Vẻ đẹp của các nhân vật Tnú, cụ Mết, Dít, bé Heng trong truyện ngắn Rừng xà nu của Nguyễn Trung Thành

Rừng xà nu là một truyện ngắn nhưng có giá trị như một cuốn tiểu thuyết lớn. Rừng xà nu được coi là một bản anh hùng ca của đồng bào dân tộc Tây Nguyên nói riêng và của dân tộc ta nói chung trong thời đại kháng chiên chống Mĩ cứu nước.


1. Giới thiệu khái quát về nhà văn Nguyễn Trung Thành và truyện ngắn Rừng xà nu.

Nguyễn Trung Thành tên thật là Nguyễn Văn Báu sinh ngày 5/9/1932, quê ở huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam. Nguyễn Trung Thành tham gia cả hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mĩ cứu nước của dân tộc ta. Trong cả hai cuộc kháng chiến, Nguyễn Trung Thành gắn bó thân thiết với chiến trường Tây Nguyên. Ông gần gũi, hiểu biết cuộc sống và tinh thần quật cường, bất khuất, yêu tự do, quý cách mạng của nhân dân các dân tộc ít người trên mảnh đất này của Tổ quốc. Đó là nguyên nhân quan trọng đưa đến sự thành công của tiểu thuyết đầu tay “Đất nước đứng lên” (viết trong thời kì kháng chiến chống Pháp) và đặc biệt đó là sự thành công rất lớn của Nguyễn Trung Thành trong truyện ngắn Rừng xà nu (viết trong thời kì kháng chiến chống Mĩ cứu nước - 1965).

Rừng xà nu là một truyện ngắn nhưng có giá trị như một cuốn tiểu thuyết lớn. Rừng xà nu được coi là một bản anh hùng ca của đồng bào dân tộc Tây Nguyên nói riêng và của dân tộc ta nói chung trong thời đại kháng chiên chống Mĩ cứu nước. Truyện đã xây dựng nổi bật hình tượng những nhân vật đẹp và mỗi nhân vật đều có ý nghĩa biểu tượng riêng như nhân vật cụ Mết, Tnú, Dít, bé Heng.

2.    Vẻ đẹp của từng hình tượng nhân vật và ý nghĩa tư tưởng của các hình tượng nhân vật đó trong Rừng xà nu.

Tnú, Dít, cụ Mết, bé Heng là những hình tượng nhân vật đẹp, nổi lên trong bối cảnh hùng vĩ và trang nghiêm của truyện. Mỗi hình tượng có vẻ đẹp riêng và đều mang ý nghĩa tư tưởng sâu sắc.

a)  Tnú:

-  Tnú là một nhân vật anh hùng, người con quang vinh của làng Xô Man, dân tộc Strá đã được Nguyễn Trung Thành khắc họa bằng những đường nét độc đáo, giàu chất sử thi.

- Tnú là nhân vật tiêu biểu cho số phận và con đường đi lên của các dân tộc Tây Nguyên.

Cuộc đời của Tnú là một cuộc đời đầy đau khổ, đầy bất hạnh, mang đậm bi kịch nhưng Tnú đã từng bước đứng lên, đi đến với lí tưởng cách mạng và trở thành một nhân vật anh hùng cũng giống như cuộc đời, số phận đầy đau khổ, cay đắng, tủi hờn, với biết bao hi sinh mất mát của dân làng Xô Man nói riêng và của đồng bào dân tộc Tây Nguyên nói chung, như ngày nào đạn đại bác của giặc cũng bắn phá rừng xà nu, thằng Dục khát máu đã “treo cổ anh Xút lên cây vả đầu làng”, “giết bà Nhan, chặt đầu cột tóc treo đầu xúng”, tra tấn đánh đập mẹ con Mai cho đến chết... Thế nhưng dân làng Xô Man nói riêng và đồng bào dân tộc Tây Nguyên nói chung vẫn không hề gục ngã, không hề khuất phục kẻ thù, vẫn từng bước đi lên dưới ánh sáng của lí tưởng cách mạng. Chính vì vậy ta còn có thể nói: nhân vật Tnú là nhân vật tiêu biểu cho số phận và con đường đi lên của các dân tộc Tây Nguyên.

-     Tnú là một con người biết vượt lên mọi đau đớn và bi kịch cá nhân để sống, từng bước đi đến với cách mạng và trở thành một nhân vật anh hùng.

+ Tnú mồ côi cha mẹ từ nhỏ, lớn lên nhờ sự cưu mang của dân làng Xô Man, Tnú phải chứng kiến cảnh vợ con bị giặc đánh đập cho đến chết, bị bọn giặc bắt và tra tấn dã man, nhưng Tnú vẫn vượt qua những bi kịch đó để từng bước đi lên cùng cách mạng.

