa, cây gạo như thế nào?

Khoanh vào chữ cái trước ý trả lời đúng:

A. Trở lại tuổi xuân.

B. Trở nên trơ trọi.

C. Trở nên xanh tươi.

D. Trở nên hiền lành.

Câu 6: Em hãy điền dấu phẩy vào vị trí thích hợp trong câu văn sau:

Hằng năm cứ vào đầu tháng chín các trường lại khai giảng năm học mới.

……………………………………………………………………………………………

Câu 7: Câu “Cây gạo sừng sững như một tháp đèn khổng lồ” được viết theo mẫu câu nào?

Khoanh vào chữ cái trước ý trả lời đúng:

A. Ai là gì?

B. Ai làm gì?

C. Ai thế nào?

Câu 8: Bộ phận in đậm trong câu: “Mùa xuân, cây gạo gọi đến bao nhiêu là chim” trả lời cho câu hỏi nào?

Khoanh vào chữ cái trước ý trả lời đúng:

A. Là gì?

B. Làm gì?

C. Thế nào?

D. Khi nào?

Câu 9: Hãy ghi lại bộ phận trả lời câu hỏi “Làm gì?” trong câu dưới đây:

Trời sắp mưa, cha nhắc tôi đem theo áo mưa

……………………………………………………………………………

PHẦN II : KIỂM TRA VIẾT (10 điểm)

1. Chính tả (5 điểm): Nghe – viết: bài “Mùa hoa sấu” (từ Vào những ngày cuối xuân, .... đến một chiếc lá đang rơi như vậy) - (trang 73, sách Tiếng Việt 3- Tập 1).

2. Tập làm văn (5 điểm) – 25 phút.

Đề bài: Kể về một người hàng xóm mà em quý mến (viết từ 7-10 câu).

Gợi ý: Giới thiệu người định tả.

- Tả ngoại hình và tả tính cách?

- Nghề nghiệp?

- Yêu thích cái gì?

3. Đáp án Đề thi học kì 1 môn Tiếng Việt lớp 3 năm học 2019 - 2020 - Đề 1

Phần I:

1. Đọc thành tiếng (4 điểm):

- Đọc vừa đủ nghe, rõ ràng; tốc độ đạt yêu cầu: 1 điểm

- Đọc đúng tiếng, từ (không đọc sai quá 5 tiếng): 1 điểm

- Ngắt nghỉ hơi đúng ở các dấu câu, các cụm từ rõ nghĩa: 1 điểm

- Trả lời đúng câu hỏi về nội dung đoạn đọc: 1 điểm

2. Đọc hiểu:

Câu 1: A. Mùa xuân.(0,5 điểm)

Câu 2: C. Tháp đèn.(0,5 điểm)

Câu 3: D. Trò chuyện ríu rít. (0,5 điểm)

Câu 4: C. Đỏ mọng.(0,5 điểm)

Câu 5: D. Trở nên hiền lành. (0,5 điểm)

Câu 6: (1 điểm)

Câu 7: C. Ai thế nào? (1 điểm)

Câu 8: B. Làm gì? (1 điểm)

Câu 9: (1 điểm)

Phần II: (10đ)

1. Chính tả:4 điểm

- Tốc độ đạt yêu cầu: 1 điểm

- Chữ viết rõ ràng, viết đúng chữ, cỡ chữ: 1 điểm.

- Viết đúng chính tả (không mắc quá 5 lỗi): 1 điểm

- Trình bày đúng quy định, viết sạch đẹp: 1 điểm

2. Tập làm văn: 6 điểm

- Nội dung (ý) (3 điểm): Học sinh viết được đoạn văn gồm các ý theo đúng yêu cầu nêu trong đề bài.

- Kỹ năng (3 điểm):

+ Điểm tối đa cho kỹ năng viết chữ, viết đúng chính tả: 1 điểm.

