Trận Tốt Động - Chúc Động (cuối năm 1426)

Tháng 10 - 1426, 5 vạn viện binh giặc do Vương Thông chỉ huy kéo vào Đông Quan, nâng số lượng quân Minh ở đây lên tới 10 vạn.


Tháng 10 - 1426, 5 vạn viện binh giặc do Vương Thông chỉ huy kéo vào Đông Quan, nâng số lượng quân Minh ở đây lên tới 10 vạn.
Để giành lại thế chủ động, Vương Thông quyết định mở cuộc phản công lớn, đánh vào chủ lực của nghĩa quân ở Cao Bộ (Chương Mĩ, Hà Nội).


Sáng 7 - 11 - 1426, Vương Thông cho xuất quân tiến về hướng Cao Bộ.
Nắm được ý đồ và hướng tiến quân của Vương Thông, nghĩa quân đã đặt phục binh ở Tốt Động và Chúc Động. Khi quân Minh lọt vào trận địa, nghĩa quân nhất tề xông thẳng vào quân giặc, đánh tan tác đội hình của chúng, dồn quân giặc xuống cánh đồng lầy lội để tiêu diệt. Kết quả, trên 5 vạn quân giặc tử thương, bắt sống trên 1 vạn ; Vương Thông bị thương tháo chạy về Đông Quan ; Thượng thư bộ binh Trần Hiệp cùng các tướng giặc Lý Lượng, Lý Đằng bị giết tại trận.
Sau chiến thắng Tốt Động - Chúc Động, nghĩa quân Lam Sơn thừa thắng,- vây hãm Đông Quan và giải phóng nhiều châu, huyện.

Bài giải tiếp theo
Em hãy trình bày diễn biến trận Tốt Động - Chúc Động
Trận Chi Lăng - Xương Giang (tháng 10 - 1427)
Nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa lịch sử
Hãy nêu những nguyên nhân thắng lợi của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn.
Cuộc khởi nghĩa Lam Sơn thắng lợi có ý nghĩa lịch sử gì ?
Tại sao Lê Lợi đề nghị tạm hòa với quân Minh?
Em có nhận xét gì về kế hoạch của Nguyễn Chích?
Dựa vào lược đồ, em hãy trình bày kế hoạch tiến quân ra Bắc của Lê Lợi. Nhận xét về kế hoạch đó.
Em hãy nêu những dẫn chứng về sự ủng hộ của nhân dân trong cuộc khởi nghĩa Lam Sơn từ cuối năm 1424 đến cuối năm 1426.
Dựa vào lược đồ, em hãy trình bày diễn biến trận Chi Lăng - Xương Giang.

Bài học bổ sung
Em hãy trình bày diễn biến trận Tốt Động - Chúc Động


Bài giải liên quan

Bài học liên quan