Câu phủ định trang 52 SGK Ngữ Văn 8
Nội dung bị phủ định trong câu phủ định thứ nhất được thể hiện trong câu nói của ông thầy bói sờ vòi
1. a) Các câu (b), (c), (d) khác với câu (a) ở các từ ngữ phủ định không, chưa, chẳng.
b) Câu (a) dùng đế khẳng định việc “Nam đi Huế” là có diễn ra, còn câu (b), (c), (d) dùng để phủ định sự việc đó, tức là việc “Nam đi Huế" không diễn ra.
2. a) Những câu có từ ngữ phủ định (câu phủ định) trong đoạn trích:
Không phải, nó chần chẫn như cái đòn càn.
Đâu có!
Nội dung bị phủ định trong câu phủ định thứ nhất được thể hiện trong câu nói của ông thầy bói sờ vòi (Tưởng con voi thế nào, hóa ra nó sun sun như con đỉa).
Nội dung bị phủ định trong câu phủ định thứ nhất (Đâu có) được thể hiện trong cả câu nói của ông thầy bói sờ vòi (Tưởng con voi thế nào hóa ra nó sun sun như con đỉa) và ông thầy bói sờ ngà (Nó chần chẫn như cái đòn càn).
Như vậy, nếu câu nói của ông thầy bói sờ ngà (câu phủ định thứ nhất) chỉ phủ định ý kiến, nhận định của một người (của ông thầy bói sờ vòi) thì câu nói của ông thầy bói sờ tai (câu phủ định thứ hai) phủ định ý kiến nhận định của hai người mà chủ yếu là của ông thầy bói sờ ngà.
Hai câu phủ định trên nhằm đế phản bác một ý kiến, nhận định của người đối thoại, vì vậy được gọi là câu phủ định bác bỏ.
Search google: "từ khóa + timdapan.com" Ví dụ: "Câu phủ định trang 52 SGK Ngữ Văn 8 timdapan.com"