+ Điểm tối đa cho kỹ năng dùng từ, đặt câu: 1 điểm

+ Điểm tối đa cho phần sáng tạo: 1 điểm

4. Ma trận nội dung đề kiểm tra đọc hiểu, kiến thức từ và câu học kì 1 - Đề 2

Mạch kiến thức, kĩ năng

Số câu,

số điểm

Mức 1

Mức 2

Mức 3

Mức 4

Tổng

+ Đọc thành tiếng

+ Kiến thức Tiếng Việt

Nắm vững mô hình phổ biến của câu trần thuật đơn và đặt câu theo những mô hình này

-Biết cách dùng dấu chấm, dấu phẩy, dấu chấm hỏi, dấu chấm than, dấu hai chấm.

-Bước đầu nhận biết biện pháp so sánh trong bài học và trong lời nói…

Số câu,

Câu số

S điểm

Số câu,

Câu số

Số điểm

Số câu,

Câu số

Số điểm

1

7

1

1

6

0,5

2

8,9

2

1

1

1

1

O,5đ

2

2

+ Đọc hiểu văn bản :

- Xác định được hình ảnh, nhân vật chi tiết trong bài đọc ; nêu đúng ý nghĩa của chi tiết, hình ảnh trong bài.

- Hiểu ý chính của đoạn văn.

- Giải thích được chi tiết đơn giản trong bài bằng suy luận trực tiếp hoặc rút ra thông tin đơn giản khác từ bài đọc.- Nhận xét đơn giản một số hình ảnh, nhân vật hoặc chi tiết trong bài đọc ; liên hệ chi tiết trong bài với thực tiễn để rút ra bài học đơn giản.

Số câu

Câu số

Số điểm

Số câu

Câu số

Số điểm

Số câu

Câu số

Số điểm

2

1,2,3

1,5

1

4

0,5

1

5

0,5

2

2

1,5 đ

1

1

0,5đ

2

2

0,5 đ

Tổng

Chính Tả

Tập làm văn

Số câu

9

Số điểm

5. Đề thi học kì 1 môn Tiếng Việt lớp 3 năm học 2019 - 2020 - Đề 2

Họ và tên: .................................................... …………….Lớp:................

Giáo viên coi:.......................... Giáo viên chấm:........................................

Điểm

Nhận xét của giáo viên:

.......................................................................................................…

..........................................................................................................

Phần I.

I. Đọc thành tiếng (35 phút)

Đọc một đoạn trong các bài tập đọc: Đất quý, đất yêu; Nắng phương Nam; Cửa Tùng; Người liên lạc nhỏ; Nhà rông ở Tây Nguyên; Hũ bạc của người cha; Mồ Côi xử kiện

(Tài liệu HD Tiếng việt tập 1B – lớp 3)

II. Đọc thầm bài đoạn văn sau (30 phút)

CÓ NHỮNG MÙA ĐÔNG

Có một mùa đông, Bác Hồ sống bên nước Anh. Lúc ấy Bác còn trẻ. Bác làm việc cào tuyết trong một trường học để có tiền sinh sống. Công việc này rất mệt nhọc. Mình Bác đẫm mồ hôi, nhưng chân tay thì lạnh cóng. Sau tám giờ làm việc, Bác vừa mệt vừa đói.

Lại có những mùa đông, Bác Hồ sống ở Pa-ri, thủ đô nước Pháp. Bác trọ trong một khách sạn rẻ tiền ở xóm lao động. Buổi sáng, trước khi đi làm, Bác để một viên gạch vào bếp lò. Tối về Bác lấy viên gạch ra, bọc nó vào một tờ giấy báo cũ, để xuống dưới đệm nằm cho đỡ lạnh

Dựa vào nội dung bài đọc, khoanh tròn vào chữ cái đặt trước ý trả lời đúng và làm bài tập sau:

Câu 1. Bác trọ ở đâu?

A. Khách sạn rẻ tiền.

B. Trọ nhà dân

C. Khách sạn sang trọng

Câu 2. Lúc ở nước Anh, Bác Hồ phải làm nghề gì để sinh sống?

A. Cào tuyết trong một trường học.

B. Viết báo.

C. Làm đầu bếp trong một quán ăn.

Câu 3. Hồi ở Pháp, mùa đông Bác phải làm gì để chống rét?

A. Dùng lò sưởi.

B. Dùng viên gạch nướng lên để sưởi.

C. Mặc thêm áo cũ vào trong người cho ấm.

Câu 4. Bác Hồ phải chịu đựng gian khổ như thế để làm gì?

