Bộ đề thi giữa kì 2 Văn 8 CTST năm học 2023 - 2024 gồm 2 đề thi khác nhau có đầy đủ đáp án, bảng ma trận và đặc tả đề thi. Đây là tài liệu tham khảo hữu ích dành cho thầy cô trong quá trình ra đề thi và ôn luyện kiến thức cho các bạn học sinh. Đây cũng là tài liệu hay giúp học sinh làm quen nhiều dạng đề kiểm tra giữa kì 2 môn Ngữ văn 8 khác nhau. Mời các bạn tải về tham khảo chi tiết sau đây.

1. Đề thi giữa kì 2 Văn 8 Chân trời sáng tạo - Đề 1

Ma trận đề thi giữa học kì 2 Văn 8 

TT

Kĩ năng

Nội dung

Mức độ nhận thức

Tổng % điểm

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

Vận dụng cao

TN

TL

TN

TL

TN

TL

TN

TL

1

Đọc hiểu

Thơ Đường luật

2

1

2

1

0

2

0

0

50

2

Viết

Viết bài văn kể lại một hoạt động xã hội

0

1*

0

1*

0

1*

0

2*

50

Tổng

20

10

20

10

0

20

0

20

100%

Tỉ lệ %

30%

30%

20%

20%

Tỉ lệ chung

60%

40%

Đề thi giữa học kì 2 Văn 8 Chân trời sáng tạo

Phần I. Đọc hiểu (5 điểm)

Đọc bài thơ sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:

HỒI HƯƠNG NGẪU THƯ

(Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê)

Hạ Tri Chương

Phiên âm:

Thiếu tiểu ly gia, lão đại hồi,

Hương âm vô cải, mấn mao tồi.

Nhi đồng tương kiến, bất tương thức,

Tiếu vấn, khách tòng hà xứ lai?

Dịch nghĩa:

Rời nhà từ lúc còn trẻ, già mới quay về,

Giọng quê không đổi, nhưng tóc mai đã rụng.

Trẻ con gặp mặt, không quen biết,

Cười hỏi: Khách ở nơi nào đến?

Câu 1. Bài thơ trên thuộc thể thơ nào?

A. Thất ngôn bát cú đường luật

B. Thất ngôn tứ tuyệt đường luật

C. Thất ngôn xen lục ngôn

D. Song thất lục bát

Câu 2. Dòng nào nêu lên tâm trạng của tác giả trong bài thơ?

A. Vui mừng, háo hức khi trở về quê

B. Buồn thương trước cảnh quê hương có nhiều thay đổi

C. Ngậm ngùi, hụt hẫng khi trở thành khách lạ giữa quê hương

D. Đau đớn, luyến tiếc khi phải rời xa chốn kinh thành

Câu 3. Biện pháp nghệ thuật nào không sử dụng trong bài thơ Hồi hương ngẫu thư?

A. Biểu cảm qua tự sự và miêu tả

B. Phép tương phản

C. Phép đối

D. Ẩn dụ

Câu 4 . Nhận định nào sau đây không đúng với bài thơ?

A. Hai câu đầu có giọng điệu nhẹ nhàng, bình thản, khách quan song pha lẫn nỗi buồn ngậm ngùi

B. Thể hiện tình yêu quê hương thắm thiết của một người lữ khách nhớ về cố hương.

C. Hai câu sau là giọng điệu hóm hỉnh, bi hài chứa đựng một nỗi buồn ngậm ngùi, cô đơn của tác giả khi về đến quê nhà.

D. Bài thơ sử dụng phép tiểu đối thành công, góp phần thể hiện sâu sắc những tâm tư, tình cảm của tác giả.

Câu 5 (1,0 điểm) Chỉ ra và phân tích tác dụng của biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong hai câu thơ đầu.

Câu 6 (0,5 điểm) Nhà thơ đã thể hiện tâm trạng gì qua câu thơ “ Tiếu vấn khách tòng hà xứ lai ”?

