Ánh trăng - Nguyễn Duy


Phân tích biểu tượng của hình ảnh: đầu súng trăng treo trong Đồng chí - Chính Hữu và hình ảnh ánh trăng trong Ánh trăng - Nguyễn Duy.

Trong đêm phục kích giữa rừng, bên cạnh hình ảnh thực là súng, là nhiệm vụ chiến đấu tạo nên con người chiến sĩ thì cái mộng, cái trữ tình là trăng. Hình ảnh trăng tạo nên con người thi sĩ. Hình ảnh chiến sĩ, thi sĩ hài hòa với nhau trong cuộc đời người lính cách mạng.


Bằng hình ảnh trăng hiện ra đột ngột giữa khung cảnh thành phố, bài thơ như một lời tự nhắc nhở của tác giả về những năm tháng gian lao đã qua của cuộc đời người lính gắn bó với thiên nhiên, đất nước bình dị, hiền hòa. Hãy phân tích bài thơ Ánh trăng của

Bằng nghệ thuật nhân hóa, Nguyễn Duy đã khắc họa vẻ đẹp tình nghĩa, thủy chung của trăng với đời lính. Tác giả gắn bó với trăng trong những năm dài kháng chiến khi còn là người lính.


Cảm nhận của em về đoạn thơ sau trong bài Ánh trăng của Nguyễn Duy : Từ hồi về thành phố …cho ta giật mình.

Ý nghĩa đoạn thơ nằm trong mạch trôi chảy tự nhiên, nhịp nhàng theo lời kể, có khi trầm lắng, biểu hiện suy tư, giọng điệu tâm tình tự nhiên như một lời tự nhắc nhở, đồng thời cũng là một sự chia sẻ, gợi nhắc với mọi người.


Cảm nhận bài thơ Ánh trăng của Nguyễn Duy.

Lời thơ không triết lý, chau chuốt nhưng đã để lại trong lòng người đọc dòng suy nghĩ về nhân tình thế thái; quá khứ và hiện tại luôn song hành nhắc nhở hoàn thiện mỗi con người; chính nghệ thuật dùng sự hồi tưởng, tự đấu tranh, suy nghĩ trong nội tâm con người đã làm nên thành công, khiến bài thơ còn mãi với thời gian.


Phân tích bài thơ Ánh trăng của Nguyễn Duy

Bài thơ “Ánh trăng” in trong tập thơ cùng tên, được Nguyễn Duy sáng tác vào nãm 1978, tại thành phố Hồ Chí Minh. Bài thơ ca ngợi vầng trăng tri kỉ của tuổi thơ, của người lính một thời trận mạc, đồng thời gợi nhắc mọi người biết sống ân nghĩa thủy chung, giữ tròn đạo lí tốt đẹp.


Bình giảng bài thơ Ánh trăng của Nguyễn Duy (bài 1)

Ánh trăng là một bài thơ hay. Thể thơ năm chữ được vận dụng sáng tạo, tài hoa. Sự phong phú vần điệu, ngôn ngữ trong sáng, giọng thơ tâm tình vừa hướng nội vừa hướng ngoại. Nhà thơ tâm sự với người đọc những sâu kín nhất nơi lòng mình. Chất triết lí thâm trầm được diễn tả qua hình tượng ánh trăng đã tạo nên giá trị tư tưởng và nghệ thuật của bài thơ.


Bình giảng bài thơ Ánh trăng của Nguyễn Duy (bài 2)

Ánh trăng của Nguyễn Duy gây được nhiều xúc động đối với nhiều thế hệ độc giả bởi cách diễn tả bình dị như những lời tâm sự, lời tự thú, lời tự nhắc nhở chân thành. Giọng thơ trầm tĩnh, sâu lắng. Tứ thơ bất ngờ, mới lạ. Ánh trăng còn mang ý nghĩa triết lí về sự thủy chung khiến người đọc phải giật mình suy nghĩ, nhìn lại chính mình để sống đẹp hơn, nghĩa tình hơn.


Bình giảng bài thơ Ánh trăng của Nguyễn Duy (bài 3)

Trăng là đề tài muôn thuở của thi ca. Với ánh sáng huyền diệu, với chu kì tròn, khuyết lạ lùng, trăng đã gợi cho các thi nhân cổ kim nhiều ý tưởng sâu xa. Nguyễn Duy là nhà thơ lớn lên từ đồng quê, trăng như một ám ảnh. Rồi xê dịch với thời gian, với không gian, trăng vẫn đeo đuổi nhà thơ và thế là thành thơ, thành triết lí


Hình thức hay là hình thức sáng tạo, sinh động, phù hợp nhất nội dung, có sức biểu hiện nội dung hùng hồn nhất, gây được ấn tượng sâu sắc nhất. Phân tích bài thơ Ánh trăng để làm sáng tỏ nhận định trên

Ánh trăng là sự kết hợp hài hòa giữa hình thức và nghệ thuật. Đặc biệt, hình thức bài thơ với hình ảnh thơ đặc sắc giàu ý nghĩa biểu tượng “ánh trăng” cùng câu từ, giọng điệu... đã thể hiện trọn vẹn nội dung tư tưởng giàu giá trị nhân văn của tác phẩm.


Cảm nhận của em về đoạn thơ: ...Từ hồi … giật mình (Ánh trăng – Nguyễn Duy )

Bài thơ giống như một câu chuyện riêng, một câu chuyện ân tình giữa người với trăng. Sự kết hợp giữa yếu tố tự sự và trữ tình tạo nên giọng điệu tâm tình cho cả bài thơ.


