Phân tích giá trị của việc sử dụng từ địa phương trong câu thơ sau: Nỗi niềm chi rứa Huế ơi. Mà mưa xối xả trắng trời Thừa Thiên - Tố Hữu

Việc sử dụng từ ngữ địa phương trong hai câu thơ trên vừa tạo ra màu sắc địa phương vừa tạo được âm điệu ngọt ngào cho câu thơ điều gợi lên cái hồn của xứ Huế thiết tha, nồng thắm.


Nỗi niềm chi rứa Huế ơi!

Mà mưa xối xả trắng trời Thừa Thiên.

                                       (Tố Hữu)

Viết về xứ Huế, ngoài thể thơ lục bát truyền thống, nhà thơ Tố Hữu đã lựa chọn sử dụng những từ ngữ địa phương của xứ sở mộng và thơ này để làm tăng giá trị biểu đạt cho thi phẩm của mình.

Từ địa phương trong hai câu thơ trên là "chi" và "rứa". Trong tiếng toàn dân, hai từ này có nghĩa là "gì", "thế" - "vậy". Câu thơ được hiểu là: "Nổi niềm gì thế (vậy) Huế ơi! / Mà mưa xối xả trắng trời Thừa Thiên". Từ địa phương trước hết tạo nên màu sắc xứ Huế cho câu thơ. Thơ viết về Huế và từ ngữ cùng đặc trưng cho xứ Huế. Không chỉ vậy, hai từ "chi rứa" rất nhẹ nhàng, đằm thắm. Nó lại nằm trong một lời hỏi thăm "Huế ơi!" bởi vậy, càng làm câu thơ trở nên thiết tha, gợi niềm xúc động. Âm "r" trong từ "rứa" là một âm rung, hai từ "chi rứa" tạo cho lòng người bao niềm rung cảm.

Có thể nói, việc sử dụng từ ngữ địa phương trong hai câu thơ trên vừa tạo ra màu sắc địa phương vừa tạo được âm điệu ngọt ngào cho câu thơ điều gợi lên cái hồn của xứ Huế thiết tha, nồng thắm.



Từ khóa phổ biến

nỗi niềm chi rứa huế ơi