A. Để kiếm tiền giúp đỡ gia đình.

B. Để theo học đại học.

C. Để tìm cách đánh giặc Pháp, giành độc lập cho dân tộc.

Câu 5. Nhớ ơn Bác Hồ em sẽ làm gì?

..........................................................................................................................

Câu 6. Điền dấu phẩy vào chỗ thích hợp trong câu sau.

Trần Quốc Toản mình mặc áo bào đỏ vai mang cung tên lưng đeo thanh gươm báu ngồi trên con ngựa trắng phau.

Câu 7. Câu nào dưới đây được viết theo mẫu Ai - Thế nào?

A. Hươu là một đứa con ngoan.

B. Hươu rất nhanh nhẹn, chăm chỉ và tốt bụng.

C. Hươu xin phép mẹ đến thăm bác Gấu.

Câu 8. Gạch dưới sự vật được so sánh trong câu sau

Những chùm hoa sấu trắng muốt nhỏ như những chiếc chuông reo.

Câu 9. Sự vật nào được nhân hóa trong câu văn sau?

Chị gió còn dong chơi trên khắp các cánh đồng, ngọn núi.

A. chị Gió

B. cánh đồng

C. ngọn núi

Phần II.

1. Chính tả (Nghe - viết)

Viết bài: Đôi bạn - Viết đoạn 3 của bài

(TLDH - T.Việt 3 - tập 1B- Trang 82) (15 phút)

2. Tập làm văn

Viết một đoạn văn ngắn giới thiệu về tổ của em. (25 phút)

6. Đáp án Đề thi học kì 1 môn Tiếng Việt lớp 3 năm học 2019 - 2020 - Đề 2

Phần I. Kiểm tra kỹ năng đọc và kiến thức Tiếng Việt

1. Đọc thành tiếng 4 điểm

Học sinh đọc lưu loát, rõ ràng, ngắt nghỉ hơi đúng: 4 điểm

Đọc sai từ, sai dấu thanh trừ, ngắt nghỉ hơi không đúng: 2 lỗi trừ 0,2 điểm.

2. Đọc thầm và làm bài tập 6 điểm

+ Câu 1, 2, 3, 4: Khoanh đúng mỗi câu cho: 0,5 điểm

+ Câu 5: Ghi được việc làm phù hợp với lứa tuổi hs 0,5 đ

+ Câu 6: Điền đúng 1 dấu phẩy cho: 0,5 điểm

Trần Quốc Toản mình mặc áo bào đỏ, vai mang cung tên, lưng đeo thanh gươm báu, ngồi trên con ngựa trắng phau..

Câu 7. Câu nào dưới đây được viết theo mẫu Ai - Thế nào? 1đ (Đáp án đúng được bôi đậm)

A. Hươu là một đứa con ngoan.

B. Hươu rất nhanh nhẹn, chăm chỉ và tốt bụng.

C. Hươu xin phép mẹ đến thăm bác Gấu.

Câu 8. Gạch dưới sự vật được so sánh trong câu sau 1đ

Những chùm hoa sấu trắng muốt nhỏ như những chiếc chuông reo.

Câu 9. Sự vật nào được nhân hóa trong câu văn sau? 1đ (Đáp án đúng được bôi đậm)

Chị gió còn dong chơi trên khắp các cánh đồng, ngọn núi.

A. chị Gió

B. cánh đồng

C. ngọn núi

Phần II. Kiểm tra kỹ năng viết chính tả và viết văn.

1. Viết chính tả:

  • Bài trình bày sạch sẽ, viết đúng chính tả cho: 2 điểm
  • Bài viết sai lỗi chính tả, dấu thanh 3 lỗi trừ 0,5 điểm
  • Toàn bài trình bày bẩn trừ: 0,25 điểm

2. Tập làm văn:

  • Viết được đoạn văn giới thiệu về tổ theo đúng yêu cầu, diễn đạt rõ ràng, dùng từ đúng.
  • Giới thiệu được các thành viên trong tổ. Số bạn nam, số bạn nữ.
  • Nêu được đặc điểm của từng bạn
  • Cảm nhận về tổ của mình.

