Bộ đề thi học kì 1 môn Sinh học lớp 10 năm học 2016 - 2017

Bộ đề thi học kì 1 môn Sinh học lớp 10 năm học 2016 - 2017 tổng hợp đề kiểm tra học kì I lớp 10 môn Sinh từ nhiều trường THPT trong cả nước. Với cấu trúc đề đa dạng nhưng vẫn bám sát nội dung chương trình học trong sách giáo khoa, hi vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích cho quý thầy cô và các em ôn tập và củng cố kiến thức, chuẩn bị sẵn sàng cho học kì II sắp tới.

Đề cương ôn tập học kì 1 môn Sinh học lớp 10

Bộ đề thi học kì I môn Hóa học lớp 10 năm học 2016 - 2017

Bộ đề thi học kì 1 môn Toán lớp 10 năm học 2016 - 2017

Đề số 1 - Đề thi học kì 1 môn Sinh học lớp 10 trường THPT Nguyễn Du, TP Hồ Chí Minh năm học 2016 - 2017

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TP HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG THPT NGUYỄN DU

ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I - MÔN SINH HỌC KHỐI 10

Năm học: 2016 – 2017

(Thời gian làm bài: 45 phút)

CÂU 1: (2,0 điểm)

a) Trình bày cấu tạo - chức năng của ARN thông tin và ARN vận chuyển

b) Trình bày đặc điểm chung của tế bào nhân sơ.

CÂU 2: (2,5 điểm)

Trình bày chức năng của thành phần sau đây ở tế bào nhân thực:

  • Màng sinh chất
  • Bộ máy Gôngi
  • Lizôxôm

CÂU 3: (3,0 điểm)

a) Phân biệt vận chuyển thụ động và vận chuyển chủ động.

b) Trình bày phương thức nhập bào.

CÂU 4: (1,0 điểm)

Khi chúng ta chẻ dọc thân rau muống thành những sợi nhỏ hơn rồi đem ngâm trong nước lọc thì sau một thời gian cọng rau muống bị cong lại. Bằng kiến thức thực tế và kiến thức đã học, em hãy giải thích hiện tượng trên.

CÂU 5: (1,5 điểm)

Một gen có chiều dài 2550 Å. Trong đó số nucleotit loại G chiếm 20% tổng số nucleotit.

a) Tính tổng số nucleotit của gen

b) Tính số lượng từng loại nucleotit của gen.

c) Gen trên có bao nhiêu liên kết hiđro?

Đáp án đề thi học kì 1 môn Sinh học lớp 10

Câu 1 (2,0đ)

a) Trình bày cấu tạo - chức năng của ARN thông tin và ARN vận chuyển

  • mARN:
    • Cấu tạo từ một chuỗi polinuclêôtit dạng mạch thẳng.
    • Chức năng: truyền đạt thông tin di truyền.
  • tARN:
    • Mỗi phân tử tARN có một đầu mang axit amin và một đầu mang bộ ba đối mã.
    • Chức năng: vận chuyển axit amin tới ribôxôm để tổng hợp nên prôtêin.

b) Trình bày đặc điểm chung của tế bào nhân sơ.

  • Cấu trúc đơn giản; có kích thước nhỏ
  • Chưa có chưa có màng nhân, tế bào chất không có hệ thống nội màng và không có bào quan có màng bao bọc.

Câu 2 (2,5đ) Chức năng của các thành phần của tế bào nhân thực:

  • Màng sinh chất:
    • Trao đổi chất với môi trường một cách có chọn lọc.
    • tiếp nhận và truyền thông tin từ bên ngoài vào trong tế bào nhờ các prôtêin thụ thể, nhận biết nhau và nhận biết các tế bào lạ nhờ "dấu chuẩn" là glicoprotein.
    • Vận chuyển các chất.
    • Là nơi định vị của nhiều enzim.
  • Bộ máy Gôngi: thu gom, lắp ráp, đóng gói, biến đổi và phân phối các sản phẩm của tế bào từ nơi sản xuất đến nơi sử dụng.
  • Lizôxôm: Phân huỷ tế bào già, tế bào bị tổn thương, các bào quan hết thời hạn sử dụng... Kết hợp với không bào tiêu hoá phân huỷ thức ăn.

Câu 3 (3,0đ)

a) Phân biệt vận chuyển thụ động và vận chuyển chủ động.

