Mời quý thầy cô và các bạn học sinh tham khảo Bộ đề thi giữa học kì 2 môn Ngữ văn 7 năm học 2020 - 2021 do TimDapAntổng hợp và đăng tải sau đây. Bộ đề kiểm tra giữa kì 2 Văn 7 bao gồm 4 đề thi khác nhau, có đáp án đi kèm cho các bạn học sinh tham khảo và luyện tập, chuẩn bị cho kì thi giữa kì 2 sắp tới đạt kết quả cao. Đây cũng là tài liệu hữu ích cho thầy cô tham khảo ra đề. Mời các bạn kéo xuống dưới để tài toàn bộ 4 đề thi và đáp án trong bộ đề kiểm tra Văn 7 giữa kì 2 dưới đây.

Để chuẩn bị cho kì thi giữa học kì 2 lớp 7 sắp tới, TimDapAngiới thiệu bộ đề kiểm tra giữa học kì 2 lớp 7 với đầy đủ các môn, là tài liệu phong phú và hữu ích cho các em học sinh ôn tập, làm quen với nhiều dạng bài khác nhau, từ đó tự tin hơn khi bước vào kì thi chính thức của mình.

Tham khảo thêm:

Đề kiểm tra học kì 2 Văn 7 năm 2020 - 2021 số 1

I/ ĐỌC - HIỂU: ( 4,0điểm )

Đọc kĩ đoạn văn sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:

"Tinh thần yêu nước cũng như các thứ của quý. Có khi được trưng bày trong tủ kính, trong bình pha lê, rõ ràng dễ thấy. Nhưng cũng có khi cất giấu kín đáo trong rương, trong hòm. Bổn phận của chúng ta là làm cho những của quý kín đáo ấy đều được đưa ra trưng bày. Nghĩa là phải ra sức giải thích, tuyên truyền, tổ chức, lãnh đạo, làm cho tinh thần yêu nước của tất cả mọi người đều được thực hành vào công cuộc yêu nước, công việc kháng chiến."

Câu1: (1,0 đ) Đoạn văn trên được trích từ văn bản nào và được viết theo phương thức biểu đạt chính nào?

Câu 2: (2,0 đ) Hãy ghi lại các câu rút gọn có trong đoạn văn và cho biết tác giả sử dụng câu rút gọn như vậy có tác dụng gì?

Câu 3: (1,0 đ) Qua lời căn dặn của Bác Hồ đối với mọi người trong đoạn văn trên, em thấy mình cần phải làm gì để kế thừa và phát huy truyền thống yêu nước của dân tộc ta.

II/TẬP LÀM VĂN: (6,0 điểm)

Nhân dân ta thường nhắc nhở nhau: Ăn quả nhớ kẻ trồng cây. Hãy chứng minh lời nhắc nhở đó là nét đẹp truyền thống đạo lí của dân tộc Việt Nam.

.............................Hết..............................

Đáp án đề thi Văn 7 giữa kì 2 năm 2020 - 2021 số 1

CÂU

NỘI DUNG

ĐIỂM

I.

ĐỌC - HIỂU

4,0 điểm

1.

- Xác định được đúng văn bản: Tinh thần yêu nước của nhân dân ta.

- Xác định đúng phương thức biểu đạt chính: Nghị luận.

0,5

0,5

2

- Các câu rút gọn:

+ Có khi được trưng bày trong tủ kính, trong bình pha lê, rõ ràng dễ thấy.

+ Nhưng cũng có khi cất giấu kín đáo trong rương, trong hòm.

+ Nghĩa là phải ra sức giải thích, tuyên truyền, tổ chức, lãnh đạo, làm cho tinh thần yêu nước của tất cả mọi người đều được thực hành vào công cuộc yêu nước, công việc kháng chiến.

- Tác dụng: Làm cho câu gọn hơn, thông tin nhanh và tránh lặp lại chủ ngữ đã có ở câu trước .

0,5

0,5

0,5

0,5

3

- Những việc làm để kế thừa và phát huy truyền thống yêu nước của dân tộc ta:

+ Tích cực học tập, rèn luyện sức khỏe, tu dưỡng đạo đức để góp phần xây dựng quê hương, đất nước.

+ Giới thiệu, quảng bá những bản sắc của quê hương, đất nước.

