Đề thi học kì 1 môn Sinh học lớp 10

Đề thi học kì 1 môn Sinh học lớp 10 trường THPT Nguyễn Du, TP Hồ Chí Minh năm học 2016 - 2017 gồm 2 mã đề có đáp án đi kèm. Đây là tài liệu tham khảo hay được chúng tôi sưu tầm, nhằm phục vụ việc ôn tập và củng cố lại kiến thức để chuẩn bị cho kì thi học kì I sắp tới.

Đề cương ôn tập học kì 1 môn Sinh học lớp 10

Đề thi học kì 1 môn Toán lớp 10 trường THPT Nguyễn Du, TP Hồ Chí Minh năm học 2016 - 2017

Đề thi học kì 1 môn Giáo dục công dân lớp 10 trường THPT Nguyễn Du, TP Hồ Chí Minh năm học 2016 - 2017

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TP HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG THPT NGUYỄN DU

ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I - MÔN SINH HỌC KHỐI 10

Năm học: 2016 – 2017

(Thời gian làm bài: 45 phút)

ĐỀ 1

CÂU 1: (2,0 điểm)

a) Trình bày cấu tạo - chức năng của ARN thông tin và ARN vận chuyển

b) Trình bày đặc điểm chung của tế bào nhân sơ.

CÂU 2: (2,5 điểm)

Trình bày chức năng của thành phần sau đây ở tế bào nhân thực:

  • Màng sinh chất
  • Bộ máy Gôngi
  • Lizôxôm

CÂU 3: (3,0 điểm)

a) Phân biệt vận chuyển thụ động và vận chuyển chủ động.

b) Trình bày phương thức nhập bào.

CÂU 4: (1,0 điểm)

Khi chúng ta chẻ dọc thân rau muống thành những sợi nhỏ hơn rồi đem ngâm trong nước lọc thì sau một thời gian cọng rau muống bị cong lại. Bằng kiến thức thực tế và kiến thức đã học, em hãy giải thích hiện tượng trên.

CÂU 5: (1,5 điểm)

Một gen có chiều dài 2550 Å. Trong đó số nucleotit loại G chiếm 20% tổng số nucleotit.

a) Tính tổng số nucleotit của gen

b) Tính số lượng từng loại nucleotit của gen.

c) Gen trên có bao nhiêu liên kết hiđro?

Đáp án đề thi học kì 1 môn Sinh học lớp 10

ĐÁP ÁN ĐỀ 1

Câu 1 (2,0đ)

a) Trình bày cấu tạo - chức năng của ARN thông tin và ARN vận chuyển

  • mARN:
    • Cấu tạo từ một chuỗi polinuclêôtit dạng mạch thẳng.
    • Chức năng: truyền đạt thông tin di truyền.
  • tARN:
    • Mỗi phân tử tARN có một đầu mang axit amin và một đầu mang bộ ba đối mã.
    • Chức năng: vận chuyển axit amin tới ribôxôm để tổng hợp nên prôtêin.

b) Trình bày đặc điểm chung của tế bào nhân sơ.

  • Cấu trúc đơn giản; có kích thước nhỏ
  • Chưa có chưa có màng nhân, tế bào chất không có hệ thống nội màng và không có bào quan có màng bao bọc.

Câu 2 (2,5đ) Chức năng của các thành phần của tế bào nhân thực:

  • Màng sinh chất:
    • Trao đổi chất với môi trường một cách có chọn lọc.
    • tiếp nhận và truyền thông tin từ bên ngoài vào trong tế bào nhờ các prôtêin thụ thể, nhận biết nhau và nhận biết các tế bào lạ nhờ "dấu chuẩn" là glicoprotein.
    • Vận chuyển các chất.
    • Là nơi định vị của nhiều enzim.
  • Bộ máy Gôngi: thu gom, lắp ráp, đóng gói, biến đổi và phân phối các sản phẩm của tế bào từ nơi sản xuất đến nơi sử dụng.
  • Lizôxôm: Phân huỷ tế bào già, tế bào bị tổn thương, các bào quan hết thời hạn sử dụng... Kết hợp với không bào tiêu hoá phân huỷ thức ăn.

Câu 3 (3,0đ)

a) Phân biệt vận chuyển thụ động và vận chuyển chủ động.

Điểm phân biệt

Vận chuyển thụ động

Vận chuyển chủ động

Nguyên nhân

Do sự chênh lệch nồng độ

Do nhu cầu của tế bào...

Nhu cầu năng lượng

Không cần năng lượng

Cần năng lượng

Hướng vận chuyển

Theo chiều gradien nồng độ

Ngược chiều gradien nồng độ

Chất mang

Không cần chất mang

Cần chất mang

Kết quả

Đạt đến cân bằng nồng độ

Không đạt đến cân bằng nồng độ

b) Trình bày phương thức nhập bào.

  • Phương thức tế bào đưa các chất có kích thước lớn/ vào bên trong tế bào bằng cách biến dạng màng sinh chất.
  • Có hai loại nhập bào là thực bào (chất lấy vào là chất rắn)/ và ẩm bào (chất lấy vào là dịch).

Câu 4 (1,0đ) Khi chúng ta chẻ dọc thân rau muống thành những sợi nhỏ hơn rồi đem ngâm trong nước lọc thì sau một thời gian cọng rau muống bị cong lại. Bằng kiến thức thực tế và kiến thức đã học, em hãy giải thích hiện tượng trên.

  • Khi ngâm rau vào nước lọc, các tế bào rau đực dặt trong môi trường nhược trương → tế bào rau hút nước.
  • Thân rau muống có mặt ngoài được phủ 1 lớp cutin dày, mặt trong không phủ cutin nên mặt trong hút nước nhanh và nhiều hơn mặt ngoài → các tế bào mặt trong trương nước hơn mặt ngoài của thân → cọng thân rau muống bị cong

Câu 5 (1,5đ) Một gen có chiều dài 2550 Å. Trong đó số nucleotit loại G chiếm 20% tổng số nucleotit.

a) Tính tổng số nucleotit của gen

N = 2L/3,4 = 2. 2550/3,4 = 1500

b) Tính số lượng từng loại nucleotit của gen.

2A + 2G = 1500

G = 20% → A = 3/2 G

A= T = 450

G = X = 300

Nếu chỉ đáp số 2 loại nucleotit trừ 0,25đ

c) Gen trên có bao nhiêu liên kết hiđro?

H = 2A + 3G = 1800

Viết đúng tất cả công thức được 0,25đ

Mời các bạn tải file đầy đủ về tham khảo.

Nếu bạn không thấy đề thi được hiển thị. Vui lòng tải về để xem. Nếu thấy hay thì các bạn đừng quên chia sẻ cho bạn bè nhé!