Điểm phân biệt

Vận chuyển thụ động

Vận chuyển chủ động

Nguyên nhân

Do sự chênh lệch nồng độ

Do nhu cầu của tế bào...

Nhu cầu năng lượng

Không cần năng lượng

Cần năng lượng

Hướng vận chuyển

Theo chiều gradien nồng độ

Ngược chiều gradien nồng độ

Chất mang

Không cần chất mang

Cần chất mang

Kết quả

Đạt đến cân bằng nồng độ

Không đạt đến cân bằng nồng độ

b) Trình bày phương thức nhập bào.

  • Phương thức tế bào đưa các chất có kích thước lớn vào bên trong tế bào bằng cách biến dạng màng sinh chất.
  • Có hai loại nhập bào là thực bào (chất lấy vào là chất rắn) và ẩm bào (chất lấy vào là dịch).

Câu 4 (1,0đ) Khi chúng ta chẻ dọc thân rau muống thành những sợi nhỏ hơn rồi đem ngâm trong nước lọc thì sau một thời gian cọng rau muống bị cong lại. Bằng kiến thức thực tế và kiến thức đã học, em hãy giải thích hiện tượng trên.

  • Khi ngâm rau vào nước lọc, các tế bào rau đực dặt trong môi trường nhược trương → tế bào rau hút nước.
  • Thân rau muống có mặt ngoài được phủ 1 lớp cutin dày, mặt trong không phủ cutin nên mặt trong hút nước nhanh và nhiều hơn mặt ngoài → các tế bào mặt trong trương nước hơn mặt ngoài của thân → cọng thân rau muống bị cong

Câu 5 (1,5đ) Một gen có chiều dài 2550 Å. Trong đó số nucleotit loại G chiếm 20% tổng số nucleotit.

a) Tính tổng số nucleotit của gen

N = 2L/3,4 = 2. 2550/3,4 = 1500

b) Tính số lượng từng loại nucleotit của gen.

2A + 2G = 1500

G = 20% → A = 3/2 G

A= T = 450

G = X = 300

Nếu chỉ đáp số 2 loại nucleotit trừ 0,25đ

c) Gen trên có bao nhiêu liên kết hiđro?

H = 2A + 3G = 1800

Viết đúng tất cả công thức được 0,25đ

Đề số 2 - Đề thi học kì 1 môn Sinh học lớp 10 trường THPT Đoàn Thượng, Hải Dương năm học 2016 - 2017

SỞ GD & ĐT HẢI DƯƠNG

TRƯỜNG THPT ĐOÀN THƯỢNG

ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I

NĂM HỌC 2016 – 2017

MÔN THI: Sinh học 10

Thời gian làm bài: 45 phút

Câu 1 (2 điểm)

Trình bày các khái niệm: Vận chuyển thụ động, vận chuyển chủ động, môi trường ưu trương, môi trường nhược trương?

Câu 2 (2 điểm)

Trình bày cấu trúc hóa học và chức năng của phân tử ATP. Năng lượng được tích trữ trong tế bào dưới dạng nào?

Câu 3 (2 điểm)

a. Nêu các chức năng của Prôtêin?

b. Lục lạp có đặc điểm cấu tạo như thế nào để phù hợp với chức năng của nó?

Câu 4. (2 điểm)

Một gen có chiều dài 5100A0, Guanin = 900. Hãy xác định:

a. Số lượng nuclêôtit của gen, số lượng và tỉ lệ từng loại nuclêôtit của gen.

b. Số liên kết hiđrô của gen.

Câu 5. (2 điểm)

a. Tại sao cho nhiều muối vào nước để ngâm rau sống thì rau sẽ bị héo?

b. Em hãy nêu cách xào rau để rau không bị quắt mà vẫn xanh, ngon. Bằng kiến thức sinh học, em hãy giải thích cách xào của em?

Đáp án đề thi học kì 1 môn Sinh học lớp 10

Câu 1 (2 điểm)

Trình bày các khái niệm: Vận chuyển thụ động, vận chuyển chủ động, môi trường ưu trương, môi trường nhược trương?

