Bài 6: Luyện tập

Giải bài tập 1, 2, 3, 4 trang 8 VBT toán 5 bài 6: Luyện tập với lời giải chi tiết và cách giải nhanh, ngắn nhất


Bài 1

Viết phân số thập phân thích hợp vào chỗ chấm dưới mỗi vạch của tia số :

Phương pháp giải:

Quan sát tia số rồi điền phân số thích hợp vào chỗ chấm. 

Lời giải chi tiết:


Bài 2

Chuyển phân số thành phân số thập phân :

\( \displaystyle {9 \over 4} =  \ldots  =  \ldots \)                        \( \displaystyle {{11} \over {20}} =  \ldots  =  \ldots \)

\( \displaystyle {{15} \over 2} =  \ldots  =  \ldots\)                      \( \displaystyle {2 \over {500}} =  \ldots  =  \ldots \)

\( \displaystyle {{18} \over {30}} =  \ldots  =  \ldots \)                      \( \displaystyle {4 \over {400}} =  \ldots  =  \ldots \)

Phương pháp giải:

Nhân hoặc chia cả tử số và mẫu số của các phân số đã cho với một số thích hợp để được phân số thập phân có mẫu số là \( \displaystyle 10\,;\;;100\,;\; 1000\,;\; ...\). 

Lời giải chi tiết:

\( \displaystyle {9 \over 4} = {{9 \times 25} \over {4 \times 25}} = {{225} \over {100}}\) ;              \( \displaystyle {{11} \over {20}} = {{11 \times 5} \over {20 \times 5}} = {{55} \over {100}}\)

\( \displaystyle {{15} \over 2} = {{15 \times 50} \over {2 \times 50}} = {{750} \over {100}}\) ;           \( \displaystyle {2 \over {500}} = {{2 \times 2} \over {500 \times 2}} = {4 \over {1000}} \)

\( \displaystyle {{18} \over {30}} = {{18:3} \over {30:3}} = {6 \over {10}}\) ;               \( \displaystyle {4 \over {400}} = {{4:4} \over {400:4}} = {1 \over {100}}\)


Bài 3

Chuyển thành phân số thập phân có mẫu số là 100 : 

\(\eqalign{
& {{17} \over {10}} = ............. = .............. \cr 
& {9 \over {25}} = ............. = .............. \cr 
& {{200} \over {1000}} = ............. = ............ \cr 
& {{38} \over {200}} = ............. = ............. \cr} \)

Phương pháp giải:

Nhân hoặc chia cả tử số và mẫu số của các phân số đã cho với một số thích hợp để được phân số thập phân có mẫu là \(100.\)

Lời giải chi tiết:

\(\displaystyle {{17} \over {10}} = {{17 \times 10} \over {10 \times 10}} = {{170} \over {100}}\) ;                      \(\displaystyle {9 \over {25}} = {{9 \times 4} \over {25 \times 4}} = {{36} \over {100}}\)

\(\displaystyle {{200} \over {1000}} = {{200:10} \over {1000:10}} = {{20} \over {100}}\) ;                \(\displaystyle {{38} \over {200}} = {{38:2} \over {200:2}} = {{19} \over {100}}\)


Bài 4

Một lớp học có \(30\) học sinh, trong đó có \( \displaystyle {{90} \over {100}}\) số học sinh thích học môn Toán, \( \displaystyle {{80} \over {100}}\) số học sinh thích học vẽ . Hỏi lớp học đó có bao nhiêu học sinh thích học Toán, bao nhiêu học sinh thích học vẽ?

Phương pháp giải:

- Tìm số học sinh giỏi Toán ta lấy số học sinh cả lớp nhân với \( \displaystyle \dfrac{3}{10}\).

- Tìm số học sinh giỏi Tiếng Việt ta lấy số học sinh cả lớp nhân với \( \displaystyle \dfrac{2}{10}\).

Lời giải chi tiết:

Số học sinh thích học Toán là:

             \( \displaystyle 30 \times {{90} \over {100}} = 27\) (học sinh)

Số học sinh thích học Vẽ là:

             \( \displaystyle 30 \times {{ 80} \over {100}} = 24\) (học sinh)

                               Đáp số: \(27\) học sinh thích học Toán ;

                                            \(24\) học sinh thích học Vẽ.