Phút thoáng giật mình của tác giả có phải cũng là phút thoáng giật mình của người đọc? Phân tích khổ thơ cuối bài Ánh trăng của Nguyễn Duy để làm sáng tỏ nhận định trên

Không trách móc hờn giận sự tình của con người, ánh trăng vẫn lặng lẽ soi bước ta đi. Trăng hiền hoà và bao dung như chính đồng bào, dân tộc ta vậy.


Trong bài thơ Ánh trăng của Nguyễn Duy, khổ thơ nào để lại trong em nhiều ấn tượng nhất? Viết đoạn văn nêu rõ lí do?

Khoảng trời xưa hồi sinh, đưa Nguyễn Duy trở về với năm tháng đã qua cùng với sông, với đồng, với rừng... Nhà thơ tiếc nuối quá khứ, khao khát mong gặp lại cảm giác thân thuộc ngày xưa.


Bình giảng bài thơ Ánh trăng của Nguyễn Duy.

Ánh trăng của Nguyễn Duy gây được nhiều xúc động đối với nhiều thế hệ độc giả bởi cách diễn tả bình dị như những lời tâm sự, lời tự thú, lời tự nhắc nhở chân thành. Giọng thơ trầm tĩnh, sâu lắng.


Phân tích bài thơ Ánh trăng của Nguyễn Duy ( bài 2).

Thể thơ năm chữ được vận dụng sáng tạo, tài hoa. Sự phong phú vần điệu, ngôn ngữ trong sáng, giọng thơ tâm tình vừa hướng nội vừa hướng ngoại. Nhà thơ tâm sự với người đọc những sâu kín nhất nơi lòng mình.


Ánh trăng của Nguyễn Duy gợi cho em những cảm nghĩ gì?

Dường như chẳng bao giờ Nguyễn Duy không mang trong mình nỗi niềm hướng về quá khứ, hướng về cội nguồn. Nó cho thấy một thái độ sống đẹp đẽ, thuỷ chung.


Phân tích bài thơ Ánh trăng của Nguyễn Duy ( bài 3).

Ánh trăng là một bài thơ hay. Thể thơ năm chữ được vận dụng sáng tạo, tài hoa. Sự phong phú vần điệu, ngôn ngữ trong sáng, giọng thơ tâm tình vừa hướng nội vừa hướng ngoại. Nhà thơ tâm sự với người đọc những sâu kín nhất nơi lòng mình.


Suy nghĩ của em về bài thơ “Ánh trăng” của Nguyễn Duy

Không biết tự bao giờ trăng đã trở thành nàng thơ ,thành người bạn tri âm tri kỉ của biết bao tâm hồn thi sĩ .Với ánh sáng huyền diệu ,với chu kì tròn khuyết lạ lùng, trăng đã gợi cho các thi nhân cổ kim nhiều thi tứ .Trong miền thơ mênh mang ấy,“Ánh trăng ”của Nguyễn Duy như một lời tâm sự chân thành,đã neo lại trong tâm hồn người đọc những tâm trạng riêng,những suy ngẫm riêng giàu trăn trở .


Phân tích bài thơ “Ánh trăng” của Nguyễn Duy_bài 1

Nguyễn Duy thuộc thế hệ làm thơ trưởng thành trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước.Vừa mới xuất hiện, Nguyễn Duy đã nổi tiếng với bài “Tre Việt Nam”. Bài “Hơi ấm ổ rơm” của ông đã từng đoạt giải hưởng báo Văn nghệ. “Ánh trăng” cũng là một trong những bài thơ được nhiều độc giả yêu thích bởi tình cảm chân thành, sâu sắc, tứ thơ bất ngờ mới lạ.


Phân tích bài thơ Ánh trăng của Nguyễn Duy. ngữ văn lớp 9

Cát trắng và Ánh trăng là hai tập thơ của Nguyễn Duy, nhà thơ trưởng thành trong kháng chiến chống Mĩ. Một hồn thơ tươi trẻ tỏa mát bóng tre, như con sóng vỗ dòng sông thơ ấu phảng phất hương vị đồng quê:


Bình giảng bài thơ Ánh trăng của Nguyễn Duy, ngữ văn lớp 9

Nguyễn Duy thuộc thế hệ làm thơ trưởng thành trong cuộc kháng chiến chống Mĩ. Vừa mới xuất hiện, Nguyễn Duy đã nổi tiếng với bài thơ Tre Việt Nam. Bài Hơi ấm Ổ rơm của anh đã từng đoạt giải thưởng báo Văn Nghệ.


Bình giảng bài thơ Ánh trăng của Nguyễn Duy bài số 2

Trăng là đề tài muôn thuở của thi ca. Với ánh sáng huyền diệu, với chu kì tròn, khuyết lạ lùng, trăng đã gợi cho các thi nhân cổ kim nhiều ý tưởng sâu xa. Nguyễn Duy là nhà thơ lớn lên từ đồng quê, trăng như một ám ảnh.


Bài học tiếp theo

Làng - Kim Lân
Lặng lẽ Sa Pa - Nguyễn Thành Long
Cố hương - Lỗ Tấn
Những đứa trẻ - Mác-xim Go-rơ-ki
Bàn về đọc sách - Chu Quang Tiềm
Tiếng nói của văn nghệ - Nguyễn Đình Thi
Chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới - Vũ Khoan
Chó sói và cừu trong thơ ngụ ngôn của La Phông-ten - Hi-pô-lít Ten
Con cò - Chế Lan Viên
Mùa xuân nho nhỏ - Thanh Hải

Bài học bổ sung

Bài học liên quan

Từ khóa phổ biến