  • Vận chuyển thụ động là phương thức vận chuyển các chất qua qua màng sinh chất mà không tiêu tốn năng lượng. (Là phương thức vận chuyển các chất qua màng sinh chất từ nơi có nồng độ cao đến nơi có nồng độ thấp mà không tiêu tốn năng lượng.)
  • Vận chuyển chủ động là phương thức vận chuyển các chất qua màng từ nơi chất tan có nồng độ thấp đến nơi có nồng độ cao và cần tiêu tốn năng lượng.
  • MT ưu trương: là MT bên ngoài TB có nồng độ chất tan cao hơn nồng độ chất tan có trong tế bào.
  • MT nhược trương: là MT bên ngoài TB có nồng độ chất tan thấp hơn nồng độ chất tan có trong tế bào.

Câu 2 (2 điểm)

Trình bày cấu trúc hóa học và chức năng của phân tử ATP. Năng lượng được tích trữ trong tế bào dưới dạng nào?

  • ATP là hợp chất cao năng gồm 3 thành phần:
    • 1 bazơ nitơ loại Ađênin
    • 1 đường ribôzơ (5C)
    • 3 nhóm photphat
    • Lk giữa hai nhóm phốt cuối cùng dễ bị phá vỡ để giải phóng năng lượng.
  • Vai trò của ATP.
    • Tổng hợp nên các chất hóa học cần thiết cho TB...
    • Vận chuyển các chất qua màng.....
    • Sinh công cơ học....
    • Năng lượng tích lũy trong tế bào ở các dạng như hóa năng, điện năng, nhiệt năng...

Câu 3 (2 điểm)

a. Nêu các chức năng của Prôtêin?

HS chỉ nêu ra 4 trong 6 chức của phân tử protein: (mỗi chức năng và lấy được VD cho 0,25đ)

  • Cấu tạo nên TB và cơ thể. VD: Kêratin cấu tạo nên lông, tóc, móng...
  • Dự trữ các a.a. VD: Pr trong sữa và Pr hạt cây, anbumin
  • Vận chuyển các chất. VD: Hb
  • Bảo vệ cơ thể. VD: Kháng thể
  • Xúc tác cho các phản ứng hoá sinh. VD: Enzim
  • Thu nhận thông tin. VD: Các thụ thể trong TB

b. Lục lạp có đặc điểm cấu tạo như thế nào để phù hợp với chức năng của nó?

  • Chức năng của lục lạp: Là nơi thực hiện quá trình Q.H, chuyển đổi NL ánh sáng thành NL trong các liên kết hóa học của hợp chất hữu cơ.
  • Để thực hiện được chức năng trên thì lục lạp có điểm sau:
    • Bên trong gồm 2 thành phần:
      • Chất nền (Stroma) chứa ADN và Ribôxôm
      • Grana: gồm các tilacôit xếp chồng lên nhau, các grana nối với nhau bằng hệ thống màng, trên màng tilacôit chứa nhiều chất diệp lục và các enzim quang hợp.

Câu 4 (2 điểm)

Một gen có chiều dài 5100A0, Guanin = 900. Hãy xác định:

a. Số lượng nuclêôtit của gen, số lượng và tỉ lệ từng loại nuclêôtit của gen.

- Số lượng nu của gen: 3000

- Tỉ lệ từng loại nu của gen

A = T = 20%

G = X = 30%

- Số lượng từng loại nu của gen

A = T = 600

G = X = 900

b. Số liên kết hiđrô của gen.

H = 2A + 3G = 3900

Câu 5 (2 điểm)

a. Tại sao cho nhiều muối vào nước để ngâm rau sống thì rau sẽ bị héo?

  • Cho nhiều muối vào nước tạo MT ưu trương
  • Rau sống ngâm trong MT ưu trương các phân tử nước trong TB rau sẽ thẩm thấu ra ngoài (Gây co nguyên sinh) thể tích TB rau giảm TB co lại rau sống bị héo.

b. Em hãy nêu cách xào rau để rau không bị quắt mà vẫn xanh, ngon. Bằng kiến thức sinh học, em hãy giải thích cách xào của em?

  • Xào ngọn lửa to ngay từ đầu và xào rau ít một, trước khi cho ra đĩa mới cho gia vị.
  • Giải thích: xào ngọn lửa to ngay từ đầu để làm cho TB rau bị chết màng TB không còn thực hiện được chức năng sinh học nữa (như chức năng TĐC) rau không bị mất nước và các chất dinh dưỡng nên rau vẫn xanh và ngon.

Mời các bạn tải trọn bộ đề thi và đáp án về tham khảo.

Nếu bạn không thấy đề thi được hiển thị. Vui lòng tải về để xem. Nếu thấy hay thì các bạn đừng quên chia sẻ cho bạn bè nhé!