Câu 7 (1,0 điểm) Sự biểu hiện tình quê hương ở hai câu trên và hai câu dưới có gì khác nhau về giọng điệu?

Câu 8 (0,5 điểm) Em hãy kể tên một số bài thơ đường luật viết về quê hương mà mình biết.

Phần II. Viết (5,0 điểm)

Em hãy viết một bài văn kể lại một hoạt động xã hội mà mình nhớ nhất.

Đáp án đề thi giữa học kì 2 Văn 8 CTST

Phần I. Đọc hiểu (5,0 điểm)

Câu

Nội dung cần đạt

Điểm

Câu 1

B. Thất ngôn tứ tuyệt đường luật

0,5 điểm

Câu 2

C. Ngậm ngùi, hụt hẫng khi trở thành khách lạ giữa quê hương

0,5 điểm

Câu 3

D. Ẩn dụ

0,5 điểm

Câu 4

B. Thể hiện tình yêu quê hương thắm thiết của một người lữ khách nhớ về cố hương.

0,5 điểm

Câu 5

- Phép đối: thiếu tiểu – lão đại, li gia – đại hồi; hương âm vô cải – mấn mao tồi.

- Tác dụng: Nhấn mạnh tình yêu quê hương nên tác giả trở về quê hương.

1,0 điểm

Câu 6

Câu thơ “Tiếu vấn khách tòng hà xứ lai” thể hiện niềm chua xót, u buồn của tác giả khi trở về quê: Đây chính là quê hương ông nhưng ông bị coi là khách lạ. Khách lạ ngay chính quê hương mình. Đây là quy luật tự nhiên, giờ bạn ông chắc đã còn. Song, tự đáy lòng ông rất tủi buồn vì tình yêu quê hương dồn nén hơn 50 năm giờ được đáp đền là thế. Nên nhi đồng hớn hở bao nhiêu thì nhà thơ sầu muộn bấy nhiêu.

0,5 điểm

Câu 7

- Hai câu đầu giọng điệu chân thực, sâu sắc, hai câu cuối hình ảnh âm thanh tươi vui.

- Ý nghĩa: Câu thơ sử dụng những hình ảnh, âm thanh vui tươi để thể hiện nỗi ngậm ngùi, buồn tủi, xót xa của tác giả.

1,0 điểm

Câu 8

HS nêu tên tác giả, tác phẩm: Qua Đèo Ngang – Bà Huyện Thanh Quan, Chiều hôm nhớ nhà – Bà Huyện Thanh Quan,…

0,5 điểm

Phần II. Viết (5,0 điểm)

Câu

Nội dung

Điểm

a. Đảm bảo cấu trúc bài văn kể lại một hoạt động xã hội

Mở bài giới thiệu được chuyến đi. Thân bài triển khai được chi tiết chuyến đi. Kết bài nêu được cảm nghĩ của bản thân về chuyến đi.

0,25 điểm

b. Xác định đúng yêu cầu của đề: Viết bài văn kể lại một hoạt động xã hội mà em nhớ nhất

0,25 điểm

c. Bài viết có thể triển khai theo nhiều cách khác nhau song cần đảm bảo các ý sau:

1. Mở bài

- Giới thiệu được chuyến đi: Lí do, mục đích của chuyến hoạt động xã hội.

2. Thân bài

- Nêu những thông tin cơ bản về hoạt động xã hội đó.

- Miêu tả quang cảnh, không gian, thời gian diễn ra hoạt động.

- Kể lại các sự việc theo trình tự hoạt động, kết hợp yếu tố miêu tả, biểu cảm

3. Kết bài

- Khẳng định giá trị của hoạt động xã hội đã kể; nêu suy nghĩ, tình cảm sâu sắc mà hoạt động gợi ra cho bản thân

3,5 điểm

d. Chính tả, ngữ pháp: Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt.

0,5 điểm

e. Sáng tạo: Diễn đạt sáng tạo, sinh động, giàu hình ảnh, có giọng điệu riêng.