Lưu ý: Đối với những bài đạt điểm tối đa, yêu cầu trình bày sạch sẽ, không tẩy xóa, không mắc lỗi chính tả, chữ viết đẹp.

7. Đề thi học kì 1 môn Tiếng Việt lớp 3 năm 2019 - 2020 - Đề 3

A. KIỂM TRA ĐỌC: (10 điểm)

1. Đọc thành tiếng: (5 điểm)

Bài đọc: .................................................................................................

2. Đọc thầm và làm bài tập: (5 đ) - 15 phút

Chú sẻ và bông hoa bằng lăng

Ở gần tổ của một chú sẻ non đang tập bay có một cây bằng lăng. Mùa hoa này, bằng lăng nở hoa mà không biết vui vì bé Thơ, bạn của cây, phải nằm viện. Sẻ non biết bằng lăng đã giữ lại một bông hoa cuối cùng để đợi bé Thơ.

Sáng hôm ấy, bé Thơ về, bông bằng lăng cuối cùng đã nở. Nhưng bông hoa lại nở cao hơn cửa sổ nên bé không nhìn thấy nó. Bé cứ ngỡ là mùa hoa đã qua.

Sẻ non rất yêu bằng lăng và bé Thơ. Nó muốn giúp bông hoa. Nó chắp cánh, bay vù về phía cành bằng lăng mảnh mai. Nó nhìn kĩ cành hoa rồi đáp xuống. Cành hoa chao qua, chao lại. Sẻ non cố đứng vững. Thế là bông hoa chúc hẳn xuống, lọt vào khuôn cửa sổ.

Lập tức, sẻ nghe thấy tiếng reo từ gian phòng tràn ngập ánh nắng:

- Ôi, đẹp quá! Sao lại có bông bằng lăng nở muộn thế kia?

Theo Phạm Hổ

* Khoanh vào chữ cái đặt trước ý em cho là đúng trong các câu hỏi sau và hoàn thành tiếp các bài tập:

Câu 1. Bằng lăng muốn giữ lại bông hoa cuối cùng để làm gì?

a. Để tặng cho sẻ non.

b. Để trang điểm cho ngôi nhà của bé Thơ.

c. Để dành tặng bé Thơ vì bé Thơ bị ốm phải nằm viện chưa được nhìn thấy hoa nở.

Câu 2. Vì sao khi bông hoa bằng lăng cuối cùng nở, bé Thơ vẫn không nhìn thấy và nghĩ rằng mùa hoa đã qua?

a. Vì hoa chóng tàn quá bé Thơ chưa kịp ngắm.

b. Vì bông hoa nở cao hơn cửa sổ nên bé không nhìn thấy.

c. Vì bé Thơ mệt không chú ý đến hoa.

Câu 3. Sẻ non đã làm gì để giúp bằng lăng và bé Thơ?

a. Sẻ non hót vang để bé Thơ thức dậy ngắm hoa bằng lăng.

b. Sẻ non hái bông hoa bằng lăng bay vào buồng tặng bé Thơ.

c. Sẻ non đậu vào cành hoa bằng lăng làm cho nó chúc xuống để bông hoa lọt vào khung cửa sổ.

Câu 4. Câu văn có hình ảnh so sánh là:

a. Bé Thơ cười tươi như một bông hoa.

b. Sẻ non rất yêu bằng lăng và bé Thơ.

c. Bé cứ nghĩ là mùa hoa đã qua.

Câu 5. Điền tiếp bộ phận còn thiếu để tạo câu theo mẫu Ai là gì?

Bằng lăng và sẻ non là .......................................................................................

II. KIỂM TRA VIẾT (10 điểm)

1. Chính tả: (Nghe - viết) – 15 phút

a) Bài viết: Nhớ lại buổi đầu đi học. (Sách Tiếng Việt 3 - Tập I, trang 51)

Giáo viên đọc "Cũng như tôi đến hết" (5 điểm)

2. Tập làm văn: (5 điểm) - 25 phút

Viết một đoạn văn ngắn (từ 5 đến 7 câu) kể về tình cảm của bố mẹ hoặc người thân của em đối với em.