+ Yêu quý, nâng niu, bảo vệ những gì bình thường, gần gũi, thân thuộc nhất như: ngôi nhà, mái trường…

( HS có thể có những cách diễn đạt khác nhau nhưng phải hợp lí . Giám khảo tham khảo các gợi ý sau để đánh giá câu trả lời)

1,0

II

TẬP LÀM VĂN

6 điểm

* Về kĩ năng: Học sinh biết làm đúng theo yêu cầu của bài văn nghị luận: luận điểm rõ ràng, Luận cứ chính xác, chọn lọc, tiêu biểu; Lập luận chặt chẽ; không mắc lỗi dùng từ, đặt câu…

* Về kiến thức: Học sinh có thể trình bày bằng nhiều cách khác nhau nhưng cần nêu được những ý cơ bản sau:

0,5

a. Mở bài:

- Giới thiệu về lòng biết ơn của con người.

- Dẫn câu tục ngữ.

- Khẳng định: Là nét đẹp truyền thống đạo lý của dân tộc Việt Nam.

0,5

b. Thân bài:

* Giải thích:

- Nghĩa đen: Khi ăn quả phải biết ơn người trồng cây.

- Nghĩa bóng: Người được hưởng thành quả phải nhớ tới người tạo ra thành quả đó. Thế hệ sau phải ghi nhớ công ơn của thế hệ trước.

* Chứng minh: Dân tộc Việt Nam sống theo đạo lí đó.

- Học sinh trình bày được những dẫn chứng phù hợp, sắp xếp hợp lý thể hiện truyền thống Ăn quả nhớ kẻ trồng cây của dân tộc ta. (Học sinh cơ bản phải biết kết hợp dẫn chứng và lý lẽ)

- Các thế hệ sau không chỉ hưởng thụ mà còn phải biết gìn giữ, vun đắp, phát triển những thành quả do các thế hệ trước tạo dựng nên.

1,0

2,5

1,0

c. Kết bài:

- Khẳng định lại đó là một truyền thống tốt đẹp của dân tộc.

- Nêu ý nghĩa của câu tục ngữ đối với ngày hôm nay.

- Liên hệ bản thân.

0,5

* Lưu ý:Trên đây là những gợi ý có tính chất tham khảo, khi chấm, giáo viên nên linh động căn cứ vào bài làm cụ thể của HS để đánh giá cho phù hợp, trân trọng những bài viết sáng tạo, lời văn giàu hình ảnh, cảm xúc...

Đề thi Văn 7 giữa kì 2 năm 2021 số 2

Phần I. Đọc hiểu

Câu 1. Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:

"Văn chương gây cho ta những tình cảm ta không có, luyện những tình cảm ta sẵn có; cuộc đời phù phiếm và chật hẹp của cá nhân vì văn chương mà trở nên thâm trầm và rộng rãi đến trăm nghìn lần"

a) Đoạn văn trên trích trong văn bản nào? Tác giả là ai?

b) Phương thức biểu đạt chính của văn bản đó là gì? Tìm các từ láy có trong đoạn văn.

c) Em hãy giải thích ý nghĩa câu văn sau: "Văn chương gây cho ta những tình cảm ta không có, luyện những tình cảm ta sẵn có."

Phần II. Tạo lập văn bản

Câu 1 (2 điểm):

Viết đoạn văn ngắn trình bày cảm nhận của em về tình cảnh của người dân trong Sống chết mặc bay của Phạm Duy Tốn.

Câu 3 (5,0 điểm)

Tục ngữ có câu: “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”. Em hãy chứng minh tính đúng đắn của câu tục ngữ đó.

Đáp án đề thi giữa kì 2 Văn 7 năm 2021 số 2

a. - Đoạn văn trên trích trong văn bản: “Ý nghĩ văn chương”. 0,5 điểm

- Tác giả: Hoài Thanh (0,5 điểm)

b. Phương thức biểu đạt chính: Nghị luận (0,5 điểm)

Các từ láy có trong đoạn văn: Phù phiếm, thâm trầm, rộng rãi (0,5 điểm)

(Nếu HS tìm đúng 2 từ cho 0,25 điểm nếu 1 từ cũng cho 0,25 điểm)

c. Học sinh giải thích ngắn gọn:

Văn chương gây cho ta những tình cảm ta không có:

- Con người ai cũng có những tình cảm thông thường như: yêu, ghét, vui, buồn…ngoài những tình cảm đó còn có những tình cảm khác lạ.Văn chương sẽ bổ sung cho ta những tình cảm mới mẻ đó. (0,5 điểm)

Văn chương luyện những tình cảm ta sẵn có:

- Con người nói chung có những tình cảm thông thường, nhưng qua những tác phẩm văn chương sẽ luyện những tình cảm này thêm sâu sắc. (0,5 điểm)

(Nếu HS giải thích đúng ý vẫn cho điểm tối đa )

Câu 2 (2 điểm):

Viết đoạn văn ngắn trình bày cảm nhận của em về tình cảnh của người dân khi hộ đê trong đoạn trích trên.