0,5 điểm

Lưu ý: Chỉ ghi điểm tối đa khi thí sinh đáp ứng đủ các yêu cầu về kiến thức và kĩ năng.

2. Đề thi giữa kì 2 Văn 8 Chân trời sáng tạo - Đề 2

Đề thi Văn giữa kì 2 lớp 8 CTST

Phần I. Đọc hiểu (5,0 điểm)

Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:

(1) Chúng ta ai cũng khao khát thành công. Tuy nhiên, mỗi người định nghĩa thành công theo cách riêng. Có người gắn thành công với sự giàu có về tiền bạc, quyền lực, tài cao học rộng; có người lại cho rằng có một gia đình êm ấm, con cái nên người là thành công, v.v. Chung quy lại, có thể nói thành công là đạt được những điều mong muốn, hoàn thành mục tiêu của mình.

(2) Nhưng nếu suy ngẫm kỹ, chúng ta sẽ nhận ra rằng thật ra, câu hỏi quan trọng không phải là “thành công là gì?” mà là “thành công để làm gì”? Tại sao chúng ta khát khao thành công? Suy cho cùng, điều chúng ta muốn không phải bản thân thành công mà là cảm giác mãn nguyện và dễ chịu mà thành công đem lại, khi chúng ta đạt được mục tiêu của mình. Chúng ta nghĩ rằng đó chính là hạnh phúc. Nói cách khác, đích cuối cùng mà chúng ta nhắm tới thật ra là hạnh phúc, còn thành công chỉ là phương tiện. Quan niệm cho rằng thành công hơn sẽ giúp chúng ta hạnh phúc hơn chỉ là sự ngộ nhận, là ảo tưởng. Bạn hãy để hạnh phúc trở thành nền tảng cuộc sống, là khởi nguồn giúp bạn thành công hơn chứ không phải điều ngược lại! Đó chính là “bí quyết” để bạn có một cuộc sống thực sự thành công.

(Theo: songhanhphuc.net)

Câu 1. Phương thức biểu đạt chính của văn bản trên là gì?

A. Tự sự

B. Miêu tả

C. Nghị luận

D. Biểu cảm

Câu 2. Theo văn bản, thành công là gì?

A. Thành công là đạt được những điều mong muốn, hoàn thành mục tiêu của mình.

B. Thành công là sự giàu có về tiền bạc, quyền lực, tài cao học rộng.

C. Thành công là có một gia đình êm ấm, con cái nên người.

D. Thành công là được làm những gì mình muốn.

Câu 3. Đoạn (2) được triển khai theo kiểu đoạn văn nào?

A. Diễn dịch

B. Quy nạp

C. Song song

D. Kết hợp

Câu 4. Nội dung chính của đoạn (2) là gì?

A. Mục đích của sự thành công

B. Bí quyết để có một cuộc sống thành công

C. Vai trò của thành công

D. Giải thích thành công là gì

Câu 5 (0,5 điểm) Theo tác giả, điều nào quan trọng hơn: thành công là gì hay thành công để làm gì?

Câu 6 (0,5 điểm) Phép liên kết nào được sử dụng trong đoạn (1), nêu tác dụng.

Câu 7 (1,0 điểm) Theo em, vì sao tác giả cho rằng: quan niệm thành công hơn sẽ giúp chúng ta hạnh phúc hơn chỉ là sự ngộ nhận, là ảo tưởng?

Câu 8 (1,0 điểm) Em có đồng tình với quan niệm Hạnh phúc là nền tảng cuộc sống, là khởi nguồn giúp bạn thành công hơn chứ không phải điều ngược lại không? Vì sao?

Phần II. Viết (5,0 điểm)

Em hãy viết bài văn phân tích một tác phẩm văn học (bài thơ thất ngôn bát cú hoặc tứ tuyệt Đường luật) mà em đã được học, được nghe.