8. Đáp án Đề thi học kì 1 môn Tiếng Việt lớp 3 năm 2019 - 2020 - Đề 3

A. KIỂM TRA ĐỌC:

2. Đọc thầm và làm bài tập:

Câu 1. Bằng lăng muốn giữ lại bông hoa cuối cùng để làm gì?

c. Để dành tặng bé Thơ vì bé Thơ bị ốm phải nằm viện chưa được nhìn thấy hoa nở.

Câu 2. Vì sao khi bông hoa bằng lăng cuối cùng nở, bé Thơ vẫn không nhìn thấy và nghĩ rằng mùa hoa đã qua?

b. Vì bông hoa nở cao hơn cửa sổ nên bé không nhìn thấy.

Câu 3. Sẻ non đã làm gì để giúp bằng lăng và bé Thơ?

c. Sẻ non đậu vào cành hoa bằng lăng làm cho nó chúc xuống để bông hoa lọt vào khung cửa sổ.

Câu 4. Câu văn có hình ảnh so sánh là:

a. Bé Thơ cười tươi như một bông hoa.

II. KIỂM TRA VIẾT

2. Tập làm văn: (5 điểm)

Viết một đoạn văn ngắn (từ 5 đến 7 câu) kể về tình cảm của bố mẹ hoặc người thân của em đối với em.

Bài mẫu 1:

Trong gia đình em, mọi người đều quan tâm đến em. Người gần gũi và chăm sóc cho em nhiều nhất là mẹ. Mẹ thường xuyên nhắc nhở: “Con gái phải dịu dàng, nhỏ nhẹ, cố gắng học tốt”. Mỗi ngày, ngoài việc chợ búa, nấu nướng, dọn dẹp nhà cửa, mẹ luôn dạy bảo, hướng dẫn em trong việc học tập. Những ngày nghỉ, mẹ dẫn em đi chơi, đi siêu thị. Mọi việc ở lớp, ở trường dù vui hay buồn, em đều tâm sự cùng mẹ. Bên mẹ, em cảm thấy tự tin hơn. Mẹ là tất cả của em.

Bài mẫu 2:

Ngoài mẹ, bố là người gần gũi với em nhất. Bố rất yêu em. Bố đi làm cả ngày ở nhà máy, tối mới về đến nhà. Cơm nước xong là bố kèm em học. Bố coi sóc bài vở của em rất tỉ mỉ. Bố dạy cho em từng cách viết để trình bày bài làm ở nhà. Bố giảng giải cho em từng bài toán khó, dạy từng câu văn. Nhờ có bố, em học hành tiến bộ và đạt nhiều điểm chín, điểm mười hơn. Nhận thấy em tiến bộ, cả bố và mẹ đều vui. Vào ngày nghỉ, khi em học bài và làm xong việc, bố dạy em cách câu cá hoặc tự làm đồ chơi. Bố lúc nào cũng âu yếm và chăm lo cho em từng li từng tí. Em rất tự hào về bố, người đã dạy dỗ em rất chu đáo, đầy tình yêu thương. Em hứa sẽ cố gắng học tập thật giỏi để bố mẹ vui lòng.

Những đề thi này được Tìm Đáp Án sưu tầm và chọn lọc từ các trường tiểu học trên cả nước nhằm đem lại cho các em những kiến thức bổ ích nhất và chất lượng nhất. Các em có thể xem thêm các đề thi thông dụng được sử dụng nhiều nhất:

Đề thi học kì 1 lớp 3 được tải nhiều nhất:

Trên đây, Tìm Đáp Án đã giới thiệu tới các bạn Bộ đề thi học kì 1 môn Tiếng Việt lớp 3 năm 2019 - 2020 theo Thông tư 22. Các em học sinh có thể tham khảo thêm toàn bộ đề thi học kì 1 lớp 3, đề thi học kì 2 lớp 3 đầy đủ, chuẩn bị cho các bài thi môn Toán lớp 3 cùng môn Tiếng Việt lớp 3 đạt kết quả cao. Mời các em cùng tham khảo, luyện tập cập nhật thường xuyên.




Xem thêm