- Hình thức: Trình bày đúng hình thức đoạn văn (0,5)

- Nội dung:

+ Người dân đang ở trong một tình cảnh vô cùng đáng thương, tội nghiệp đối diện với cảnh đê vỡ, tính mạng hàng trăm nghìn con người đang trong tình thế ngàn cân treo sợi tóc. (0,5)

+ Họ đã cố hết sức để hộ đê nhưng dường như trời không chiều theo lòng người. (0,5)

+ Tác giả đã bộc lộ tấm lòng cảm thương sâu sắc trước tình cảnh của người dân tội nghiệp (0,5)

Câu 3 (5,0 điểm)

1. Mở bài

- Dẫn dắt và nêu vấn đề: Lòng biết ơn là truyền thống quý báu của dân tộc Việt Nam.

- Trích dẫn câu tục ngữ.

2. Thân bài

b.1. Giải thích ý nghĩa câu tục ngữ

* Nghĩa đen: “quả” là trái cây. Khi ăn một trái cây chín vàng, ngon ngọt, ta phải biết nhớ ơn nguời trồng cây.

* Nghĩa bóng: “quả” là thành quả lao động về vật chất và tinh thần. Được hưởng thụ thành quả lao động phải biết nhớ ơn những người - “kẻ trồng cây” đã có công tạo dựng nên.

=> Thông qua hình ảnh ẩn dụ, câu tục ngữ nêu ra một truyền thống, đạo lí tốt đẹp của nhân dân ta: lòng biết ơn

b.2. Chứng minh

- Nội dung câu tục ngữ hoàn toàn đúng:

+ “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây” là một truyền thống quý báu của dân tộc từ xưa đến nay.

+ Tất cả những thành quả mà chúng ta được hưởng hiện nay không tự nhiên mà có.

+ Được thừa hưởng giá trị vật chất, tinh thần ngày nay, chúng ta phải biết ơn, hướng về nơi xuất phát để bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn.

+ Người sống biết ơn ý thức được trách nhiệm sống của mình. Họ sống tích cực phát huy cao độ khả năng sáng tạo dựa trên sự kế thừa phát huy những thành quả của người đi trước. Người sống biết ơn sẽ luôn được yêu quý, trân trọng.

+ Khi chúng ta biết ơn quá khứ, trân trọng giá trị nguồn cội cũng là khi chúng ta đang làm giàu vốn văn hoá cho bản thân và góp phần bảo vệ văn hoá truyền thống của đất nước.

- Các biểu hiện thực tế đời sống thể hiện đạo lí:

+ Lễ hội tưởng nhớ tổ tiên 10/3, Lễ hội Đống Đa (Quang Trung), Trần Hưng Đạo,…

+ Những ngày lễ lớn trong năm 8/3, 27/7, 20/11,…

+ Thờ cúng tổ tiên…

b.3. Mở rộng

- Phê phán một bộ phận giới trẻ ngày nay đang quay lưng với truyền thống, sống ích kỷ, chỉ biết cho riêng mình.

- Mỗi chúng ta cần nhận thức được ý nghĩa của lối sống đẹp.

- Không chỉ sống biết ơn, chúng ta phải biết sống cống hiến, như vậy mới là thái độ sống tốt nhất.

3. Kết bài

- Khẳng định lại vấn đề: Bài học sâu sắc về lòng biết ơn, đạo lí làm người thích hợp.

Tài liệu vẫn còn.........

Mời các bạn tải về để xem toàn bộ 4 đề thi và đáp án trong Bộ đề thi giữa học kì 2 môn Ngữ văn 7 năm 2020 - 2021 của chúng tôi. Ngoài ra, mời các bạn tham khảo thêm các tài liệu khác như: Ngữ văn lớp 7, Soạn bài lớp 7, Học tốt Ngữ Văn 7, Giải Vở bài tập Ngữ Văn và các dạng đề thi học kì 1 lớp 7, đề thi học kì 2 lớp 7 cũng được cập nhật liên tục trên Tìm Đáp Án.

Nếu bạn không thấy đề thi được hiển thị. Vui lòng tải về để xem. Nếu thấy hay thì các bạn đừng quên chia sẻ cho bạn bè nhé!