Phân tích bài Bến quê của Nguyễn Minh Châu

Bến quê” là tình cảm mà Nguyễn Minh Châu đã gởi gắm qua nhân vật Nhĩ, tình yêu. Nhĩ – một người từng đi đến khắp nơi tận cùng của Trái đất nhưng đến cuối đời, căn bệnh hiểm nghèo buột chân anh vào chiếc giường bệnh, không thể nhúc nhích được. Trong hoàn cảnh đặc biệt này, anh mới nhận ra những nét gần gũi, bình dị của quê hương mình.


Vào buổi sáng đầu thu, nằm trên giường bệnh cảnh vật thiên nhiên hiện ra trước mắt anh đẹp biết bao. Nhĩ đưa mắt nhìn từ gần ra xa, từ thấp lên cao qua ô cửa sổ nhà mình. Mấy bông hoa bằng lăng như đậm hơn. Mặc dù Nhĩ đã đc đi tất cả mọi xó xỉnh trên trái đất nhưng lại chưa bao giờ đặt chân lên gò đất bên kia sông. Thấp thoáng phía xa là con sông Hồng với những tia nắng chiếu xuống, nước sông có màu vàng thau đẹp lạ thường.

Mọi thứ tưởng chừng rất đỗi quen thuộc lại trở nên hết sức lạ lẫm trong mắt Nhĩ. Cảnh vật đẹp quá làm Nhĩ cứ ngắm hoài một cách say mê. Bỗng Nhĩ thấy “vòm trời như cao hơn”, “dòng sông như rộng ra”. Cảnh vật vẫn hiện hữu bao lâu nay như thế đấy chứ? Đó chỉ là cái nhìn của một con người có dự cảm sắp phải đi xa, đến một nơi rất xa, xa lắm….

Phải chăng Nhĩ đã nhận ra bằng trực giác của mình một điều: mình không còn sống được bao lâu nữa? Dự đoán của Nhĩ như thực hơn, rõ hơn sau những câu hỏi anh đã hỏi Liên vợ mình: “Hôm nay đã là ngày thứ mấy rồi nhỉ?”. Hình như Liên đã hiểu những gì Nhĩ đang nghĩ nên chị không trả lời. Không phải ngẫu nhiên mà những bông hoa bằng lăng trong mắt Nhĩ trở nên đậm sắc hơn, tiếng đất lở ở bãi bồi bên kia sông lại vang đến tại Nhĩ hay Nhĩ hỏi Liên nhưng câu như thế nó dự báo về quãng đời còn lại của Nhĩ một cách thật kín đáo, thầm lặng.

Những hình ảnh mang tính biểu tượng được Nguyễn Minh Châu sử dụng khá thành công. Một con người luôn đi đến những nơi xa lạ như Nhĩ mà lại bị bó chân trên giường bệnh thì không đau khổ nào bằng. Nhưng chính những ngày này Nhĩ mới được sống bởi lẽ anh đã nhìn rõ được hình ảnh của quê hương. Đó là những bông hoa bằng lăng, là con sông, là bãi bồi, là vòm trời quê hương…

Lần đầu tiên Nhĩ thấy Liên mặc áo vá. Người vợ mà mà bấy lâu nay anh chưa quan tâm hết mực nay hiện ra trước mắt anh hình ảnh, một dáng dấp tần tảo, chịu đựng, giàu đức hy sinh. Mọi sinh hoạt của Nhĩ đều nhờ vào sự chăm sóc của Liên. Đến lúc này anh mới thấy thương và yêu vợ mình hơn bao giờ hết. Dù bao năm tháng đã qua đi nhưng nét đẹp của Liên không hề thay đổi cũng như quê hương vậy, vẫn chan chứa nghĩa tình.

