Bí quyết đạt điểm cao khi làm văn nghị luận xã hội

Để giúp các bạn thí sinh chuẩn bị bước vào kì thi THPT Quốc gia 2016 có được phương pháp làm bài văn nghị luận xã hội một cách tốt nhất, Tìm Đáp Án mời các bạn tham khảo tài liệu "Bí quyết đạt điểm cao khi làm văn nghị luận xã hội". Trong đó, tài liệu sẽ đưa ra cho các bạn những công thức làm bài văn nghị luận một cách đơn giản và dễ hiểu, giúp các bạn vận dụng một cách hiệu quả nhất.

7 bước để có điểm cao bài nghị luận ý kiến văn học thi THPT Quốc gia

Ôn thi THPT Quốc gia môn Văn: Bí quyết viết mở bài

Cách viết phần kết bài trong văn nghị luận​

Phương pháp viết bài văn nghị luận xã hội

Để làm tốt bài văn nghị luận xã hội không khó như bạn vẫn nghĩ. Nếu có phương pháp học tập đúng và một cách làm bài tốt, thì việc bạn nắm trong tay số điểm tối đa của câu này sẽ khá đơn giản.

1. Phương pháp học tập

Trước hết bạn hãy tạo cho mình thói quen phân tích vấn đề mỗi ngày. Trước bất kì sự việc, hay một câu nói của ai đó hãy luôn cố gắng để phân tích ý nghĩa, hàm ý bằng khả năng của bản thân bạn. Đồng thời việc cập nhật thông tin một cách thường xuyên là không thể thiếu, hãy chú ý theo dõi chương trình thời sự. Chuyên mục kĩ năng sống mỗi ngày, hãy luôn để trong tầm kiểm soát.

Cố gắng nhớ và hiểu ý nghĩa của các câu nói, hay một châm ngôn sống nào đó. Đọc sách tham khảo sẽ giúp khơi gợi những sáng tạo của bạn, đồng thời tích lũy được cách hành văn và phương pháp làm bài.

Học đi đôi với hành bạn nhé. Hãy tự mình đặt bút viết và phân tích, sau đó đọc lại và đối chiếu với đáp án. Điều này sẽ giúp bạn nhớ rất lâu và hiểu sâu sắc vấn đề hơn.

2. Phương pháp làm bài văn nghị luận

Về một tư tưởng đạo lý

  • Trước hết hãy cắt nghĩa các từ khóa, từ then chốt theo ý hiểu của bạn. Giải thích ý nghĩa của câu nói đó.
  • Khẳng định câu nói đó là đúng, sai hay chưa hoàn toàn đúng. Phân tích câu nói, thường dùng lời lẽ và lật lại vấn đề.
  • Lấy ví dụ, phân tích ví dụ để chứng minh ý nghĩa của câu nói (ví dụ về một ai đó nổi tiếng, có những đóng góp lớn).
  • Liên hệ với bản thân bạn.
  • Rút ra bài học cho bản thân và mọi người. Phê phán những người đi ngược lại với chân lý của tư tưởng đạo đức đó.

Về một hiện tượng đời sống

  • Nêu lên hiện tượng trong cuộc sống. Hiện tượng này có phổ biến hay không.
  • Phân tích hiện tượng trong đời sống thực tế. Chỉ ra nguyên nhân và hậu quả.
  • Lấy ví dụ cụ thể để chứng minh.
  • Liên hệ với bản thân bạn.
  • Rút ra bài học cho bản thân và mọi người. Phê phán và đưa ra lời khuyên.

Làm bài văn nghị luận dựa theo công thức

Các công thức cần nhớ khi làm bài văn nghị luận bắt nguồn từ những luận điểm, luận cứ cơ bản trong bài văn nghị luận. Từ những công thức dễ nhớ này mà người viết có thể tìm ý, xây dựng khung ý tưởng dồi dào cho bài viết.

Mỗi bài văn nghị luận đều bao gồm 3 phần: mở bài, thân bài và kết bài. Sau đây là các công thức để học sinh có thể viết tốt ba phần cơ bản này.