+ Tnú đến với cách mạng từ lúc còn nhỏ, khi Tnú cùng với Mai đi làm liên lạc cho anh Quyết (người Đảng). Tuy còn nhỏ, nhưng Tnú đã là một đứa trè gan lì, lanh lợi. Khi làm liên lạc cho anh Quyết từ xã về huyện, Tnú không bao giờ đi đường mòn “ giặc vây các ngả  đường, nó leo lên một cây cao nhìn quanh một lượt rồi xé rừng mà đi, lọt tất củ các vòng vây. Qua sông, nó không thích chỗ nước êm, cứ lựa chỗ thác mạnh mà bơi ngang, vượt lên trên mặt nước, cỡi lên thác băng băng như một con cá kình". Có lần Tnú bị bọn giặc bắt, tra tấn dã man, chúng hỏi Tnú: “Cộng sản ở đâu”, Tnú đã hiên ngang chỉ tay vào bụng mình và dõng dạc nói với kẻ thù rằng: "Cộng sản ở đây nè”. Tính cách hiên ngang, anh hùng đó của Tnú được phát huy cao độ khi Tnú trưởng thành. Lúc lao ra cứu mẹ con Mai, Tnú đã bị bọn giặc bắt, chúng đã dùng giẻ tẩm nhựa xà nu quấn lên đầu ngón tay của Tnú rồi châm lửa đốt, mười ngón tay của Tnú đã trở thành mười ngọn đuốc, nhưng “Tnú nhắm mắt lại, rồi mở mắt ra, trừng trừng”, “Tnú không thèm, không thèm kêu van”. Sau đó, mỗi ngón tay của Tnú chỉ còn lại hai đốt, nhưng Tnú vẫn xung phong “đi lực lượng” để trả thù cho quê hương và gia đình ...

-     Tnú có tính kỉ luật rất cao: tuy rất nhớ nhà, nhớ quê hương nhưng phải được cấp trên cho phép mới về và về cũng chỉ đúng một đêm như qui định trong giấy phép. Khi về tới làng, Tnú bị Dít (em ruột của Mai - vợ của Tnú) hỏi giấy, Tnú vẫn xuất trình giấy phép một cách nghiêm túc mà không hề châm chọt, giễu cợt Dít.

-     Tnú là một con người giàu lòng yêu thương. Tnú là đứa con chung của dân làng Xô Man, nên Tnú yêu thương tất cả dân làng. Điều mà gợi cho Tnú nhớ nhất về làng là tiếng giã gạo của quê hương. Khi trở về làng, Tnú “nhận ra tiếng chài giã gạo của làng anh ” và "bây giờ anh chợt hiểu ra rằng hình như cái mà anh nhớ nhất ở làng, nỗi nhớ day dứt lòng anh suốt ba năm nay chính là tiếng chày đó, tiếng chày chuyên cần, rộn rã của những người đàn bà và những cô gái Strá, của mẹ anh ngày xa xưa, của Mai, của Dít, từ ngày lọt lòng anh đã nghe tiếng chày ấy

rồi". Hơn nữa, Tnú còn là một người rất mực yêu thương vợ con. Vì quá yêu vợ thương con nên Tnú không thể chịu nổi khi nhìn cảnh vợ, con bị bọn giặc đánh đập một cách tàn nhẫn. Bất chấp nguy hiểm, bằng sức mạnh của lòng yêu thương  căm thù, Tnú đã hét lên một tiếng dữ đội, nhảy xô vào giữa bọn lính và quật 3 gã tên lính đang cầm thanh sắt đánh mẹ con Mai, rồi ôm mẹ con Mai vào lòng.

b)  Dít:

Dít xuất hiện không nhiều trong câu chuyện nhưng lại hiện thân và là sự tiếp nối của Mai. Ở Dít, nổi bật lên là một tình cảm trong sáng, sâu sắc nhưng lặng lẽ và kín đáo. Tính nguyên tắc có phần cứng nhắc của một cán bộ chính trị ở tuổi mới lớn (khi Dít hỏi giấy phép của Tnú) ta có thể thông cảm, nhưng đằng sau thái độ lạnh lùng, ngôn ngữ có vẻ gay gắt (“không có giấy, trốn về thì không được, ủy ban phải bắt thôi”) là những tình cảm thầm kín ẩn trong cái nhìn rất sâu với Tnú bằng mội đôi mắt mở to, bình thản, trong suốt. Và sau nữa, ở cuối câu chuyện là lúc tiễn đưa: “Ba người (Tnú, cụ Mết và Dít) đứng ở đấy nhìn ra xa. Đến hút tầm mắt cũng không gì khác ngoài những rừng xà nu nối tiếp chạy đến chân trời”. Biết bao nhiêu tình cảm được thể hiện trong cái “ nhìn ra xa" ấy.

c)  Cụ Mết:

Cụ Mết là biểu tượng cho sức mạnh tinh thần và vật chất có tính truyền thống và cội nguồn của miền núi Tây Nguyên và của các dân tộc Tây Nguyên.

Linh hồn của cuộc chiến đấu là nhân vật người Đảng - cán bộ Quyết - nhưng người tổ chức và điều hành, người cổ động và góp phần quan trọng để dẫn dắt là cụ Mết. Cụ Mết là đại diện của quần chúng, là gạch nối giữa Đảng và đồng bào dân tộc. Hình ảnh cụ Mết trong đoạn cuối thể hiện rất rõ vị trí của con người này:

“Thế là bắt đầu rồi. Đốt lửa lên! tất cả người già, người trẻ, người đàn ông, người đàn bà, mỗi người phủi lấv một cầy dao, một cây mác, một cây dụ, một cây rựa. Ai không có thì vót chông, năm trăm cây chông. Đốt lửa lên!”.

d)  Bé Heng:

Bé Heng xuất hiện nhiều ở phần đầu câu chuyện, đóng vai hướng dẫn Tnú trở về.

Bé Heng là hình ảnh tượng trưng cho lứa cây xà nu mới lớn, còn mang trong mình bao sinh lực và nhựa sống, hứa hẹn sẽ trở thành những cây xà nu mạnh mẽ và bất tử.


Bài học bổ sung


Bài giải liên quan

Bài học liên quan

Từ khóa phổ biến

cụ mết n