Quê hương mình sao đẹp thế? Nhĩ càng ngắm càng yêu quê hương, yêu thương những gì gần gũi, bình dị của quê mình. Khát khao cuối cùng của Nhĩ là được đặt chân lên bãi bồi bên kia sông Hồng nhưng anh biết điều này không thể. Anh đã nhờ con anh Tuấn thực hiện ước nguyện này giúp anh. Nhưng nghịch lý thay! Con anh cũng không làm được điều mà cha mình mong muốn. Tuấn chưa hiểu được ý muốn của cha và ra đi một cách miễn cưỡng. Và anh sa vào đám phá cờ thế trên đường để thoả mãn nhu cầu ham chơi, thích khám phá của mình. Nhĩ không trách Tuấn bởi lẽ anh cũng từng như thế. Hoạ chăng chỉ có những người từng trải như anh mới hiểu hết được sự đời, mới thấy được những gì mình cần phải làm?

Lúc này, Nhĩ mới nhận ra một triết lý. Con người khó tránh khỏi cái “vòng vèo”, “chùng chình” trên đường đời để hướng tới những giá trị đích thực của cuộc sống. Những nghịch lý trong cuộc đời mỗi người không ai có thể lường hết được. Và hai tình huống nghịch lý trong truyện này cũng là một minh chứng để mỗi người biết cách sống tốt hơn, sống đẹp hơn.

Mong ước cuối cùng của Nhĩ không thể thực hiện được. Anh nhìn ra ngoài cửa sổ một cách xa xăm, đầy mê say. Anh mãi mê hướng mắt theo cánh buồm. Hành động cuối cùng của Nhĩ: “đu mình ra ngoài cửa sổ, đưa bàn tay ra ngoài vẫy vẫy như đang ra hiệu cho một ai đó” có vẻ kỳ quặc. Nhưng có thể Nhĩ đang nôn nóng thúc giục con trai mình hãy nhanh chóng để lỡ chuyến đò; hay đó là một sự đánh thức con người hãy sống khẩn trương, sống có ích, đừng sống vô bổ và tránh xa những cái “vòng vèo”, “chùng chình” trong cuộc đời. Nhưng rồi con đò cũng cập bến và Nhĩ cũng ra đi trong nổi niềm tiếc nuối, ân hận.

“Bến quê” nơi neo đậu cuối cùng của mỗi con người. Nhĩ đã mãi mãi vào cõi vĩnh hằng nhưng trong anh còn chứa bao tiếc nuối. Hoàn cảnh đặc biệt đã đánh thức Nhĩ để anh nhận ra được những giá trị gần gũi, bình dị của quê hương, để anh thêm yêu quê hương mình. Con người ta ai cũng thế, bao lần vấp ngã trên đường đời nhưng chủ yếu là họ có vực dậy mà đi tiếp không.

Nhân vật Nhĩ trong truyện đã theo duổi những ước mơ xa vời nơi chân trời tươi đẹp nhưng anh lại đánh mất hình ảnh của quê hương, của người thân. Đến lúc Nhĩ nhận ra mọi sự việc thì đã quá muộn màng. Cuộc sống đối với Nhã chỉ toàn là vô vị chỉ khi cuối đời thì phần người chang chứa thi vị trong anh mới thực sự rõ nét. Dù mãi mãi lìa xa quê hương nhưng anh được nằm dưới khoảng đất yêu thương của quê mình, được đất mẹ che chở đến ngàn thu, đây cũng là một niềm hạnh phúc.

Truyện ngắn “Bến quê” khép lại để cho người đọc cảm thấy ngậm ngùi cho cuộc đời một con người. Nhưng bài học triết lý sâu xa của truyện còn âm ỉ mãi. Trong cuộc sống có bao lần ta mắc phải cái “vòng vèo”, “chùng chình” của đường đời, hãy sống sao cho thật có ích, phải biết trân trọng những giá trị gần gũi, bình dị của quê hương bởi lẽ dù cho ta có đi đến nơi nào thì quê hương vẫn là điểm dừng chân cuối cùng của cuộc đời mỗi con người.

 


Bài giải liên quan

Bài học liên quan

Từ khóa phổ biến