Lý thuyết trùng kiết lị và trùng sốt rét

Trùng kiết lị giống trùng biến hình, chí khác ở chồ chân giả rất ngắn. Bào xác trùng kiết lị (hình 6.1) theo thức ăn, nước uống vào ống tiêu hoá người.


I. TRÙNG KIẾT LỊ.

Trùng kiết lị giống trùng biến hình, chí khác ở chồ chân giả rất ngắn. Bào xác trùng kiết lị (hình 6.1) theo thức ăn, nước uống vào ống tiêu hoá người. Đến ruột, trùng kiết lị chui ra khỏi bào xác, gây các vết loét ở niêm mạc ruột rồi nuốt hồng cầu ở đó để tiêu hoá chúng (hình 6.2) và sinh sản rất nhanh. Bệnh nhân đau bụng, đi ngoài. phân có lẫn máu và chất nhày như nước mũi. Đó là triệu chứng bệnh kiết lị.

II - TRÙNG SỐT RÉT
1. Cấu tạo và dinh dưỡng
- Trùng sốt rét thích nghi với kí sinh trong máu người, trong thành ruột và tuyến nước bọt của muỗi Anôphen. Chúng có kích thước nhò. không có bộ phận di chuyên và các không bào, hoạt động dinh dưỡng đểu thực hiện qua màng tế bào.
2. Vòng đời
Trùng sốt rét do muỗi Anôphen (hình 6.3) truyền vào máu người. Chúng chui vào hổng cầu để kí sinh và sinh sàn cùng lúc cho nhiều trùng sốt rét mới. phá vỡ hổng cẩu chui ra và lại chui vào nhiều hồng cầu khác, tiếp tục chu trình huỷ hoại hồng cầu (cứ sau 48 giờ một lần với trùng sốt rét thường gặp, gây ra bệnh sốt
rét cách nhật) (hình 6.4).

3. Bệnh sốt rét ở nước ta
Trước cách mạng Tháng Tám. bệnh sốt rét rất trầm trọng ở nước ta. Nhờ kế hoạch xoá bỏ bệnh sốt rét do Viện sốt rét Côn trùng và Kí sinh trùng chú trì, cân bệnh nguy hiểm này đã bị đẩy lùi dần, dù thỉnh thoảng bệnh vẫn còn bột phát ở một số vùng.

Bài giải tiếp theo
Bài 1 trang 25 SGK Sinh học 7
Đánh dấu (✓) vào ô trống ứng với ý trả lời đúng cho các câu hỏi sau.
Thảo luận nhóm và ghi kết quả vào bảng sau.
Bài 2 trang 25 SGK Sinh học 7
Bài 3 trang 25 SGK Sinh học 7
TRÙNG SỐT RÉT