Đáp án đề thi giữa kì 2 Văn 8 CTST

Phần I. Đọc hiểu (5,0 điểm)

Câu

Nội dung cần đạt

Điểm

Câu 1

C. Nghị luận

0,5 điểm

Câu 2

A. Thành công là đạt được những điều mong muốn, hoàn thành mục tiêu của mình.

0,5 điểm

Câu 3

B. Quy nạp

0,5 điểm

Câu 4

B. Bí quyết để có một cuộc sống thành công

0,5 điểm

Câu 5

Theo tác giả, thành công để làm gì quan trọng hơn.

0,5 điểm

Câu 6

- Phép liên kết:

+ Phép nối: Tuy nhiên

+ Phép lặp: Thành công

- Tác dụng:

+ Làm tăng sức biểu đạt cho đoạn văn.

+ Giúp người đọc hiểu được định nghĩa của sự thành công.

0,5 điểm

Câu 7

Tác giả cho rằng: quan niệm thành công hơn sẽ giúp chúng ta hạnh phúc hơn chỉ là sự ngộ nhận, là ảo tưởng vì: Trên thực tế, có nhiều người thành công nhưng không hạnh phúc.

1,0 điểm

Câu 8

HS có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau:

- Nêu rõ quan điểm đồng tình hay không đồng tình; lí giải hợp lí, thuyết phục.

Gợi ý:

+ Hạnh phúc là động lực thúc đẩy ta hành động tích cực

+ Hạnh phúc là mục tiêu để ta phấn đấu

1,0 điểm

Phần II. Viết (5,0 điểm)

Câu

Nội dung

Điểm

a. Đảm bảo cấu trúc bài văn nghị luận văn học

Mở bài giới thiệu được tác giả và bài thơ. Thân bài phân tích được đặc điểm nội dung và nghệ thuật. Kết bài khẳng định vị trí và ý nghĩa của bài thơ.

0,25 điểm

b. Xác định đúng yêu cầu của đề: Phân tích bài thơ thất ngôn bát cú hoặc tứ tuyệt Đường luật đã được học, được nghe.

0,25 điểm

c. Bài viết có thể triển khai theo nhiều cách khác nhau song cần đảm bảo các ý sau:

1. Mở bài

- Giới thiệu khái quát, ngắn gọn về tác giả và bài thơ; nêu ý kiến chung về bài thơ.

2. Thân bài

- Phân tích được nội dung cơ bản của bài thơ (đặc điểm của hình tượng thiên nhiên, con người; tâm trạng của nhà thơ), khái quát chủ đề của bài thơ.

- Phân tích được một số nét đặc sắc về hình thức nghệ thuật (một số yếu tố thi luật của thể thơ thất ngôn bát cú hoặc tứ tuyệt Đường luật; nghệ thuật tả cảnh, tả tình; nghệ thuật sử dụng ngôn ngữ (từ ngữ, biện pháp tu từ,…);…).

3. Kết bài

Khẳng định được vị trí, ý nghĩa của bài thơ.

4,0 điểm

d. Chính tả, ngữ pháp: Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt.

0,25 điểm

e. Sáng tạo: Diễn đạt sáng tạo, sinh động, giàu hình ảnh, có giọng điệu riêng.

0,25 điểm

Lưu ý: Chỉ ghi điểm tối đa khi thí sinh đáp ứng đủ các yêu cầu về kiến thức và kĩ năng.

........................................

Để chuẩn bị cho kì thi giữa kì 2 sắp tới, các bạn học sinh cần thực hành luyện đề để làm quen với nhiều dạng đề khác nhau cũng như nắm được các dạng bài thường có trong đề thi. Mời các bạn tham khảo các đề thi giữa kì 2 lớp 8 mà chúng tôi đã sưu tầm và chọn lọc. Với đề thi học kì 2 lớp 8 này giúp các bạn rèn luyện thêm kỹ năng giải đề và làm bài tốt hơn. Chúc các bạn ôn thi tốt.




Xem thêm