Khái niệm về văn nghị luận

Lí lẽ và dẫn chứng là bản chất của văn nghị luận.Trong văn nghị luận cũng có yếu tố biểu cảm, miêu tả, tự sự (chiếm một tỉ lệ hẹp).


1. Các khái niệm

a. Có 2 loại Văn nghị luận: Nghị luận chính trị, xã hội và Nghị luận văn chương.

-  Bài "Đức tính giản dị của Bác Hồ” (Phạm Văn Đồng) là bài nghị luận xã hội.

-  Bài “Sự giàu đẹp của tiếng Việt" (Đặng Thai Mai) là bài nghị luận văn chương.

b. Các kiểu bài - thao tác về văn nghị luận

-   Chứng minh.

-   Giải thích.

-   Bình luận.

-   Nghị luận hỗn hợp.

c. Các khái niệm

*  Luận đề là gì? - Là vấn để bàn luận, chủ để bàn luận.

Ví dụ          

-  Ánh sáng cho phòng học.

-  Nước sạch cho đô thị.

-  Tình bạn của tuổi thơ.

-  v.v...

*  Luận điểm là gì?

-  Là điểm quan trọng, ý chính được nêu ra và bàn luận (Từ điển từ Hán Việt - Phan Văn Các).

-   Là những ý kiến, quan điểm chính mà người nói, người viết nêu ra ở trong bài. (Ngữ văn 8, tr.75, tập 2).

-  Phải có nhiều luận điểm mới giải đáp được luận đề nêu ra.

*  Luận cứ là gì?

-  Là căn cứ để lập luận, chứng minh hoặc bác bỏ (Từ điển từ Hán Việt - Phan Văn Các).

*  Luận chứng là gì?

-   Sách  “Từ điển Hán Việt” của Phan Văn Các đã định nghĩa như sau:

+ Nghĩa 1: Là chứng cớ làm chỗ dựa cho lập luận  (Luận chứng đầy đủ và chính xác).

+ Nghĩa 2: Sự chứng minh một phán đoán là đúng hay không, dựa trên phán đoán đã biết là đúng. (Bản luận chứng).

*  Lập luận như thế nào?

-  Lập luận là cách trình bày lí lẽ.

-  Lí lẽ phải sắc bén; lập luận phải chặt chẽ, giọng văn đanh thép hùng hồn. Có lúc là lời gan ruột, tâm huyết.

2. Bản chất của văn nghị luận

Lí lẽ và dẫn chứng là bản chất của văn nghị luận.

Trong văn nghị luận cũng có yếu tố biểu cảm, miêu tả, tự sự (chiếm một tỉ lệ hẹp).

Bài giải tiếp theo
Trình bày luận điểm trong văn nghị luận
Câu cảm thán trang 43 SGK Ngữ Văn 8
Luyện tập Câu cảm thán trang 44 SGK Ngữ Văn 8
Soạn bài Câu trần thuật trang 45 SGK Ngữ Văn 8
Luyện tập Câu trần thuật trang 46 SGK Ngữ Văn 8
Câu phủ định trang 52 SGK Ngữ Văn 8
Luyện tập Câu phủ định trang 53 SGK Ngữ Văn 8

Bài học bổ sung
Trình bày luận điểm trong văn nghị luận

Video liên quan