1. Mở bài văn nghị luận

Phần mở bài là chìa khóa cho toàn bộ bài văn. Phần mở bài gây ấn tượng đầu tiên cho người đọc về phong cách nghị luận, phong cách ngôn ngữ riêng của người viết. Phần mở bài gồm có 3 phần, theo 3 công thức: gợi - đưa - báo, trong đó:

  • Gợi: Gợi ý ra vấn đề cần làm.
  • Sau khi Gợi thì đưa ra vấn đề.
  • Cuối cùng là Báo - tức là phải thể hiện cho người viết biết mình sẽ làm gì.

Trong đó, khó nhất là phần gợi ý dẫn dắt vấn đề, có 3 cặp/6 lối để giải quyết như sau:

Cặp 1: Tương đồng/tương phản - đưa ra một vấn đề tương tự/hoặc trái ngược để liên tưởng đến vấn đề cần giải quyết, sau đó mới tạo móc nối để ĐƯA vấn đề ra, cách này thường dùng khi cần chứng minh, giải thích, bình luận về câu nói, tục ngữ, suy nghĩ.

Cặp 2: Xuất xứ/đại ý - dựa vào thông tin xuất xứ/ đại ý để dưa vấn đề ra, cách này thường dùng cho tác phẩm/tác giả nổi tiếng.

Cặp 3: Diễn dịch/ quy nạp - cách này thì cũng khá rõ về ý nghĩa rồi.

2. Thân bài văn nghị luận

Thân bài thực chất là một tập hợp các đoạn văn nhỏ nhằm giải quyết một vấn đề chung. Để tìm ý cho phần thân bài thì có thể dùng các công thức sau đây để đặt câu hỏi nhằm tìm ý càng nhiều và dồi dào càng tốt, sau đó có thể sử dụng toàn bộ hoặc một phần ý tưởng để hình thành khung ý cho bài văn:

Đối với Giải thích: Gì - Nào - Sao - Do - Nguyên - Hậu

Trong đó:

  • Gì: Cái gì, là gì?
  • Nào: thế nào?
  • Sao: tại sao?
  • Do: do đâu?
  • Nguyên: nguyên nhân nào?
  • Hậu: hậu quả gì?

Hãy tưởng tượng vấn đề của mình vào khung câu hỏi trên, tìm cách giải đáp câu hỏi trên với vấn đề cần giải quyết thì bạn sẽ có một lô một lốc các ý tưởng.

Đối với Chứng minh: Mặt - Không - Giai - Thời - Lứa

  • Mặt: các mặt của vấn đề?
  • Không: không gian xảy ra vấn đề (thành thị, nông thôn, việt nam hay nước ngoài...).
  • Giai: giai đoạn (vd giai đoạn trước 1945, sau 1945..).
  • Thời: thời gian - nghĩa hẹp hơn so với giai đoạn (có thể là, mùa thu mùa đông, mùa mưa mùa nắng, buổi sáng buổi chiều..).
  • Lứa: lứa tuổi (thiếu niên hay người già, thanh niên hay thiếu nữ...).

Hình thành đoạn văn từ khung ý tưởng

Sau khi dựa vào công thức bạn hình thành được khung ý tưởng, điều tiếp theo là từ từng ý tưởng đó ta triển khai ra các đoạn văn hoàn chỉnh. Cách triển khai đoạn văn dùng công thức.

  • Nào - Sao - Cảm
  • Nào: thế nào?
  • Sao: tại sao?
  • Cảm: cảm xúc, cảm giác, cảm tưởng của bản thân?

Cứ như vậy bạn sẽ có nhiều đoạn văn, các đoạn văn này hợp lại là thân bài.

3. Kết bài văn nghị luận

Có công thức Tóm - Rút - Phấn để thực hiện phần này:

  • Tóm: tóm tắt vấn đề
  • Rút: rút ra kết luận gì
  • Phấn: hướng phấn đấu, suy nghĩ riêng của bản thân
Nếu bạn không thấy đề thi được hiển thị. Vui lòng tải về để xem. Nếu thấy hay thì các bạn đừng quên chia sẻ cho bạn bè nhé!