Lý thuyết phép trừ và phép chia

Cho hai số tự nhiên a và b.


Phép trừ hai số tự nhiên

Cho hai số tự nhiên a và b. Nếu có số tự nhiên x mà b  + x = a thì ta có phép trừ a - b = x. Số a gọi là số bị trừ, số b là số trừ, số x là hiệu số.

Lưu ý: 

- Nếu b + x = a thì x = a - b và b = a - x.

- Nếu x = a - b thì b + x = a và b = a - x.

- Điều kiện để thực hiện được phép trừ là số bị trừ phải lớn hơn hay bằng số trừ.

Phép chia hai số tự nhiên

Cho hai số tự nhiên a và b, với b ≠ 0. Nếu có số tự nhiên x mà b . x = a thì ta có phép chia hết a : b = x.

Số a gọi là số bị chia, số b là số chia, số x là thương.

Lưu ý:

- Nếu b . x = a thì x = a : b nếu b ≠ 0 và b = a : x nếu x ≠ 0.

- Nếu x = a : b thì b . x = a và nếu a ≠ 0 thì b = a : x.

Phép chia có dư

Cho hai số tự nhiên a và b, với b ≠ 0, ta luôn tìm được hai số tự nhiên q và r sao cho a = bq + r, trong đó 0 ≤ r < b.

Khi r ≠ 0 ta nói rằng ta có phép chia có dư với a là số bị chia, b là số chia, q là thương, r là số dư.

Lưu ý:  Số chia bao giờ cũng khác 0.

Bài giải tiếp theo
Bài 41 trang 22 SGK Toán 6 tập 1
Bài 42 trang 23 SGK Toán 6 tập 1
Bài 43 trang 23 SGK Toán 6 tập 1
Bài 44 trang 24 SGK Toán 6 tập 1
Bài 45 trang 24 SGK Toán 6 tập 1
Bài 46 trang 24 SGK Toán 6 tập 1
Bài 47 trang 24 SGK Toán 6 tập 1
Bài 48 trang 24 SGK Toán 6 tập 1
Bài 49 trang 24 SGK Toán 6 tập 1
Bài 50 trang 24 SGK Toán 6 tập 1

Bài học bổ sung
Bài 44 trang 24 SGK Toán 6 tập 1

Video liên quan



Bài học liên quan