Ý nghĩa của màn kết vở kịch Hồn Trương Ba da hàng thịt

Màn kết cảnh VII của vở kịch “Hồn Trương Ba, da hàng thịt” là hình ảnh: Cảnh khu vườn của Trương Ba, Trương Ba hóa thân vào những hình ảnh quen thuộc trong gia đình.


Gợi ý:

a. Màn kết cảnh VII của vở kịch “Hồn Trương Ba, da hàng thịt” là hình ảnh:

- Cảnh khu vườn của Trương Ba, Trương Ba hóa thân vào những hình ảnh quen thuộc trong gia đình: “Ánh lửa bà nấu cơm, con dao bà giẫy cỏ, cầu ao bà vo gạo, trong mỗi trái cây cái Gái nâng niu”. 

- Cu Tị sống lại và đang cùng ngồi với cái Gái trong khu vườn. Cái Gái “Lấy hạt na vùi xuống đất…”cho nó mọc thành cây mới. Ông nội tớ bảo thế. Những cây sẽ nối nhau mà khôn lớn. Mãi mãi…”

b. Ý nghĩa:

- Đoạn kết giàu chất thơ thể hiện tinh thần lạc quan của vở kịch. Trương Ba chết nhưng hình ảnh của Trương Ba bất tử, bởi ông đã có chỗ để phục sinh. Đó chính là sự phục sinh trong trái tim của những người thân yêu.

- Tác giả gửi gắm thông điệp về cuộc sống: sự sống thật sự có ý nghĩa khi con người được sống tự nhiên,hài hòa giữa thể xác và tâm hồn. Hạnh phúc của con người là chiến thắng được bản thân, chiến thắng sự dung tục, hoàn thiện được nhân cách và vươn tới những giá trị tinh thần cao quý.

Bài giải tiếp theo
Phân tích bi kịch và cuộc đấu tranh bảo vệ những phẩm tính cao quý , khát vọng hoàn thiện nhân cách của hồn Trương Ba trong đoạn trích Hồn Trương Ba , da hàng thịt của Lưu Quang Vũ
Tại sao Trương Ba không chấp nhận sống trong thân xác cu Tị?
Phân tích đoạn trích vở kịch “Hồn Trương Ba, da hàng thịt”
Tóm tắt Hồn Trương Ba da hàng thịt
Trong vở kịch Hồn Trương Ba, da hàng thịt, nhà văn Lưu Quang Vũ có viết: “Không thể bên trong một đằng, bên ngoài một nẻo được. Tôi muốn được là tôi toàn vẹn”. Trình bày suy nghĩ của anh (chị) về vấn đề trên.
Cảm nhận về vở kịch Hồn Trương Ba, da hàng thịt của Lưu Quang Vũ
Hàm ý nhà viết kịch Lưu Quang Vũ muốn gửi gắm qua đối thoại hồn Trương Ba và xác anh hàng thịt
Phân tích cuộc đối thoại của Trương Ba với gia đình (vợ, con, cháu)
Hãy chỉ ra quan niệm khác nhau của Trương Ba và Đế Thích
Phân tích quan niệm “Không thể bên trong một đằng, bên ngoài một nẻo được. Tôi muốn được là tôi toàn vẹn”

Video liên quan



Bài giải liên quan

Bài học liên quan

Từ khóa